Lưỡi bản đồ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lưỡi bản đồ xảy ra ở phần niêm mạc của lưỡi với đặc trưng là những đốm đỏ trắng. Vậy nguyên nhân gây bệnh lưỡi bản đồ là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Lưỡi bản đồ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Lưỡi bản đồ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

I. Lưỡi bản đồ là bệnh gì?

Lưỡi bản đồ ảnh hưởng tới bề mặt lưỡi, là một dạng rối loạn lành tính. Thông thường, lưỡi khỏe mạnh sẽ được bao phủ bởi những nhú lưỡi nhỏ li ti, có màu trắng hồng và mịn.

Tuy nhiên, khi mắc bệnh viêm lưỡi bản đồ, tại những vết tổn thương sẽ không có nhú lưỡi và có viền trắng hoặc vàng bao quanh.

tr

Mặc dù khi quan sát, những biểu hiện của tình trạng lưỡi bản đồ khá nghiêm trọng nhưng lại không gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cũng như không liên quan đến bệnh ung thư hay nhiễm trùng.

Tuy nhiên, chúng có thể gây khó chịu và tăng độ nhạy cảm của lưỡi khi tiếp xúc với nước uống nóng lạnh hoặc đồ ăn cay nóng, đậm vị. Bệnh lưỡi bản đồ có thể xuất hiện ngay khi còn nhỏ và tồn tại cho đến suốt cuộc đời.

Bệnh lưỡi bản đồ là một dạng rối loạn lành tính không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Bệnh lưỡi bản đồ là một dạng rối loạn lành tính không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

II. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm lưỡi bản đồ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới.

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh lưỡi bản đồ. Tuy nhiên, có một số yếu tố liên quan đến bệnh:

  • Bệnh thường xảy ra ở những trường hợp bị vảy nến, dị ứng, thiếu máu hoặc bệnh tiểu đường.
  • Thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, tâm lý lo âu.
  • Đôi khi thực phẩm cũng là yếu tố gây bệnh, cụ thể là pho mát.
  • Căn bệnh này cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền vì có trường hợp cả gia đình ai cũng mắc bệnh.
  • Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc tuổi dậy thì. Thời điểm này các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn.

III. Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ

Một số dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng mắc bệnh lưỡi bản đồ:

  • Niêm mạc lưỡi xuất hiện những mảng đỏ do nhú lưỡi rụng tạm thời.
  • Mảng đỏ trên lưỡi có thể “di cư” qua nhiều vị trí khác nhau.
  • Vùng tổn thương có hình dáng ngoằn ngoèo như bản đồ địa lý.
  • Ở những mảng tổn thương có đường viền trắng hoặc vàng, dễ dàng phân biệt với vùng niêm mạc lưỡi không bị bệnh.
  • Tình trạng lưỡi bản đồ có thể tái phát thường xuyên và theo bạn đến suốt cuộc đời.
  • Lưỡi dễ bị kích thích, đau rát khi ăn thực phẩm cay nóng.
  • Bệnh lưỡi bản đồ có thể kéo dài trong vài tháng, thậm chí là vài năm. Chúng có thể tự khỏi và cũng có thể sẽ tái phát.
Mảng đỏ xuất hiện và thường xuyên lan sang các vị trí khác là dấu hiệu của lưỡi bản đồ
Mảng đỏ xuất hiện và thường xuyên lan sang các vị trí khác là dấu hiệu của lưỡi bản đồ

IV. Phương pháp chẩn đoán

Thông thường, viêm lưỡi bản đồ sẽ được chẩn đoán dựa vào những triệu chứng lâm sàng. Những triệu chứng này đã được liệt kê chi tiết ở trên, bao gồm những mảng đỏ ở niêm mạc lưỡi; những tổn thương thường xuyên thay đổi vị trí, kích thước, hình dáng; cảm giác bỏng rát khi ăn thức ăn cay nóng hoặc chua mặn,…

Bên cạnh đó, trường hợp nghi ngờ một số bệnh như vảy nến, nấm lưỡi, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại xét nghiệm cần thiết. Chẳng hạn như phương pháp soi tươi mẫu bệnh phẩm ở lưỡi, đây là cách để phát hiện nấm candida một cách chính xác và nhanh chóng.

V. Cách điều trị lưỡi bản đồ

Như đã đề cập ở phần đầu, lưỡi bản đồ tuy gây mất thẩm mỹ nhưng lại tương đối lành tính, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Và hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh lưỡi bản đồ. Thông thường, dựa vào dấu hiệu của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu có biểu hiện sưng đau, rát lưỡi quá mức, không thể ăn uống, bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen, diclofenac, naproxen,… Trong đó, paracetamol giúp giảm đau khá an toàn và ít tác dụng phụ.

Nếu sưng đau rát lưỡi bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau
Nếu sưng đau rát lưỡi bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau

Trường hợp vết nứt trên lưỡi sâu, bệnh nhân sẽ được kê thêm một số loại thuốc kháng sinh như nystatin, penicillin, cephalexin,… nhằm ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn bội nhiễm.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh bổ sung một số loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho răng miệng.

Và trong thời gian điều trị, người bệnh cũng cần hạn chế đồ ăn cay nóng, món ăn nhiều gia vị, đặc biệt cần tránh tiếp xúc với rượu bia, trà, cà phê,… Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng có chứa thành phần gây tê.

Lưu ý, khi sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau điều trị viêm lưỡi bản đồ cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp uống quá liều lượng hoặc kéo dài thời gian sử dụng gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

VI. Cách phòng bệnh lưỡi bản đồ

Bệnh lưỡi bản đồ có thể phòng ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng như có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp. Định kỳ 3 tháng hoặc bất cứ lúc nào nhìn thấy lông bàn chải bị tòe đi thì nên thay cái mới.
  • Lưỡi cũng là nơi tích tụ nhiều mảng bám và vi khuẩn nên sau khi làm sạch răng cần vệ sinh thêm vùng lưỡi. Bạn có thể trực tiếp dùng bàn chải đánh răng hoặc sử dụng dụng cụ cạo lưỡi chuyên nghiệp để hiệu quả làm sạch tốt hơn.
Lưỡi cũng cần được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày
Lưỡi cũng cần được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày

Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước giúp loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn thừa mắc kẹt trong kẽ răng mà không làm tổn thương đến nướu hoặc thưa kẽ răng.

Kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Mặt khác, bạn cũng có thể dùng tinh dầu hoa oải hương, bạc hà, cỏ xạ hương để súc miệng nhằm tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho hơi thở thơm tho.

Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin B, C, canxi và khoáng chất như rau chân vịt, súp lơ, bột sắn, đỗ đen, đậu xanh, thịt, trứng, sữa,… Hạn chế những thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị.

Tránh hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… Vì chúng khiến mảng bám hình thành nhanh hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Đồng thời, rượu bia, thuốc lá còn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn thân.

Cạo vôi răng và thăm khám tại nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát các vấn đề răng miệng. Bên cạnh đó, nếu thấy miệng xuất hiện những triệu chứng bất thường nên nhanh chóng gặp bác sĩ thăm khám, tránh tình trạng chủ quan tự điều trị tại nhà làm bệnh chuyển biến nghiêm trọng.

Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ tại nha khoa
Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ tại nha khoa

Viêm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính và không gây ảnh hưởng lớn, bạn chỉ cần chú ý hơn đến vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày để hạn chế tình trạng tái phát. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm bệnh răng miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *