chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không?

Dù bảo tồn răng, đặc biệt là các răng hàm là kim chỉ nam trong các kỹ thuật điều trị nha khoa, thế nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ bỏ răng. Vậy nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin qua bài viết dưới đây.

Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không

1. Các trường hợp cần nhổ răng hàm

Răng hàm là tên gọi chung của các răng số 06, 07, 08. Trong đó, các răng số 06, 07 được gọi là răng hàm chính, đóng vai trò chủ lực trong việc nhai, nghiền thức ăn. Răng số 08 được gọi là răng khôn.

vị trí các răng hàm
Vị trí các răng hàm

Trong một số trường hợp nhất định, nhổ răng hàm là một chỉ định cần thiết cho bệnh nhân, tiêu biểu nhất là:

Răng bị sâu nặng, không thể điều trị phục hồi.

– Răng bị chấn thương nghiêm trọng.

– Răng bị hoại tử tủy, không thể điều trị nội nha.

– Răng bị bệnh nha chu nghiêm trọng, mất hoàn toàn khả năng lưu giữ.

– Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, xâm lấn các răng kế cận.

– Răng mọc sai vị trí, mọc thừa, lệch, không thể can thiệp được.

– Nhổ răng số 08 để hỗ trợ kỹ thuật chỉnh nha – niềng răng.

trường hợp cần nhổ răng hàm
Một số trường hợp cần nhổ răng hàm

Từ đó, có thể thấy nhổ răng hàm chính chỉ được chỉ định khi chiếc răng bị sâu, hỏng, tổn thương quá nghiêm trọng và không thể bảo tồn được nữa.

Trong khi đó, việc lưu giữ các răng khôn gần như không cần thiết, vì chúng không có chức năng ăn nhai rõ ràng. Do đó, bác sĩ thường khuyên nhổ đi để phòng ngừa biến chứng về sau.

2. Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng là một ca tiểu phẫu để loại bỏ hoàn toàn chiếc răng có vấn đề ra khỏi hàm, nhằm mục đích điều trị hoặc khắc phục các bệnh lý răng miệng.

a) Ảnh hưởng của việc nhổ răng không đúng kỹ thuật

Khi xác định chiếc răng hàm của mình có vấn đề và cần nhổ đi, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín và đáng tin cậy để dược các bác sĩ thăm khám. Nhờ đó, bạn có thể giảm được tối đa nguy cơ gặp phải ác biến chứng dưới đây:

– Chảy máu kéo dài:

Trong vòng 24 giờ đầu, chảy máu là một hiện tượng bình thường. Thế nhưng, nếu vết nhổ răng vẫn bị rỉ máu, thậm chí chảy nhiều máu sau đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân: Thao tác nhổ răng không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc chăm sóc không đúng cách khiến cho vết nhổ răng không lành lại được.

– Nhiễm trùng:

Sưng đau là một phản ứng bình thường của cơ thể sau khi nhổ răng. Thế nhưng, nếu vết nhổ sưng và đau nhức nhiều ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí có dấu hiệu chảy mủ, bạn nên đến gặp bác sĩ vì rất có thể vết thương đã bị viêm nhiễm.

đau nhức răng
Nhổ răng không đúng kỹ thuật có thể gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân

Nguyên nhân: Do thao tác vệ sinh vô trùng trước khi nhổ răng không tốt hoặc bệnh nhân vệ sinh răng miệng tại nhà không đúng cách, gây viêm nhiễm.

– Gãy xương hàm:

Sau khi nhổ răng, khớp hàm bị đau nhức khiến bạn không thể há miệng được, bạn nên đến gặp bác sĩ chụp film kiểm tra xương hàm.

Nguyên nhân: Do bác sĩ thực hành chưa chuẩn xác, gây tổn thương xương, khớp hàm.

– Tổn thương thần kinh:

Răng hàm dưới, đặc biệt là răng khôn rất gần với dây thần kinh. Nếu việc nhổ răng không được thực hiện đúng kỹ thuật, có thể làm tổn thương dây thần kinh, dẫn đến méo miệng.

Bạn hoàn toàn có thể tránh được các biến chứng trên nếu nhổ răng ở một địa chỉ nha khoa uy tín và chăm sóc vết nhổ đúng cách.

b) Ảnh hưởng của việc mất răng hàm

Như đã đề cập ở trên, răng hàm số 06, 07 là các răng đóng vai trò chủ lực trong việc nhai, nghiền thức ăn. Việc nhổ các răng này có thể gây một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

✦ Suy giảm chức năng ăn nhai: Mất răng hàm ít nhiều đều làm suy giảm chức năng ăn nhai của hàm, gây khó khăn trong việc ăn nhai, buộc bệnh nhân phải ăn thức ăn mềm hơn hoặc chỉ nhai bằng hàm còn lại.

tác hại khi mất răng
Mất răng hàm gây ảnh hưởng đến việc ăn uống

✦ Tiêu xương hàm: Vùng xương hàm ở vị trí răng mất không còn nhận được các kích thích cơ học từ hoạt động ăn nhai của hàm sẽ thoái hóa và tiêu dần đi.

Theo thời gian, kích thước xương hàm của bệnh nhân mất răng sẽ sụt giảm cả về chiều rộng và chiều cao.

Biểu hiện dễ thấy nhất là mô nướu răng dần hõm xuống, không còn đầy đặn như trước đây.

tiêu xương hàm khi mất răng
Tiêu xương hàm sau khi nhổ răng

✦ Xô lệch răng: Khi một chiếc răng mất đi, các răng kế cận thường có xu hướng đổ nghiêng vào khoảng trống mất răng, lâu dài sẽ phá hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm.

răng bị xô lệch
Răng xô lệch về vùng mất răng

Trên đây chỉ là một số ảnh hưởng cơ bản của việc mất răng đối với sức khỏe răng miệng. Đây cũng chính là lí do vì sao bạn nên nhanh chóng trồng lại chiếc răng hàm đã nhổ.

Thế nhưng, nếu chiếc răng hàm đã nhổ của bạn là răng khôn, thường thì bạn không cần phải trồng lại, vì chiếc răng này gần như không có chức năng thẩm mỹ và ăn nhai.

Để tránh các biến chứng của việc nhổ răng hàm, bạn nên khám, tư vấn và nhổ răng ở một địa chỉ nha khoa uy tín và đáng tin cậy để được các bác sĩ hướng dẫn đầy đủ và chính xác nhất.

Xem thêm nhổ răng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn