Câu hỏi: “Bác sĩ ơi, mới nhổ răng thì làm sao cho bớt đau ạ? Em nhổ răng số 8 tại nha khoa gần nhà, hôm nay là ngày thứ 2 thì bị sưng má và vẫn còn khó chịu quá. Bác sĩ chỉ em cách khắc phục với. Em cảm ơn ạ.” – Huy Trường (26 tuổi, quận Phú Nhuận, TPHCM).
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào bạn Huy Trường, cảm ơn bạn đã tin tưởng khi gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam. Với thắc mắc làm sao để bớt đau sau khi nhổ răng, chúng tôi xin được chia sẻ như sau:
Thông thường, cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng có thể kéo dài từ 2-3 ngày sau đó sẽ khỏi hẳn. Với mỗi người cơ địa khác nhau thì thời gian lành thương và hết đau sau nhổ răng cũng khác nhau.
1. Các cách giảm đau sau khi nhổ răng
Với trường hợp của bạn, nhổ răng khôn sau ngày thứ 2 vẫn còn khó chịu và bị sưng má là rất bình thường. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để giảm sưng đau nhanh hơn:
Cách 1: Sử dụng thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ
Mới nhổ răng làm sao cho bớt đau thì thông thường bạn cần uống thuốc giảm đau theo toa bác sĩ cho. Đây là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu cảm giác đau nhức khi hết thuốc tê, đặc biệt là đối với những trường hợp nhổ răng khôn.
Bạn hãy uống thuốc theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã ghi trên toa thuốc. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cách 2: Cắn chặt bông gòn
Sau khi nhổ răng, bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân hãy cắn chặt bông gòn ở vùng vết thương nhằm để cầm máu và giảm đau nhức. Bệnh nhân cắn chặt bông gòn khoảng 30 phút sau khi nhổ răng, thậm chí có thể thực hiện cắn bông gòn khoảng 2 tiếng để làm đông máu chỗ răng vừa nhổ.
Cách 3: Chườm đá lạnh
Đây là phương pháp đơn giản nhất để giảm sưng đau sau khi nhổ răng tại nhà. Bạn chỉ cần lấy một túi đá bọc ngoài một lớp vải mỏng và tiến hành chườm vào bên ngoài chỗ răng mới nhổ.
Có thể chườm khoảng 15 – 20 phút và lặp lại nhiều lần để giảm sưng, giảm đau răng do nước đá lạnh có tác dụng gây tê, kích thích xung truyền lên các dây thần kinh dưới chân răng. Sau 2-3 ngày nhổ răng, có thể lấy nước ấm chườm vào chỗ răng nhổ để tiêu sưng.
Cách 4: Chườm nóng
Khoảng 2 ngày sau khi nhổ răng là thời điểm phù hợp để thực hiện chườm nóng. Cách này đem lại hiệu quả khá tốt trong việc kích thích lưu thông máu, giảm sưng và làm tan tụ máu bầm nhanh hơn.
Những gì bạn cần làm là dùng túi chườm ấm và áp sát lên vùng má đang bị sưng đau. Đến khi túi chườm hết ấm thì thay mới, thực hiện liên tục trong 10 – 15 phút sẽ cảm thấy cảm giác sưng đau được xoa dịu đáng kể.
Hãy chú ý điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa phải, tránh chườm quá nóng vì dễ gây bỏng rộp vùng da má.
Cách 5: Chế độ ăn uống hợp lý
Sau khi nhổ răng, phần chân răng đã bị tổn thương nên bạn chỉ nên sử dụng các loại thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như cháo hay súp, có bổ sung thêm các loại rau củ quả và thịt cá xay nhuyễn để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.
Các loại sữa đậu nành hay sữa chua cũng có tác dụng khá tốt, giúp làm giảm đau răng sau khi nhổ hiệu quả và nha tróng.
Cách 6: Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành thương, khiến vết nhổ mau lành hơn, tránh xảy ra viêm nhiễm.
Nên chú ý hạn chế sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, rượu bia… cũng như tuyệt đối không sử dụng nước muối để súc miệng.
2. Lưu ý cần thiết sau khi nhổ răng
a) Không súc miệng bằng nước muối
Sau khi nhổ răng bác sĩ thường khuyến cáo không nên súc miệng bằng nước muối hay các dung dịch súc miệng chuyên dụng nào khác.
Điều này là do đặc tính sát khuẩn cao của nước muối có thể rửa trôi và làm chết các tế bào mới hình thành tại vùng nướu răng vừa nhổ.
Nguy hiểm hơn, khi súc miệng với nước muối rất dễ gây nguy cơ vỡ cục máu đông khiến vết thương chảy máu dai dẳng, khó cầm máu, đau rát làm quá trình hồi phục mất nhiều thời gian hơn.
Để súc miệng với nước muối, dung dịch súc miệng chuyên dụng được an toàn, hiệu quả bệnh nhân nên chờ ít nhất 7 – 10 ngày sau nhổ răng. Lúc này vết thương đã dần ổn định, súc miệng sẽ không bị xuất huyết hay gặp ảnh hưởng xấu nào nữa.
b) Chế độ ăn uống phù hợp
Không nên ăn uống gì trong 4 – 5 tiếng sau nhổ răng để không gây tác động làm vết thương dễ chảy nhiều máu.
Khi không còn chảy máu nữa có thể ăn uống nhẹ các món mềm, loãng như cháo, súp, uống sữa, sinh tố, nước ép.
Những ngày đầu sau nhổ răng cũng cần duy trì chế độ ăn uống mềm nhưng vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thịt cá, rau củ, trái cây bằng cách cắt nhỏ, xay nhuyễn,….
Uống nhiều nước lọc giúp tiết nước bọt tốt hơn, tránh nguy cơ khô huyệt ổ răng khiến vi khuẩn sản sinh dễ gây nhiễm trùng.
c) Vệ sinh răng miệng cẩn thận đúng cách
Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải mềm, không chải trực tiếp lên vùng răng vừa nhổ.
Có thể súc miệng bằng nước ấm để giảm cảm giác khó chịu ở khoang miệng tốt hơn.
Sau khi ăn xong nên dùng chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn thừa giắt ở kẽ răng.
Làm sạch cả vùng lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng giúp ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám, vi khuẩn gây hại cho răng miệng, tránh viêm nhiễm.
d) Nghỉ ngơi hợp lý, tránh các thói quen có hại
Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để hỗ trợ hồi phục tốt hơn.
Không làm các việc nặng nhọc quá sức, không dùng tay hay vật sắc nhọn chạm lên vết thương nhổ răng.
Tránh dùng ống hút, hạn chế hắt hơi, khạc nhổ mạnh.
Không hút thuốc lá vì rất dễ gây tình trạng nhiễm trùng, kéo dài thời gian lành thương.
e) Tái khám theo lịch hẹn
Bệnh nhân cần quay lại nha khoa để cắt chỉ theo lịch hẹn của bác sĩ (nếu có).
Bên cạnh đó, sau nhổ răng cần theo dõi sát sao tình trạng răng miệng, nếu có các vấn đề bất thường như: sưng đau, viêm nhiễm, chảy máu kéo dài, nóng sốt cao, nôn trớ thường xuyên,… Lúc này phải đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời, ngăn ngừa tác hại khó lường có thể xảy ra.
Hiện tại bạn Huy Trường cứ theo dõi và chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn. Cảm giác sưng đau sẽ giảm dần.
Tuy nhiên, nếu trường hợp đau nhức này kéo dài nhiều ngày liên tục và không hề có xu hướng giảm đi hoặc có cảm giác đau nhức nhiều hơn thì khả năng xảy ra biến chứng là rất cao. Nguyên nhân có thể là do:
– Răng nhổ không đúng kỹ thuật gây đè ép, tổn thương đến xương ổ răng và vùng dây thần kinh xung quanh răng.
– Phẫu thuật mở xương quá lớn hoặc mở xương không đủ, nước làm mát cũng như mũi khoan có tốc độ quá cao.
– Sau nhổ răng bệnh nhân bị viêm huyệt ổ răng ở thể mủ hoặc thể khô. Đây là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm và có thể gây nên một số tác động rất nguy hiểm khác.
– Nhiễm trùng sau khi nhổ răng do không được vô trùng các thiết bị nhổ răng.
Trường hợp này bạn cần quy lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra cụ thể và có biện pháp xử lý kịp thời, càng sớm càng tốt cho sức khỏe của mình.
Nếu bạn còn thắc mắc nào khác về nhổ răng và các bệnh lý răng miệng hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
»»» Xem thêm: Nhổ răng khôn ăn gì cho mau lành?
Xem thêm nhổ răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu tiền?
- Bảng giá nhổ răng không đau tại Nha Khoa Đông Nam
- Nhổ răng bao lâu thì lành?
- Tại sao không được súc nước muối sau khi nhổ răng?
- Nhổ răng bao lâu thì ăn được?
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?