Đau răng không ngủ được là tình trạng rất phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Ngủ không sâu giấc khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến nhức răng không ngủ được và khắc phục như thế nào?
I. Nguyên nhân dẫn đến nhức răng không ngủ được
Những cơn đau nhức răng âm ỉ kéo dài về đêm khiến người bệnh không thể ngủ ngon giấc, thậm chí là mất ngủ. Lâu dài, tình trạng này sẽ khiến cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, xác định được nguyên nhân gây đau sẽ có biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Hiện tượng đau nhức răng không ngủ được vào ban đêm có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
1. Bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng gồm sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng, áp xe răng,… đều gây ra những cơn đau dữ dội về đêm. Đặc biệt, khi tủy răng bị viêm sẽ làm gia tăng hoạt động của tế bào và lượng máu lưu thông tăng lên, điều này tạo áp lực và gây đau, cơn đau buốt tận óc, đôi khi dùng thuốc giảm đau nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
2. Chấn thương răng
Tai nạn va đập, té ngã làm răng bị tổn thương nứt vỡ, đặc biệt nếu nứt vỡ lớn làm lộ ngà răng ra bên ngoài hoặc ảnh hưởng đến tủy sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, nhất là khi ăn nhai hoặc thời điểm đi ngủ buổi tối.
3. Mọc răng khôn
Mọc răng khôn cũng có thể dẫn đến những cơn đau răng nghiêm trọng về đêm. Đây là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm khi ta bước vào độ tuổi trưởng thành.
Về mặt lý thuyết, mỗi người sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng khôn nhưng thực tế có người chỉ mọc 3, 2 hoặc 1 chiếc, thậm chí là không mọc chiếc răng khôn nào. Răng khôn khi mọc đâm lên khỏi nướu sẽ gây đau. Và cơn đau này dữ dội hơn nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch.
Ngoài ra, khi mắc bệnh viêm xoang hoặc rối loạn khớp thái dương hàm cũng gây ra những cơn đau nhức răng vào ban đêm. Tuy nhiên những trường hợp này còn đi kèm với một số biểu hiện khác phổ biến hơn là đau ở vùng góc hàm, đau nhức đầu, đau nửa đầu,…
II. Tại sao răng lại đau hơn vào ban đêm?
Cơn đau răng có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên khi về đêm chúng lại trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn. Điều này xảy ra do ta duy trì tư thế nằm ngủ như bình thường, nghĩa là chỉ kê đầu hơi cao một chút so với phần thân hoặc thậm chí là không kê cao đầu. Lúc này lưu lượng máu sẽ đổ về khu vực đầu, tạo áp lực khiến cơn đau nặng hơn.
Mặt khác, thời điểm đi ngủ vào ban đêm khá yên tĩnh, ít có sự phân tâm kèm theo đó là các giác quan đặc biệt nhạy cảm nên khi cơn đau xảy ra, chúng ta chỉ tập trung vào chúng khiến cảm giác đau phóng đại hơn rất nhiều, làm bạn không thể đi vào giấc ngủ.
III. Một số biện pháp giúp giảm đau nhức răng vào ban đêm hiện nay
Để giảm cơn đau nhức răng tạm thời và có được giấc ngủ tốt hơn, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
1. Sử dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như ibuprofen, paracetamol hoặc aspirin có hiệu quả rất tốt trong việc giảm các triệu chứng đau răng. Những loại thuốc này có liều dùng khác nhau, thời điểm phát huy tác dụng cũng như độ dài hiệu quả cũng khác nhau nên cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của dược sĩ.
Bên cạnh các loại thuốc uống giảm đau không kê đơn, bạn có thể sử dụng nhóm thuốc gây tê tại chỗ dạng gel hoặc dạng xịt. Thông thường, với nhóm thuốc giảm đau này, chỉ mất khoảng 30 – 60 giây đã bắt đầu phát huy hiệu quả nhưng thời gian duy trì lại khá ngắn, chỉ khoảng 15 – 30 phút. Do đó, với những cơn đau nhức nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải thực hiện nhiều lần.
2. Chườm lạnh trước khi đi ngủ
Đá lạnh có tác dụng làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu chảy đến vùng bị ảnh hưởng. Đồng thời đá lạnh cũng giúp giảm hoạt động của dây thần kinh, từ đó giảm tình trạng đau nhức. Liệu pháp làm lạnh phổ biến nhất là chườm gel đông lạnh hoặc chườm lạnh bằng đá.
Bạn có thể cho đá vụn vào chiếc khăn sạch, đặt ở ngoài má ngay tại vị trí bị đau, di chuyển qua lại và chỉ chườm trong khoảng 10 – 15 phút, tránh chườm quá lâu làm bỏng da và tổn thương dây thần kinh.
3. Giữ phần đầu ở vị trí cao
Như đã lý giải ở phần đầu, cơn đau nhức răng tồi tệ hơn vào ban đêm là do khi nằm ngủ, lưu lượng máu sẽ tăng thêm ở khu vực này gây cảm giác đau. Do đó, bạn nên kê thêm một hoặc hai chiếc gối trên đầu. Cách này sẽ giảm cảm giác đau và người bệnh dễ ngủ hơn.
4. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Chải răng và dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng, kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, súc miệng bằng các loại tinh dầu như đinh hương, tràm trà, bạc hà,… cũng cho hiệu quả giảm đau khá tốt nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm.
IV. Khi nào thì cần đến gặp bác sĩ?
Đau nhức răng về đêm không ngủ được xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, mọc răng khôn,… đây đều là những tình trạng, bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Vì vậy mà ngay khi xuất hiện triệu chứng đau nhức, nhất là cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm đồng thời còn kèm theo tình trạng hôi miệng hoặc xuất hiện mủ, người bệnh nên đến nha khoa sớm để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị triệt để.
Tránh tình trạng trì hoãn hoặc tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Khi đó, việc chữa trị sẽ mất nhiều thời gian, chi phí và có thể sẽ không mang lại kết quả tốt nhất.
V. Điều trị đau nhức răng không ngủ được tại nha khoa
Cơn đau nhức răng chỉ có thể điều trị triệt để tại nha khoa bằng các biện pháp chuyên nghiệp. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chỉ định chụp X-quang (nếu cần), tùy vào nguyên nhân gây đau răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu đau răng do sâu răng, răng nứt mẻ nhỏ, chưa ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật trám răng, khôi phục lại thân răng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Trường hợp răng bị viêm tủy, việc chữa tủy sẽ được tiến hành. Bác sĩ sẽ làm sạch phần tủy răng viêm nhiễm, sau đó tạo hình lại ống tủy và chỉ định bọc răng sứ, khôi phục ăn nhai và bảo vệ răng thật được lâu hơn trên cung hàm.
Nếu đau nhức răng ngủ không được do viêm lợi, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng. Khi viêm nướu xảy ra hiện tượng sưng viêm có mủ, bác sĩ sẽ kết hợp thủ thuật cạo vôi răng với làm sạch túi mủ chứa vi khuẩn và kê thêm các loại thuốc kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng.
Bên cạnh đó, nếu đau răng xảy ra do mọc răng khôn, bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ bỏ vì chiếc răng này không giữ nhiệm vụ ăn nhai và rất dễ gây ra biến chứng.
Nhức răng ngủ không được xuất phát từ nhiều nguyên nhân và vì bất kỳ lý do nào thì việc điều trị tại nha khoa luôn là điều cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?