Nhổ răng còn sót chân răng có sao không?

Nhổ răng là tiểu phẫu nha khoa nhằm loại bỏ chiếc răng mắc bệnh lý hoặc chấn thương nặng không thể điều trị phục hồi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhổ răng, chân răng có thể bị sót lại. Vậy nhổ răng còn sót chân răng có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Nhổ răng còn sót chân răng có sao không?

I. Nguyên nhân nhổ răng còn sót chân răng

Trong quá trình nhổ răng, việc sót chân răng có thể xảy ra. Các yếu tố góp phần gây ra tình trạng này có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là khách quan và chủ quan.

1. Nguyên nhân chủ quan (Bác sĩ thực hiện vô tình làm sót chân răng)

Nếu bác sĩ không có chuyên môn, thiếu hiểu biết về giải phẫu răng miệng hoặc chưa nhiều kinh nghiệm thực tế dễ dẫn đến tình trạng bỏ sót chân răng, nhất là những ca nhổ răng phức tạp.

Thiết bị, máy móc nha khoa quá cũ hoặc không trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cũng là nguyên nhân gây sót chân răng.

Ngoài ra, do sơ suất trong quá trình nhổ răng và bác sĩ không kiểm tra kỹ lưỡng sau khi thực hiện khiến một phần chân răng vẫn còn sót lại bên trong hàm.

Nhổ răng còn sót chân răng gây viêm
Nhổ răng còn sót chân răng gây viêm

2. Nguyên nhân khách quan (Bác sĩ để sót chân răng có chủ đích)

Ở những ca nhổ răng phức tạp, việc cố gắng lấy hết chân răng trong một lần nhổ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu nhiều, tổn thương dây thần kinh. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định để lại một phần chân răng trong xương hàm thay vì cố gắng lấy ra toàn bộ.

Một số trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc để lại chân răng:

  • Răng ở vị trí quá khó: Khi răng mọc lệch lạc và nằm sâu trong xương hàm, việc nhổ bỏ toàn bộ chân răng có thể gây tổn thương đến dây thần kinh, khiến bạn bị tê môi hoặc mất cảm giác.
  • Chân răng dị dạng: Với những chiếc răng có hình dạng chân răng bất thường như chân răng bị quặp, cong, hoặc chân răng dùi trống, việc nhổ bỏ toàn bộ chân răng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
  • Chân răng dính vào xương hàm: Lúc này, nếu cố nhổ hết chân răng ra ngoài, xương hàm sẽ bị tổn thương, chảy máu kéo dài.

II. Dấu hiệu nhận biết còn sót chân răng sau nhổ

Một số dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn có thể còn sót chân răng sau khi nhổ răng:

  • Đau nhức kéo dài: Sau khi nhổ răng, cảm giác đau nhức là bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm mà ngày càng tăng, thậm chí lan rộng ra các vùng xung quanh, rất có thể bạn còn sót chân răng.
  • Sưng tấy: Vùng nướu quanh vị trí nhổ răng bị sưng đỏ kéo dài và không có dấu hiệu giảm là một dấu hiệu đáng lo ngại.
Ngay tại vị trí nhổ răng có dấu hiệu sưng tấy và dịch mủ
Ngay tại vị trí nhổ răng có dấu hiệu sưng tấy và dịch mủ
  • Chảy máu: Tình trạng chảy nhiều máu không cầm hoặc đã qua 1 tuần nhưng ngay tại vị trí vết thương vẫn có hiện tượng chảy máu từng đợt là dấu hiệu bất thường.
  • Sốt: Trong một số trường hợp, viêm nhiễm nghiêm trọng do chân răng còn sót lại có thể gây sốt.

III. Nhổ răng còn sót chân răng có sao không?

Nhổ răng còn sót chân răng có sao không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Nếu trường hợp chân răng còn sót là do chủ đích của bác sĩ thì bạn không cần quá lo lắng vì bác sĩ đã dự liệu về mức độ an toàn cũng như phương hướng điều trị tiếp theo khi để lại phần chân răng này.

Ngược lại, nếu phần chân răng còn sót do sự chủ quan, tay nghề bác sĩ chưa đạt yêu cầu, gây ra những biến chứng đau nhức, sưng nướu, sốt, xuất hiện dịch mủ,… thì bệnh nhân cần đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

IV. Nhổ răng còn sót chân răng xử lý như thế nào?

Hầu hết bệnh nhân đều lo lắng khi biết mình còn sót chân răng và muốn loại bỏ nó ngay lập tức. Tuy nhiên, việc có nên nhổ bỏ luôn hay không cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

1. Khi chân răng còn sót không gây viêm nhiễm

Bác sĩ sẽ cân nhắc để lại phần chân răng này và theo dõi định kỳ. Bởi vì thực tế chân răng cũng là một phần của bộ hàm, nếu không xảy ra tình trạng sưng viêm, chân răng sẽ nằm im và có thể tự liền lại với xương hàm.

Một số trường hợp răng của bạn có thể từ từ di chuyển lên trên, ra khỏi vị trí khó mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Điều quan trọng hơn là hãy kiểm tra răng miệng định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng.

2. Khi chân răng còn sót gây viêm nhiễm

Nếu phần chân răng còn sót gây ra các biến chứng như viêm nhiễm, chảy máu, xuất hiện dịch mủ, bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra, chụp X-quang kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng xương hàm cũng như vị trí phần chân răng bị sót.

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của chân răng mà bác sĩ đưa ra quyết định có nên lấy chân răng ra ngoài hay dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm nhiễm.

Nếu chân răng còn sót gây viêm nhiễm bác sĩ sẽ cân nhắc việc loại bỏ chân răng ra ngoài
Nếu chân răng còn sót gây viêm nhiễm bác sĩ sẽ cân nhắc việc loại bỏ chân răng ra ngoài

V. Làm thế nào để tránh nhổ răng còn sót chân răng?

Nhổ răng còn sót chân răng xuất phát từ yếu tố kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ là điều không mong muốn. Để tránh tình trạng này, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Trước khi nhổ răng việc cần chọn một nha khoa uy tín, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm là điều vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng, xương hàm và lên kế hoạch nhổ răng phù hợp.
Chụp X-quang xác định số lượng chân răng
Chụp X-quang xác định số lượng chân răng
  • Sau khi nhổ răng, bạn hãy kiểm tra thật kỹ chiếc răng vừa loại bỏ có đủ chân hay không. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, có thể yêu cầu nha khoa chụp X-quang lại để xác định chân răng đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa.
  • Trong 1 tuần đầu sau khi nhổ răng, bạn cần theo dõi tình hình vết thương. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như đau nhức, sưng tấy, chảy máu kéo dài, bạn cần quay lại nha khoa để được kiểm tra và khắc phục phù hợp.

Như vậy, nhổ răng còn sót chân răng có sao không đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm nhổ răng: