Tình trạng mòn cổ răng có thể xảy ra ở bất kỳ ai gây mất thẩm mỹ cho hàm răng và khiến cho việc ăn uống, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Vậy mòn cổ răng là gì? Vì sao bị mòn cổ răng? Cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất?
Mòn cổ răng là gì?
Mòn cổ răng xảy ra khi phần men răng tại cổ răng dần bị bào mòn và mất đi. Vùng cổ răng bị mòn thường lõm khuyết vào bên trong với dạng hình chữ V sát với viền nướu răng. Hay gặp ở các răng cửa, răng cối nhỏ ở vị trí số 4 và 5, răng cối số 6.
Không chỉ làm cho hàm răng trông kém đẹp mà mòn cổ răng còn làm cho bệnh nhân vô cùng tự ti, e ngại trong giao tiếp, không dám nở nụ cười với mọi người. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra nhiều bất tiện trong việc vệ sinh răng miệng, ăn uống không được thoải mái như bình thường.
Thậm chí nguy hiểm hơn còn làm cho răng dễ bị lung lay và khả năng mất răng hoàn toàn có thể xảy ra.
Biểu hiện của mòn cổ răng
Ban đầu bệnh chỉ xuất hiện một rãnh nhỏ ở cổ răng sát lợi, mắt thường có thể dễ dàng quan sát được hoặc thăm khám bằng dụng cụ. Lúc này bệnh nhân chưa thấy buốt, đau nhức hay có bất kỳ khó chịu nào.
Giai đoạn tiếp theo, rãnh sẽ to dần, có hình chữ V. Bệnh nhân sẽ thấy răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, hít không khí lạnh hay khi đánh răng.
Phần lợi có thể tụt xuống làm phần chân răng bị lòi ra bên ngoài khá nhiều. Khi ăn uống thức ăn dễ mắc kẹt lại trong các rãnh, vi khuẩn tồn đọng sẽ gây kích ứng khiến lợi bị viêm tấy, dễ chảy máu, hơi thở có mùi hôi.
Bệnh nhân nếu không khẩn trương thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến phần mòn phát triển sâu hơn và chạm đến tủy răng gây đau đớn. Khi tủy răng chết, sẽ gây viêm nhiễm ở vùng chóp của chân răng, lợi sưng, có mủ, răng đau, lung lay.
Nếu phần mòn ăn quá sâu vào trong cấu trúc của răng sẽ làm cho răng bị gãy ngang. Tụt lợi nhiều, chân răng lòi nhiều sẽ khiến cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân giảm sút trầm trọng.
Nguyên nhân nào gây hiện tượng mòn cổ răng?
Hiện tượng mòn cổ chân răng có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như:
1. Nguyên nhân cơ học
- Chải răng sai cách là nguyên nhân cơ học hàng đầu gây mòn cổ răng. Chải răng theo kiểu chà ngang, lâu ngày làm nướu tuột xuống và để lộ cổ chân răng. Khi tiếp xúc với thực phẩm có tính axit trong quá trình ăn uống lâu ngày sẽ gây mòn cổ răng.
- Cùng với việc dùng bàn đánh răng không phù hợp có đầu lông thô cứng với tác động lực chải mạnh trên thân răng và phần cổ răng quá nhiều. Sau một thời gian sẽ làm phần men và ngà răng lòi nhiều, răng sẽ trở nên nhạy cảm và các rãnh nhỏ ngang thân răng cũng dần lộ ra.
- Bên cạnh đó, nếu cao răng hình thành nhiều không được loại bỏ sẽ tích tụ ngày càng nhiều trên răng đè nén lên nướu và dần dần đẩy phần nướu ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó làm cho chân răng bị lộ ra bên ngoài dẫn đến dễ bị các yếu tố bên ngoài khoang miệng tác động lên gây mài mòn cổ chân răng theo thời gian.
- Răng hoạt động quá mức khi ăn thức ăn dai cứng hoặc tật nghiến răng khi ngủ cũng làm cho triệu chứng mòn cổ chân răng trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu trả lời cho vấn đề vì sao bị mòn cổ răng.
2. Nguyên nhân hóa học
Tình trạng này xuất phát từ những tác dụng của axit có trong khoang miệng do tình trạng trào ngược dạ dày hoặc do những thực phẩm chứa nhiều axit gây nên.
Chất axit sẽ dần dần ăn sâu và khiến cho lớp men răng bên ngoài bị bào mòn. Từ đó ngà răng lòi ra ngày càng nhiều.
Hoặc nghiêm trọng chất axit còn có thể xâm nhập vào các mô răng khỏe mạnh ở phần ngà và làm hư hỏng các tổ chức của răng gây cảm giác ê buốt dai dẵng.
3. Các nguyên nhân khác
- Một số căn bệnh toàn thân, như: thiếu canxi, bệnh gút, xương khớp, giảm tiết nước bọt,… cũng là nguyên nhân dẫn đến mòn cổ răng.
- Do yếu tố di truyền làm cho tổ chức cứng của răng tăng sinh bất thường, loạn dưỡng tế bào tạo ngà,… sức kháng mòn vốn có của răng cũng từ đó mà yếu dần.
- Các loại thuốc có chứa PH axit như aspirin nhai, vitamin C đều gây mòn răng.
Vì sao phải chữa mòn cổ răng?
Tuy là bệnh lý phổ biến nhưng nhiều người thường chủ quan trước tình trạng cổ răng bị mòn.
Chỉ khi bị sưng lợi dữ dội hay nhức buốt không thể chịu đựng được bệnh nhân mới tìm gặp bác sĩ để khám chữa.Lúc đó có thể tình trạng của răng đã nghiêm trọng và việc chữa trị để giữ lại răng sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Do đó, nếu sớm nhận biết và có giải pháp khắc phục mòn cổ răng hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân như:
- Phòng ngừa được các nguy hại do mòn cổ răng gây như: răng bị sâu, viêm nhiễm tủy răng, cuống răng bị nhiễm trùng, gãy răng,… giúp bảo vệ sức khỏe toàn thân tốt hơn.
- Bệnh nhân sẽ không còn cảm giác ê buốt, khó chịu khi ăn uống hay sinh hoạt.
- Ngăn ngừa được tình trạng hơi thở có mùi hôi, lợi đỏ, sưng, chảy máu do thức ăn giắt ở khe mòn ở cổ chân răng.
- Hàm răng thẩm mỹ hơn.
- Chi phí điều trị thấp hơn.
Điều trị mòn cổ chân răng
Khi nhận thấy tình trạng mòn cổ răng thì cách điều trị như thế nào cũng được rất nhiều người quan tâm, tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp điều trị thích hợp nhất.
Theo các bác sĩ Nha Khoa Đông Nam chia sẻ, cách điều trị mòn cổ răng sẽ dựa vào 2 trường hợp cụ thể sau đây:
1. Trường hợp mòn chân răng ở mức độ nhẹ
Khi mòn cổ chân răng chỉ mới hình thành, chưa ăn sâu gây ảnh hưởng đến tủy răng. Lúc này giải pháp hàn trám răng, dùng vật liệu nha khoa chuyên dụng là Composite trám bít vào khe hở ở vùng cổ răng bị mòn sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng, ít tốn kém chi phí.
2. Trường hợp mòn chân răng ở mức độ nặng:
Mòn cổ răng nếu đã phát triển ăn sâu vào trong tủy răng thì cần phải được điều trị tủy răng triệt để trước. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện phục hình bọc răng sứ thẩm mỹ để bảo tồn tối đa cùi răng thật, giúp răng ăn nhai tốt hơn và giữ được nét thẩm mỹ.
Hàn cổ răng có giữ được lâu không? Tại sao hay bị bong?
Với phương pháp hàn cổ răng bằng chất liệu Composite tuổi thọ của miếng trám có thể duy trì được khoảng 3 – 5 năm hoặc có thể ngắn hơn tùy vào từng vị trí trám cũng như chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng của mỗi bệnh nhân.
Sau khoảng thời gian này miếng trám sẽ dần bong tróc, rơi rớt do tác động từ nhiệt độ, ăn nhai, vệ sinh răng miệng. Đồng thời miếng trám cũng có thể bị xỉn màu, ố vàng, nhiễm màu từ những thực phẩm ăn uống mỗi ngày.
Khi đó bệnh nhân cần phải đến nha khoa để thay miếng trám mới hoặc lựa chọn phục hình lại bằng biện pháp có tính thẩm mỹ, bền chắc lâu dài hơn như bọc sứ để sử dụng được hiệu quả nhất.
Một số yếu tố sẽ tăng nguy cơ làm cho miếng trám bị sứt mẻ, bong tróc nhanh chóng dẫn đến thời gian sử dụng không được lâu đó là:
- Thường xuyên ăn nhai các món quá dai, cứng, nhai nước đá lạnh. Sử dụng răng như công cụ để mở nắp chai, giật mác quần áo, cắn bút bi, cắn móng tay,…
- Ăn uống các món quá nóng, quá lạnh liên tục cũng có thể gây ra các kích thích đến răng nướu, tăng sự nhạy cảm ở răng và giảm độ bền của miếng trám theo thời gian.
- Bệnh nhân có thói quen nghiến răng khi ngủ, dùng tăm xỉa răng,…
- Chăm sóc, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, dùng bàn chải quá cứng, chải răng với lực mạnh, chải răng theo chiều ngang, chải răng quá lâu và quá nhiều lần trong ngày.
- Bên cạnh đó, tay nghề của bác sĩ, vật liệu trám sử dụng cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của miếng trám. Nếu bác sĩ phục hình với kỹ thuật không chuẩn xác, vật liệu trám không đảm bảo chất lượng thì miếng trám cũng dễ bị bong tróc, sứt mẻ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Tại sao bị mòn ở răng hàm, lại phải đắp thêm vào vùng răng nanh?
Vấn đề này được đánh giá khá phức tạp và liên quan nhiều đến kiến thức chuyên sâu về khớp nhai. Có thể hiểu đơn giản đối với hàm răng khỏe mạnh thường hoạt động theo nguyên tắc các khớp cắn hỗ trợ, bảo vệ lẫn nhau:
- Khi cắn siết với lực mạnh thì tất cả răng trên cung hàm đều chạm vào nhau và sự tác động ở răng hàm sẽ có phần nặng hơn so với răng cửa.
- Khi hàm dưới nghiến siết sang bên thì sẽ chạm ở vùng răng nanh, răng hàm phải không chạm. Trường hợp bị chạm răng hàm khi nghiến siết sang bên sẽ khiến cho các cơ nhai co mạnh và làm răng hàm bị xoắn vặn. Khi đó mối hàn ở cổ răng có thể bị bong tróc.
Chính vì vậy, việc tái tạo hướng dẫn cho răng nanh thực sự cần thiết để ngăn ngừa các nguy cơ gãy vỡ phục hình trám có thể xảy ra.
Phương pháp ghép nướu điều trị mòn cổ chân răng
Thông thường khi mòn cổ răng kèm theo tình trạng tụt lợi bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp ghép thêm nướu để khôi phục lại chức năng cũng như thẩm mỹ cho răng được tốt như ban đầu.
Các kỹ thuật điều trị lúc này bao gồm:
- Tiểu phẫu kéo lợi lên cao để che phủ phần thân răng bị tụt nướu.
- Ghép mô lợi tự thân (lấy lợi khỏe mạnh từ vùng khác để ghép vào vị trí tổn thương).
Trên thực tế phương pháp này chỉ thực hiện trong các trường hợp thực sự cần thiết, tụt lợi quá mức khiến cho chân răng ê buốt nghiêm trọng mà các biện pháp điều trị khác không thể khắc phục được.
Một số gợi ý giúp bạn phòng ngừa mòn cổ răng
Bệnh mòn cổ răng mặc dù có thể điều trị triệt để và an toàn nhưng tốt nhất các bạn nên có một kế hoạch phòng bệnh ngay từ đầu. Để phòng bệnh mòn cổ răng, các bạn cần lưu ý đến chế độ chăm sóc răng miệng như sau:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách: không đánh răng theo chiều ngang hay chải răng quá mạnh mà nên dùng bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng các mặt răng theo một góc 45 độ, tránh mòn men răng và cổ răng.
- Để giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng miệng hãy lựa chọn các loại kem đánh răng hoặc dung dịch súc miệng có thành phần canxi và fluor.
- Sau khi ăn nên dùng nước súc miệng hoặc chỉ tơ nha khoa để lại bỏ hiệu quả các mảng bám còn sót lại ở kẽ răng.
- Chú ý chế độ ăn uống hằng ngày, không nên ăn uống loại thực phẩm quá chua như: xoài xanh, chanh, cóc,….
- Không nên uống nhiều bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas, không hút thuốc lá,….
- Giữ thói quen đến bác sĩ nha khoa để thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/1 lần giữ sức khỏe răng miệng được tốt hơn. Đồng thời sớm phát hiện và chữa trị kịp thời các dấu hiệu bất thường ở răng nếu có.
Mặc dù mòn cổ răng có thể chữa trị hiệu quả bằng các kỹ thuật khác nhau. Nhưng vẫn nên phòng ngừa ngay từ sớm bằng các biện pháp nêu trong bài viết trên.
Nếu răng bạn không may mắn bị mòn men, hãy nhanh chóng liên hệ qua tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha khoa Đông Nam gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm bệnh răng miệng:
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
- Men răng là gì? Cách phục hồi lại men răng bằng nhiều phương pháp
- Nguy cơ tử vong vì bị nhiễm trùng răng
Xem thêm mòn răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?