Răng Cửa Bị Sâu Thì Phải Làm Sao?

Sâu răng được xem là loại bệnh lý cần được chữa trị kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc mà nó mang lại, đặc biệt đối với vùng răng cửa. Vậy khi răng cửa bị sâu thì ta phải làm sao?

răng cửa bị sâu thì phải làm sao

Nguyên nhân gây ra sâu răng là do các thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng không đảm bảo làm vi khuẩn xâm nhập, bên cạnh khi ngoại lực tác động làm răng bị mẻ, vỡ cũng tạo điều kiện cho sâu răng phát triển nhanh hơn.

Răng cửa bị sâu còn do men răng yếu, thiếu Flouride; chế độ ăn uống nhiều đường và tinh bột nhưng không vệ sinh sạch sẽ. Điều trị răng cửa bị sâu ngay từ khi mới xuất hiện, răng chớm sâu với các vệt đen li ti sẽ dễ dàng hơn khi răng cửa bị sâu nặng gây đau nhức có thể hư hỏng phải nhổ bỏ.

I. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng cửa

Chủng vi khuẩn Streptococcus mutans là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng. Loại vi khuẩn này luôn tồn tại trong môi trường khoang miệng của tất cả mọi người.

Sau khi ăn, nếu răng miệng không được làm sạch, Streptococcus mutans sẽ lên men đường và tinh bột có trong thức ăn thành axit, phá hủy men răng tạo thành những lỗ hổng.

Vi khuẩn Streptococcus mutans là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng
Vi khuẩn Streptococcus mutans là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng

Bên cạnh đó, sâu răng còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách: Răng cần phải được làm sạch thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn uống. Nếu bỏ qua bước vệ sinh răng miệng, mảng bám hình thành từ vụn thức ăn thừa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Hoặc trường hợp đánh răng không đúng cách, chải mạnh tay và chải theo chiều ngang không những không loại bỏ được vi khuẩn mà còn làm tổn thương đến lợi, gây viêm nướu.

Không lấy vôi răng định kỳ: Mảng bám tích tụ và bị vôi hóa, trở nên cứng chắc, bám vào bề mặt răng, nướu và dưới nướu, được gọi là cao răng. Nếu cao răng không loại bỏ định kỳ sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Không lấy cao răng định kỳ là một trong những nguyên nhân gây sâu răng
Không lấy cao răng định kỳ là một trong những nguyên nhân gây sâu răng

Khô miệng: Nước bọt có vai trò quan trọng giúp rửa sạch thức ăn thừa và mảng bám trên răng. Đặc biệt còn giúp trung hòa các chất axit gây hại. Do đó, khô miệng, giảm tiết nước bọt cũng là nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng.

Kết cấu răng: Khi răng mọc thẳng hàng, mức khoáng hóa răng cao, men răng tốt và không bị sứt mẻ được xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần chống lại sâu răng. Ngược lại, nếu những yếu tố này không được đảm bảo thì nguy cơ sâu răng là rất cao.

II. Triệu chứng và dấu hiệu sâu răng cửa

Sâu răng cửa ở những giai đoạn đầu thường chưa có dấu hiệu rõ ràng đặc trưng nào nên người bệnh thường khó phát hiện sớm. Chỉ đến khi sâu răng có vết đen, gãy vỡ gây đau nhức thì tình trạng bệnh đã nặng hơn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn nhai.

Để nhận biết sâu răng sữa ngay từ sớm bạn có thể chú ý đến các dấu hiệu sau đây:

  • Răng cửa dần ngả màu: Men răng sẽ dần bị bào mòn đi, thiếu dưỡng chất và dễ bị bong tróc. Khi đó có thể thấy màu răng từ trắng sáng sẽ chuyển sang ngả vàng, vi khuẩn tấn công càng mạnh sẽ gây các lỗ sâu to đen hơn trên bề mặt răng.
  • Thức ăn thường bị kẹt lại ở kẽ răng: Đây là giai đoạn vi khuẩn đang có sự sinh trưởng mạnh và tạo ra các lỗ sâu đen li ti trên bề mặt răng dẫn đến khoảng các giữa 2 răng rộng ra. Khi ăn thức ăn rất dễ kẹt lại ở kẽ răng hơn so với bình thường.
  • Ê buốt răng, đau nhức, khó chịu: Khi răng sửa bị sâu bệnh nhân sẽ cảm thấy răng trở nên nhạy cảm, ê nhức thường xuyên. Nhất là khi dùng các món nóng, lạnh, chua, các cảm giác khó chịu sẽ diễn ra dữ dội hơn.
  • Ngoài ra, khi có các triệu chứng như hơi thở có mùi hôi dù đã vệ sinh răng sạch, đau nhức răng dữ dội khi cắn, xé thức ăn, bề mặt răng xuất hiện các đốm trắng,… thì khả năng cao sâu răng cửa cũng đang dần phát triển.
Hình ảnh sâu răng cửa
Hình ảnh sâu răng cửa

III. Hậu quả của sâu răng cửa

Sâu răng, đặc biệt là răng cửa sẽ gây ra những hậu quả nặng nề đến sức khỏe, thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Cụ thể:

1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Răng cửa là nhóm răng nằm ở phía trước cung hàm, rất dễ nhìn thấy khi cười hoặc nói chuyện. Do đó, trường hợp sâu răng cửa, những lỗ sâu màu nâu hoặc đen trên bề mặt răng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ gương mặt.

Sâu răng cửa làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Sâu răng cửa làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ

2. Hôi miệng

Vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Điều này làm bệnh nhân e ngại khi giao tiếp với mọi người, dần trở nên tự ti và rụt rè hơn.

3. Ảnh hưởng đến ăn nhai

Răng cửa giữ vai trò quan trọng trong việc cắn xé thức ăn. Trường hợp răng cửa bị sâu, xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu sẽ khiến chức năng ăn nhai suy giảm. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, khiến cơ thể suy nhược.

4. Gây hại cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân

Sâu răng cửa nếu không điều trị sớm, chúng sẽ âm thầm phát triển, phá hủy toàn bộ ngà răng, sau đó vi khuẩn tấn công vào tủy răng gây viêm quanh chóp răng.

Biểu hiện của tình trạng này là vùng nướu quanh chân răng bị sưng, tấy đỏ, thậm chí là có mủ, gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Nghiêm trọng hơn còn khiến răng bị suy yếu, lung lay và gãy rụng.

Mất răng cửa do sâu răng không điều trị
Mất răng cửa do sâu răng không điều trị

Mặt khác, nhiều trường hợp còn bị nhiễm trùng huyết, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, sinh non ở phụ nữ mang thai,…

IV. Điều trị răng cửa bị sâu như thế nào?

Đối với răng cửa bị sâu, ngoài việc phải khắc phục vấn đề bệnh lý còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho những chiếc răng ở vị trí “mặt tiền” này. Vậy răng cửa bị sâu thì phải làm sao? Các bước điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất cần thực hiện theo trình tự sau đây:

1. Loại bỏ vết răng sâu

Răng sâu dù ở vị trí nào cũng cần phải thực hiện loại bỏ các điểm sâu trên răng. Đây là kỹ thuật nạo bỏ phần sâu, cũng chính là nạo bỏ mô răng đã bị phá hủy mang mầm bệnh có nguy cơ làm lan sang các mô răng khỏe khác.

Do đó, yêu cầu của kỹ thuật thực hiện là phải nạo vết sâu triệt để không bỏ sót, đồng thời không phạm vào mô răng lành. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn đối với răng cửa sâu.

răng cửa bị sâu
Phần sâu răng được nạo vét bỏ đi triệt để

Bởi lẽ, răng cửa là răng có hình thể mảnh, phần rìa răng có men răng rất mỏng, nếu việc nạo vết sâu quá nhiều làm mất quá nhiều mô răng thật thì phần răng còn lại sẽ rất ít, khiến cho việc phục hình khó khăn hơn và cũng rất khó để đạt được vẻ thẩm mỹ cao nhất. Đây cũng là lý do giải thích tại sao, nếu răng cửa sâu quá nặng sẽ không thể duy trì được.

2. Phục hình lại hình thể răng cửa

Sau khi điều trị sâu răng, các bác sĩ nha khoa luôn khuyên nên phục hình lại bằng một trong hai cách bọc răng sứ hoặc hàn trám. Việc phục hình nhằm bảo vệ phần mô răng thật còn lại, đồng thời để bệnh sâu răng không tái phát trên mô răng thật.

a) Trám răng

Phương pháp hàn trám răng hiệu quả khi vết sâu răng nhỏ, vết sâu ở mặt trong của răng cửa. Chất liệu trám cần có màu tương đồng với màu răng nên chủ yếu sử dụng Composite để trám.

Khi răng cửa sâu lớn, việc trám răng khó đạt được tiêu chuẩn thẩm mỹ cao nhất, miếng trám lớn cũng dễ bị bong tróc và sẽ đổi màu sau một khoảng thời gian ăn nhai. Cho nên trám răng ít được chỉ định trong trường hợp này.

trám răng bị sâu
Trám răng sâu

b) Bọc răng sứ

Sứ là chất liệu có màu sắc có thể đạt độ trùng hợp 100% với răng cửa bị sâu và với tất cả các răng trên toàn cung hàm.

Nếu được tạo hình điêu luyện có thể tạo ra chiếc răng mới thay thế cho răng thật một cách hoàn hảo, không thể phân biệt với răng thật ngay cả bằng X-quang. Răng sứ còn có thể thực hiện chức năng giống như một chiếc răng thật, hỗ trợ ăn nhai tốt, duy trì bền lâu, chắc chắn…

chữa tủy bọc sứ cho răng sâu
Bọc sứ cho răng sâu

Mặc dù việc điều trị phục hồi răng sâu hiện nay rất tốt với công nghệ hiện đại, nhưng việc phòng ngừa sâu răng vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.

Do đó, các bạn cần có một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách nhất cũng như thực hiện khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ có thể loại bỏ những nguy cơ gây bệnh sâu răng.

V. Cách phòng ngừa răng cửa bị sâu

Mặc dù việc điều trị phục hồi răng sâu hiện nay rất tốt với công nghệ hiện đại, nhưng việc phòng ngừa sâu răng vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.

Mỗi ngày, bạn cần chải răng đều đặn ít nhất 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Chải răng bằng bàn chải lông mềm, thực hiện chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn, tránh chải theo chiều ngang làm tụt nướu, gây viêm.

Sử dụng kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa, kháng khuẩn và giữ cho hơi thở thơm mát.

Sử dụng kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp
Sử dụng kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp

Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, canxi, sắt,… Hạn chế ăn vặt hoặc những thực phẩm nhiều đường, tinh bột.

Lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Thăm khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra, kịp thời loại bỏ những tác nhân gây sâu răng.

Thăm khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ

Sâu răng cửa là bệnh lý răng miệng phổ biến, nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là mất răng. Do đó, ngay khi răng có dấu hiệu bị sâu cần đến nha khoa sớm để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Nếu bị sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác cần phải điều trị thì hãy đến ngay Nha Khoa Đông Nam để bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí hoặc gọi ngay đến số tổng đài 1900 7141 để được trả lời một cách nhanh nhất.

Xem thêm sâu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *