khuyến mãi 30/4 - 1/5

Mòn răng mặt nhai chữa như thế nào?

Mòn răng mặt nhai là tình trạng lớp men ở mặt nhai của răng, bị hao mòn nghiêm trọng, để lộ ngà răng, thậm chí là tủy răng, khiến cho răng bị ê buốt khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài.

mòn răng mặt nhai chữa như thế nào

1. Mòn răng mặt nhai là như thế nào?

Mòn răng mặt nhai là tình trạng mà phần mô cứng ở mặt nhai bị mòn dần tạo thành những vết lõm nông sâu. Vấn đề này có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi.

Ở mức độ nhẹ, tình trạng mòn răng chỉ xảy ra ở lớp men răng. Đến mức độ nghiêm trọng hơn, phần ngà răng cũng bị phá hủy theo và gây ra những cơn ê buốt, đau nhức. Và cuối cùng ở mức độ nghiêm trọng nhất, mòn răng ảnh hưởng đến tủy gây đau nhức nghiêm trọng, nhiễm trùng răng.

Răng mòn mặt nhai là tình trạng mất men răng hình thành vết lõm nông sâu ở mặt nhai
Răng mòn mặt nhai là tình trạng mất men răng hình thành vết lõm nông sâu ở mặt nhai

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng mòn răng mặt nhai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mặt nhai của răng bị mòn, trong đó phổ biến nhất là những lý do sau:

a. Do di truyền

Một số người bẩm sinh có men răng mỏng hơn so với bình thường. Điều này có nghĩa là răng của họ có nhiều khả năng bị mài mòn hơn trước những tác động tiêu cực của quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách.

b. Thực hành vệ sinh răng miệng kém

Thói quen chải răng mạnh tay theo chiều ngang và dùng bàn chải lông cứng trong thời gian dài sẽ khiến men răng bị mài mòn.

c. Tiêu thụ thực phẩm có tính axit hoặc đường

Ăn thực phẩm, đồ uống có nhiều đường và axit sẽ làm suy yếu, làm mềm lớp men răng bên ngoài, lâu dần gây ra tình trạng mòn men răng.

Tiêu thụ đồ uống có tính axit dễ gây mòn men răng
Tiêu thụ đồ uống có tính axit dễ gây mòn men răng

d. Dinh dưỡng kém

Việc thiếu các thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống như canxi, vitamin D, flour,… cũng là nguyên nhân làm men răng dễ mài mòn.

e. Khô miệng mãn tính

Nước bọt giúp phân hủy thức ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đồng thời, nó cũng trung hòa axit trong miệng. Khi cơ thể không sản xuất đủ lượng nước bọt, răng sẽ tiếp xúc với nồng độ axit cao hơn làm hỏng men răng.

f. Bệnh lý trào ngược dạ dày

Bệnh lý này khiến axit trong dạ dày trào ngược lên trên. Thực tế, axit trong dạ dày có tính “hủy diệt” cao hơn so với axit trong thức ăn và nước bọt. Vì vậy mà chúng nhanh chóng ăn mòn men răng, kể cả men răng khỏe mạnh nhất.

g. Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Bệnh nhân dùng một số loại thuốc dị ứng, thuốc chống trầm cảm hoặc một số loại thuốc kháng sinh có thể làm giảm sản xuất nước bọt, tăng nguy cơ mòn răng do khô miệng.

h. Thói quen xấu trong sinh hoạt

Tật nghiến răng khi ngủ vô tình gây áp lực lên bề mặt cắn của răng dẫn đến hiện tượng mòn mặt nhai. Ngoài ra, thói quen ăn nhai thực phẩm cứng, thường xuyên nhai đá, cắn móng tay,… đều là nguyên nhân khiến men răng bị mòn.

Thói quen cắn móng tay là nguyên nhân làm mòn men răng
Thói quen cắn móng tay là nguyên nhân làm mòn men răng

i. Lão hóa

Khi già đi, răng cũng sẽ mòn một cách tự nhiên do thời gian sử dụng lâu dài. Cải thiện vệ sinh răng miệng và tăng cường thực hiện các giải pháp nha khoa phòng ngừa sẽ giúp răng khỏe mạnh lâu hơn.

3. Hậu quả của mòn răng mặt nhai như thế nào?

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Mặt nhai của răng bị mòn, răng ngả dần sang màu vàng nâu và chiều cao của răng cũng bị rút ngắn làm thẩm mỹ nụ cười bị ảnh hưởng. Và chúng trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng mòn men răng này xảy ra ở nhóm răng cửa.

Mòn răng mặt nhai gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Mòn răng mặt nhai gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Ê buốt răng

Lớp men răng ngoài cùng có tác dụng bảo vệ ngà răng và tủy răng bên trong. Khi lớp men này bị mài mòn, lộ ngà răng ra ngoài, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường, dễ xảy ra hiện tượng ê buốt khi ăn thực phẩm nóng lạnh hoặc sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ.

Ăn nhai suy giảm

Tình trạng ê buốt, đau nhức do mất men răng khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm, bệnh nhân ăn uống không ngon miệng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa và cơ thể suy nhược do thiếu chất.

Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Khi men răng, lớp bảo vệ răng bị mòn, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào ngà răng gây nên các vấn đề như sâu răng. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn còn có khả năng tấn công vào tủy răng gây viêm tủy, chết tủy và nguy cơ mất răng là rất cao.

Mòn mặt nhai làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng
Mòn mặt nhai làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

4. Cách chữa trị mòn răng mặt nhai

Mòn răng mặt nhai là một hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra trong suốt cuộc đời của mỗi người.

Thế nhưng, vẫn có một lí do nhất định khiến mặt nhai của răng mòn nhanh hơn bình thường, với các biểu hiện như bề mặt răng có hình chén hoặc miệng núi lửa, xuất hiện màu vàng sẫm của ngà, răng bị đau nhức âm ỉ hoặc ê buốt khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt…

mòn răng mặt nhai
Mòn răng mặt nhai

Khi răng có các dấu hiệu này, bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Trường hợp mặt nhai của răng chỉ bị mòn nhẹ, răng chưa bị nhạy cảm, có thể không cần áp dụng các biện pháp điều trị phục hồi hình dáng răng.

Trường hợp mặt nhai của răng bị mòn sâu, chạm đến ngà và tủy răng, tùy vào từng tình huống răng miệng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phục hồi phù hợp, thường là trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.

Trường hợp răng bị mòn quá nghiêm trọng, gây biến chứng đến tủy và chóp răng, có thể phải nhổ bỏ. Tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính của bản thân, bạn có thể trồng lại chiếc răng bằng phương pháp trồng răng Implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.

– Trám răng để chữa mòn răng mặt nhai

Trám răng là quá trình các bác sĩ sử dụng các vật liệu y học, thường là Composite để lắp đầy khoảng trống bị khuyết trên bề mặt răng.

Cận cảnh quy trình trám răng bị mòn mặt nhai:

Không chỉ giúp khôi phục lại hình dáng răng, miếng trám còn giúp bảo vệ cho các mô răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

Quá trình trám răng bằng vật liệu Composite tại Nha khoa Đông Nam diễn ra khá đơn giản và không mất nhiều thời gian, chỉ khoảng 10 – 15 phút cho mỗi vị trí trám.

Vì vật liệu Composite ở có màu tương đối giống với răng tự nhiên, nên sau khi trám răng, bệnh nhân có thể ăn uống, giao tiếp như bình thường mà không sợ bị lộ miếng trám.

trám răng thẩm mỹ
Vật liệu Composite có màu gần giống như răng thật tự nhiên

Thế nhưng, vì thường xuyên chịu áp lực từ hoặc động ăn nhai của răng và tiếp xúc với thức ăn nên miếng trám răng mặt nhai dễ bị đổi màu và bong tróc ra khỏi vị trí trám.

Do đó, sau khoảng 2 – 3 năm, bệnh nhân thường phải thay miếng trám mới để đảm bảo giá trị thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho khuôn hàm.

– Bọc răng sứ để chữa mòn răng mặt nhai

Bọc răng sứ là quá trình các bác sĩ mài chỉnh các răng thật theo một tỷ lệ nhất định, đã được tính toán từ trước, sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên.

Không chỉ giúp khôi phục, thiết kế lại hình dáng của các răng, mão răng sứ cứng chắc sẽ bao bọc, bảo vệ cho toàn bộ phần thân răng ở trên nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

bọc sứ cho răng mòn mặt nhai
Bọc răng sứ cho răng bị mòn

Quá trình bọc răng sứ tại Nha khoa Đông Nam diễn ra khá nhanh chóng, từ A – Z chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày.

>>> Đặc điểm phục hình cơ bản của các phương pháp trên được thể hiện trong bảng sau:

so sánh trám răng và bọc răng sứ

5. Cách phòng ngừa mòn răng mặt nhai

Đẻ giúp răng luôn chắc khỏe và hạn chế hiện tượng mòn răng mặt nhai, bên cạnh việc khám răng định kỳ tại Nha khoa, bạn nên:

✅ Nhai đều bằng cả hai bên hàm trái, phải.

✅ Điều chỉnh lại tình trạng sai lệch khớp cắn (nếu có).

✅ Đánh răng đúng cách bằng bàn chải đánh răng có lông chải mềm và bàn chải đánh răng có chứa fluor.

✅ Nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn còn giắt lại trên răng thay vì tăm xỉa răng.

✅ Tuyệt đối không chải răng với lực mạnh theo chiều ngang.

✅ Bổ sung thức ăn giàu canxi và fluor vào chế độ ăn hàng ngày.

✅ Uống hoặc súc miệng bằng nước sau khi ăn các thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh…

✅ Uống nhiều nước để tránh bị khô miệng.

✅ Nếu có tật nghiến răng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng máng chống nghiến.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được một cái nhìn khái quát về các phương pháp điều trị mòn răng mặt nhai. Nếu cần được tư vấn thêm về cách chăm sóc răng miệng và bệnh mòn răng, vui lòng liên hệ ngay với nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm mòn răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close