Câu hỏi: ” Chào bác sĩ, năm nay tôi 30 tuổi mà chưa mọc chiếc răng khôn nào. Trường hợp như tôi không mọc răng khôn là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không? Mong sớm nhận được phản hồi của bác sĩ, cám ơn! ” – Thùy Dung, Vũng Tàu
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào bạn Thùy Dung! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi băn khoăn của mình đến Nha Khoa Đông Nam. Về thắc mắc “không mọc răng khôn là hiện tượng gì? có nguy hiểm không?“, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Mục Lục
I. Không mọc răng khôn là hiện tượng gì?
Răng khôn là răng mọc cuối cùng trên hàm răng, ở độ tuổi từ 18 – 25. Một người bình thường có 4 cái răng khôn, 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới. Tuy nhiên, nếu đã qua độ tuổi mọc răng khôn nhưng chưa thấy chiếc răng này mọc thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Bởi lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra: răng khôn mọc muộn hoặc không mọc.
✦ Răng khôn mọc muộn: Thông thường, răng khôn mọc sớm hay mọc muộn còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có trường hợp phải đến 30 tuổi mới mọc răng khôn nên bạn không cần phải quá lo lắng.
✦ Không mọc răng khôn: Trên thực tế bạn vẫn có răng khôn nhưng những chiếc răng khôn này nằm ẩn sâu trong xương hàm không nhú lên khỏi nướu hoặc do bờ nướu quá dày khiến răng không đủ sức để trồi lên. Chính vì thế mà bạn Thùy Dung không phát hiện ra được.
Bên cạnh đó, một số trường hợp chỉ mọc vài chiếc răng khôn sau đó không mọc nữa cũng rất bình thường chứ không nhất thiết là phải mọc đủ 4 cái răng khôn. Có người chỉ mọc 2 chiếc răng khôn, cũng có người không hề mọc răng khôn.
II. Không mọc răng khôn có nguy hiểm không?
Trong thời đại văn minh hiện nay, nếu răng của bạn chỉ có 28 răng thay vì 32 răng như bình thường thì vẫn là tốt và may mắn vì nếu bạn biết giữ gìn răng kỹ lưỡng thì trong hàm chỉ cần 28 răng là đủ thực hiện chức năng ăn nhai. Hiện nay, tỷ lệ số người không có đủ răng khôn từ 20 – 30% và tỷ lệ số người có răng khôn mọc lệch cũng rất cao (từ 30 – 35%).
Nếu cứ mọc răng đầy đủ thì những răng cuối cùng sẽ không đủ chỗ mọc, có thể gây nên nguy hiểm nếu răng mọc ngầm, mọc lệch ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng kế cận của hàm.
Ngoài ra, răng khôn nằm ở cuối cùng trên cung hàm nên việc vệ sinh khá khó khăn, chiếc răng này thường mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,… Không những gây khó chịu cho khổ chủ mà còn hưởng đến các răng kế cận nếu không điều trị.
Thực tế, nhiều người bị đau nhức vì răng khôn khi đến nha khoa kiểm tra thì chiếc răng này đã làm hư hại răng số 7 quá nhiều dẫn đến phải nhổ bỏ luôn cả 2 vì không thể điều trị giữ lại được nữa.
III. Cách xử lý khi không mọc răng khôn
Trên thực tế không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 chiếc răng khôn, nếu không mọc răng khôn thì bạn có thể xử lý như sau:
– Nếu không thấy răng khôn mọc và mọi hoạt động ăn nhai vẫn diễn ra bình thường, hoàn toàn không bị đau nhức hay cảm thấy khó chịu gì không cần phải quan tâm nhiều đến nó. Việc này còn có thể giúp hạn chế bớt ảnh hưởng của răng khôn tác động đến răng miệng.
– Nếu răng không mọc nhưng phần nướu trong cùng lại hay bị đau nhức âm ỉ, có thể răng khôn đã mọc ngầm dưới nướu, trường hợp này nên đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám và thực hiện nhổ răng khôn mọc lệch, ngầm càng sớm càng tốt.
Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp film kiểm tra cấu tạo của chiếc răng khôn trên cung hàm, hướng mọc răng, răng khôn có bao nhiêu chân và cách thức phù hợp nhất để nhổ răng khôn nhanh chóng, hiệu quả.
Vì răng khôn có vị trí phức tạp, mọc trong cùng cung hàm nơi có nhiều sợi dây thần kinh tồn tại (hàm dưới) nên việc nhổ bỏ sẽ gặp khó khăn. Với sự chuyên nghiệp, tay nghề cao và áp dụng công nghệ nhổ răng bằng sóng siêu âm sẽ giúp việc nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng và an toàn nhất.
Bạn thân mến, hy vọng những giải đáp trên đã cho bạn hiểu rõ về tình trạng “Không mọc răng khôn là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?” để bạn có tâm lý thoải mái hơn.
Nếu còn có điều băn khoăn về tình trạng răng miệng, hãy liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp cơ sở Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình mọc răng của trẻ qua các giai đoạn
- Hôi miệng khi mọc răng khôn và cách khắc phục
- Mọc răng khôn bị đau sốt mấy ngày không không ăn uống được?
Xem thêm kiến thức tổng hợp: