Chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng hằng ngày quyết định rất lớn đến thời gian sử dụng của răng sứ. Chính vì vậy mà những vấn đề như sau khi bọc răng sứ kiêng ăn gì hay nên ăn gì luôn được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Bọc răng sứ là một giải pháp nha khoa giúp khắc phục các khiếm khuyết của răng như răng thưa, răng ố vàng, răng khấp khểnh nhẹ hoặc những trường hợp răng bị sứt mẻ, sâu lớn mà phương pháp hàn trám không mang lại hiệu quả lâu dài.
Phương pháp này cần mài răng thật để làm trụ, sau đó chụp mão sứ lên trên. Mão sứ được chế tác tương tự như chiếc răng thật, mang lại thẩm mỹ hoàn hảo và ăn nhai tốt.
Răng sứ có độ bền chắc cao, tuy nhiên nếu chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng có khả năng làm răng sứ tổn thương. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết.
Mục Lục
Bọc răng sứ nên kiêng ăn gì?
Thời gian đầu ngay sau khi bọc răng sứ, bạn không ăn những món quá dai hoặc quá cứng. Ở thời điểm này, răng sứ chưa có sự liên kết ổn định với cùi răng thật cũng như mô nướu răng dễ làm cho răng sứ bị rơi rớt.
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm tăng độ nhạy cảm của răng. Do đó, nếu không muốn răng rơi vào tình trạng ê buốt khó chịu thì bạn cũng cần kiêng những thực phẩm này.
Hạn chế đồ uống có gas. Mặc dù răng sứ có khả năng kháng màu cao nhưng việc thường xuyên tiêu thụ nước ngọt, lâu dần thành phần axit có trong loại nước này sẽ làm răng sứ trở nên kém sắc. Đồng thời còn có nguy cơ hỏng men răng.
Với những thực phẩm, món ăn chứa nhiều đường, bạn cũng cần hạn chế sử dụng. Vì đường được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sâu răng ngay cả khi bạn đã bọc răng sứ.
Bên cạnh đó, nếu có thói quen hút thuốc lá, hãy từ bỏ. Bởi vì những thành phần có trong khói thuốc sẽ làm hỏng liên kết giữa mão răng sứ và cùi răng. Hơn hết thuốc lá còn gây hại rất lớn đến sức khỏe, tăng nguy cơ ung thư.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm có màu như cafe, trà, các món đậm màu để duy trì được màu sắc trắng đẹp, sáng bóng bền lâu cho răng sứ, phòng ngừa tối đa các nguy cơ xỉn màu răng có thể xảy ra.
Bọc răng sứ nên ăn gì?
Trong khoảng 1 – 3 ngày đầu tiên, bạn nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt mà không cần lực nhai quá nhiều như cháo, bún, bánh canh, súp, sữa chua,…
Khi răng sứ đã ổn định, bạn có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Để răng chắc khỏe, hãy bổ sung những thực phẩm giàu canxi, flour, magie, vitamin D có trong các loại sữa không béo, phô mát, trứng, thịt, tôm, cá biển, đậu phụ,…
Thêm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày những thực phẩm giàu vitamin C và khoáng chất như bông cải xanh, cà chua, hoa quả có múi (cam, bưởi, quýt),… để nướu hồng hào, khỏe mạnh và ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
Ngoài ra, một số loại rau quả tươi, giòn như táo, mận, hồng,… có tác dụng loại bỏ mảng bám và làm sạch răng hiệu quả nên được xem là sự lựa chọn hoàn hảo.
Uống nhiều nước lọc mỗi ngày sẽ giúp cho khoang miệng được làm sạch một cách tự nhiên, rửa trôi các mảng bám, vụn thức ăn ở khoang miệng. Đồng thời uống đủ nước sẽ giúp tránh nguy cơ khô miệng, hôi miệng và nhiều vấn đề phát sinh ở răng miệng.
Sau khi bọc răng sứ có ăn uống như bình thường được không?
Một ca bọc răng sứ thành công không những đảm bảo về mặt thẩm mỹ mà còn cải thiện tình trạng khớp cắn, giúp người bệnh ăn nhai thoải mái, ngon miệng.
Vì vậy nếu quá trình thực hiện bọc răng sứ không xảy ra bất cứ sai sót nào, đúng quy trình thì sẽ không ảnh hưởng tới việc ăn nhai.
Và thông thường, khoảng 24 – 72 giờ đầu, để làm quen với những chiếc răng mới cũng như tạo sự ổn định cho răng sứ, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nuốt.
Và khi răng sứ đã liên kết tốt, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm đảm bảo độ bền chắc và tuổi thọ của răng sứ được lâu dài.
Sau khi bọc răng sứ cần lưu ý những gì?
Để gia tăng thêm thời gian sử dụng răng sứ, bạn cần quan tâm đến những vấn đề sau ngoài việc chọn thực phẩm nên và không nên gồm:
- Vệ sinh răng miệng là bước quan trọng không thể bỏ qua nếu muốn ngăn ngừa bệnh lý sâu răng, viêm nướu. Cần duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau những bữa ăn chính. Lưu ý, nên đánh răng khoảng 30 phút sau khi ăn tránh làm mài mòn men răng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm và thao tác chải nhẹ nhàng, chải theo chiều dọc của răng hoặc xoay tròn để ngăn ngừa tình trạng tụt nướu, mòn cổ chân răng. Dùng kem đánh răng có chứa flour để răng được chắc khỏe.
- Làm sạch vụn thức ăn thừa dính giắt trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa, thay thế cho tăm. Điều này sẽ tránh làm tổn thương đến nướu cũng như không làm kẽ răng thưa ra.
- Sau khi chải răng xong, nên súc miệng lại với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, giữ cho hơi thở thơm tho, ngăn ngừa hôi miệng.
- Tái khám và cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ. Việc này giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng răng miệng, phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý có thể xảy ra.
Sau khi bọc răng sứ kiêng ăn gì và nên ăn gì đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng như vệ sinh răng miệng khoa học sẽ duy trì tuổi thọ của răng sứ được lâu hơn.
Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc 2 hàm răng toàn sứ bao nhiêu tiền?
- Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- Đang cho con bú có làm răng sứ được không?
- Nha khoa bọc răng sứ 0% lãi suất tại TPHCM
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Có nên trồng răng Implant cho người già không? Chi phí bao nhiêu?
Vì sao răng sứ Cercon HT được ưa chuộng? Giá bao nhiêu?
Răng sứ Lava: Xuất xứ, ưu nhược điểm và giá thành
Cấy ghép Implant một vài răng giá bao nhiêu?
Cấy ghép răng Implant toàn hàm giá bao nhiêu?
Cấy ghép 1 răng Implant giá bao nhiêu tiền?