Hiện tượng ê buốt răng hàm là do đâu? Điều trị như thế nào?

Chắc hẳn ai cũng từng trải qua cảm giác đau nhức, ê buốt răng hàm. Cơn đau buốt dai dẳng này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, khiến bạn ăn uống kém ngon, giao tiếp khó khăn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng răng hàm bị ê buốt và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Răng đang bị đau nhức có trám được không?

I. Nguyên nhân gây ê buốt răng hàm

Tình trạng đau âm ỉ hoặc ê buốt dữ dội ở vị trí răng hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là:

1. Vệ sinh răng miệng sai cách

Răng nướu dễ bị tổn thương và men răng bị bào mòn nếu chúng ta không có thói quen vệ sinh răng miệng hợp lý. Hệ quả là răng sẽ trở nên nhạy cảm và ê buốt hơn. Đáng chú ý nhất là thói quen chải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng, chải răng theo chiều ngang, lạm dụng các sản phẩm làm sạch răng có chất tẩy trắng quá mức,….

Ê buốt răng hàm có thể do chải răng sai cách
Ê buốt răng hàm có thể do chải răng sai cách

2. Thói quen xấu

Nhiều thói quen thường nhật tưởng chừng vô hại như nhai đá lạnh, mở nắp chai bằng răng, nghiến răng khi ngủ, nhai thức ăn dai cứng, sử dụng tăm xỉa răng,… lại tiềm ẩn nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng cho cấu trúc răng, dẫn đến ê buốt và đau nhức dai dẳng.

3. Bệnh lý răng miệng

Khi mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,… răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng, dẫn đến tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài.

Răng sâu hỏng sẽ gây đau nhức, ê buốt rất khó chịu
Răng sâu hỏng sẽ gây đau nhức, ê buốt rất khó chịu

4. Chế độ ăn uống chưa phù hợp

Tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, bia rượu,… có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là men răng bị bào mòn, lộ ngà, gây ê buốt và đau nhức răng.

5. Thiếu dinh dưỡng

Việc cung cấp canxi và vitamin D không đủ qua đường ăn uống có thể tác động đáng kể đến sức khỏe răng lợi. Hệ quả là men răng sẽ suy yếu, tạo điều kiện cho tổn thương và sứt mẻ, khiến răng trở nên nhạy cảm, đau buốt hơn.

6. Mọc răng khôn

Răng số 8, hay còn gọi là răng khôn, là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm. Do mọc muộn khi mà khung xương hàm đã gần như định hình, răng số 8 thường gặp nhiều trắc trở trong quá trình mọc, dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc ngầm hoặc bị kẹt, gây ra những cơn đau nhức dai dẳng và khó chịu ở vùng hàm.

Đau nhức do răng khôn mọc lệch là điều khó tránh khỏi
Đau nhức do răng khôn mọc lệch là điều khó tránh khỏi

II. Ê buốt răng hàm ảnh hưởng như thế nào?

Tùy vào mức độ ê buốt răng mà sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hằng ngày. Răng hàm là nhóm răng giữ chức năng ăn nhai chính, trường hợp thường xuyên bị ê buốt sẽ khiến người bệnh không thoải mái trong quá trình ăn uống, không thể thưởng thức những món ăn yêu thích.

Nghiêm trọng hơn, nếu cơn ê buốt kéo dài, có thể làm tăng nguy cơ biếng ăn. Nhiều trường hợp còn khó có thể đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Điều này dẫn đến cơ thể bị suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Cơn ê buốt răng dai dẳng có thể làm bạn cảm thấy stress, cáu kỉnh, ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống. Áp lực tâm lý do lo lắng về tình trạng răng miệng cũng gây mất tập trung, ảnh hưởng đến học tập và công việc.

Nếu ê buốt răng hàm xuất phát từ các vấn đề bệnh lý ở răng nhưng không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất răng.

Trường hợp răng khôn mọc sai lệch gây đau nhức, ê buốt cũng rất nguy hại. Càng để lâu sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng, hư hỏng răng kế cận. Thậm chí răng khôn viêm nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể.

Ê buốt răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống, sinh hoạt
Ê buốt răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống, sinh hoạt

III. Biện pháp khắc phục khi răng hàm bị ê buốt

1. Trường hợp răng hàm bị ê buốt nhẹ

Khi răng bị ê buốt nhẹ do chế độ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.

Lúc này bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân lựa chọn các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp để sử dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất. Đồng thời hướng dẫn chi tiết cách đánh răng khoa học hơn.

Bệnh nhân cũng cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, loại bỏ các thói quen xấu nhằm phòng ngừa tối đa nguy cơ gây ê buốt kéo dài.

Bên cạnh đó, để giảm các triệu chứng ê buốt, khó chịu ở răng bệnh nhân còn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà như:

  • Súc miệng 2 – 3 lần/ngày bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ sạch sâu mảng bám, vi khuẩn ở khoang miệng. Qua đó tình trạng ê buốt, đau nhức cũng thuyên giảm đáng kể, hạn chế nguy cơ phát sinh mùi hôi ở miệng khá tốt.
  • Bệnh nhân cũng có thể súc miệng bằng mật ong pha với nước ấm hoặc nước lá trà xanh cũng mang lại hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau buốt ở răng nướu rất hữu hiệu.
  • Cắt lát hoặc xay nhuyễn tỏi/gừng để đắp trực tiếp lên vị trí răng đang bị ê nhức trong 3 – 5 phút rồi súc lại thật sạch với nước ấm. Đều đặn thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ đem lại tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, xoa dịu ê buốt nhanh chóng.
  • Dùng bông tăm thấm tinh dầu đinh hương và xoa nhẹ nhàng lên vùng răng đang bị khó chịu rồi để yên trong khoảng 10 phút. Sau đó súc miệng sạch lại với nước ấm sẽ thấy triệu chứng đau nhức, ê buốt thuyên giảm rõ rệt.
Súc miệng nước muối giúp răng nướu dễ chịu hơn
Súc miệng nước muối giúp răng nướu dễ chịu hơn

2. Trường hợp răng hàm bị ê buốt nặng

Cách duy nhất để điều trị dứt điểm hiện tượng ê buốt răng là áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa.

  • Trường hợp răng bị sâu, viêm tủy, mòn men, sứt mẻ: Phương pháp khắc phù hợp sẽ được bác sĩ lựa chọn dựa trên tình trạng và mức độ tổn thương của răng. Bao gồm trám răng Composite hoặc bọc răng sứ, nhằm mang lại thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tối ưu.
Bọc răng sứ cho răng hàm bị hư tổn nặng
Bọc răng sứ cho răng hàm bị hư tổn nặng
  • Trường hợp viêm nướu, viêm nha chu: Tùy theo từng tình trạng cụ thể sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả như: cạo vôi răng, nạo túi nha chu, làm sạch gốc răng, ghép vạt nướu, dùng kháng sinh (nếu cần),…
Cạo vôi răng làm sạch mảng bám gây viêm lợi
Cạo vôi răng làm sạch mảng bám gây viêm lợi
  • Trường hợp bị nghiến răng khi ngủ: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm của bệnh nhân để thiết kế máng chống nghiến phù hợp với cấu trúc răng miệng của mỗi người. Máng này sẽ được đeo vào ban đêm khi ngủ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ răng bị sứt mẻ, tổn thương và gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt.
Dùng máng chống nghiến khi ngủ để tránh tổn thương đến răng nướu
Dùng máng chống nghiến khi ngủ để tránh tổn thương đến răng nướu
  • Trường hợp răng khôn mọc lệch: Giải pháp tốt nhất là nhổ bỏ răng khôn sớm nhất có thể để chấm dứt cơn đau buốt ở răng. Không chỉ vậy, nhổ răng khôn còn giúp phòng ngừa tối đa các biến chứng có thể xảy ra, bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu.
Nhổ răng khôn mọc lệch ở hàm dưới
Nhổ răng khôn mọc lệch ở hàm dưới
  • Trường hợp răng đau nhức, ê buốt nghiêm trọng: Đối với răng bị tổn thương, mắc bệnh lý quá nặng và không điều trị bảo tồn được thì việc nhổ răng sẽ khó tránh khỏi. Sau nhổ răng cần lưu ý sớm trồng lại răng giả mới bằng cấy ghép Implant để ngăn chặn biến chứng do mất răng, khôi phục thẩm mỹ, ăn nhai bền chắc trọn đời.
Trồng răng giả mới hiệu quả bằng cấy ghép Implant
Trồng răng giả mới hiệu quả bằng cấy ghép Implant

III. Biện pháp phòng ngừa ê buốt răng hàm

Để ngăn ngừa ê buốt răng hiệu quả, điều quan trọng là bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng và loại bỏ những thói quen có hại.

  • Chải răng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút. Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor, tránh sử dụng lực quá mạnh và không chải theo chiều ngang.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám, vi khuẩn một cách tốt nhất.
  • Tránh đánh răng ngay sau khi vừa ăn uống các thực phẩm có nhiều axit như cam, chanh, nước ngọt có ga. Thay vào đó, hãy uống hoặc súc miệng thật sạch lại với nước lọc để trung hòa axit còn sót lại trên răng.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là các khoáng chất thiết yếu cho răng như canxi, photpho, vitamin D, uống nhiều nước lọc mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng đường hoặc tính acid cao như nước ngọt có gas, bánh kẹo…
  • Hạn chế uống cà phê, bia rượu và sử dụng các chất kích thích.
  • Không dùng răng để cắn mở đồ vật quá cứng hay nhai nước đá, tránh ăn nhai các món dai, cứng,…
  • Khám răng định kỳ, lấy cao răng tại nha khoa uy tín 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng.
Khám răng định kỳ luôn được bác sĩ khuyến khích duy trì
Khám răng định kỳ luôn được bác sĩ khuyến khích duy trì

Hy vọng, qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về nguyên nhân ê buốt răng hàm là do đâu? Điều trị như thế nào?

Để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ Nha khoa Đông Nam qua số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp cơ sở để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm răng ê buốt:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *