Uống thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng sau nhổ răng nguy hiểm có thể gây tử vong.
Với những cách phục hình các khiếm khuyết răng ngày càng phát triển như hiện nay, việc bảo tồn răng thật luôn được các bác sĩ nha khoa coi trọng hàng đầu khi điều trị bệnh lý cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, đôi khi vẫn phải thực hiện việc nhổ răng đối với những răng không thể giữ lại được như răng sâu quá lớn chỉ để lại chân răng, răng lung lay do bệnh nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến, hoặc cần nhổ bớt răng để điều trị chỉnh nha – niềng răng,…
I. Uống thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng có tác dụng gì?
Kháng sinh là loại thuốc sẽ có tác dụng chống lại vi khuẩn bằng cách làm hư hại thành phần cấu tạo của chúng như lớp vỏ bảo vệ, mang đến sự an toàn, tránh viêm nhiễm sau khi nhổ răng.
Có 2 loại kháng sinh: kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và kháng sinh kìm khuẩn. Kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng giết chết vi khuẩn, còn kháng sinh kìm khuẩn chỉ làm cho vi khuẩn ngừng phát triển, không sinh sản chứ không bị tiêu diệt.
Kháng sinh kìm khuẩn được dùng khi cơ thể người bệnh còn sức đề kháng, hệ thống miễn dịch còn đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn đã bị thuốc làm cho yếu đi.
Sau khi nhổ răng thuốc tê hết tác dụng bạn sẽ cảm giác đau và ê nhức, việc uống thuốc kháng sinh, giảm đau có tác dụng ngăn chặn và đề phòng nhiễm khuẩn có khả năng xảy ra.
Như vậy có thể thấy uống thuốc kháng sinh là cần thiết sau khi nhổ răng để tránh việc răng bị nhiễm khuẩn gây viêm sưng, đau nhức và thậm chí là nhiễm trùng máu nếu không xử lý kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Lưu ý: trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ nếu bản thân mắc các bệnh toàn thân, bị dị ứng với các thành phần thuốc trước đây để bác sĩ kê đơn với loại thuốc kháng sinh thích hợp. Bên cạnh đó là uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh như: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt,… thường chỉ nhẹ và thoáng qua đã được khảo sát trên thực tế, nếu bị mức độ nặng cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
II. Những lưu ý sau khi nhổ răng
Ngoài việc sau khi nhổ răng xong có cần uống thuốc kháng sinh thì bạn cũng nên lưu ý thực hiện thêm một số điều như sau:
⊕ Nên ăn những đồ thực phẩm mềm, dễ ăn, tránh những đồ ăn có mảnh vỡ vụn, làm sót lại đồ ăn tại vết nhổ răng gây viêm nhiễm về sau.
⊕ Không nên chải răng sau 24h nhổ răng, sau đó nên chải răng bằng những bàn chải có lông mềm, không chải trực tiếp lên vết nhổ răng mới, chỉ nên súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng.
⊕ Không nên ăn những đồ cứng, dai, hoặc uống những loại đồ uống có chứa các chất kích thích sau khi nhổ răng như cafe, rượu, bia, hay hút thuốc lá,…
Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh của bác sĩ để nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng. Thuốc dùng trong nhổ răng thường gồm: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống sưng nề và thuốc sát trùng trong miệng.
Nếu xảy ra các hiện tượng bất thường như chảy máu kéo dài, đau nhức nhiều không thuyên giảm, bị sốt, bạn nên liên lạc lại với bác sĩ thực hiện nhổ răng để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm xảy ra.
Như đã chia sẻ, nhổ răng là phương án cuối cùng khi không còn khả năng giữ lại được. Vì thế, bạn nên cân nhắc việc trồng lại răng giả càng sớm càng tốt.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?