Răng nhiễm Tetracycline thường có màu vàng sậm, thậm chí là thâm đen gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Vậy răng nhiễm Tetracycline có khắc phục được không? Và nếu được thì khắc phục bằng cách nào?
Tetracycline là gì?
Tetracyclin hay còn được gọi tắt là Tetra – là một loại kháng sinh rất quen thuộc dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, mắt hột, nhiễm khuẩn sinh dục,…
Mặc dù loại thuốc kháng sinh này có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn hiệu quả nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều tác dụng phụ.
Một vài trường hợp nghiêm trọng nên ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện gần nhất: Đau đầu nặng, sốt, ớn lạnh, phát ban đỏ ở da, nhịp tim nhanh, đau dạ dày, buồn nôn,…
Những tác dụng phụ không quá nghiêm trọng như: khó chịu ở dạ dày, ngứa và tiết dịch âm đạo, xuất hiện các đốm trắng đau nhức bên trong miệng hoặc môi,…
Và đặc biệt, sau một thời gian dài sử dụng Tetracycline, người bệnh sẽ gặp tình trạng răng bị ố vàng, xỉn màu. Thời gian dùng Tetracycline càng lâu thì hiện tượng răng ố vàng sẽ càng nặng.
Răng nhiễm Tetracycline là gì?
Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng răng bị chuyển màu, không còn mang màu sắc tự nhiên. Mức độ chuyển màu này có thể là vàng, đen sậm hoặc màu răng xảy ra hiện tượng loang lổ.
Nếu răng nhiễm màu thực phẩm thông thường khiến lớp men bên ngoài bị ố vàng thì khi nhiễm màu kháng sinh, răng sẽ xảy ra tình trạng sẫm màu từ bên trong cấu trúc của răng.
Do đó, dù việc vệ sinh răng hằng ngày đúng cách cũng không thể khắc phục được tình trạng này mà cần phải tiến hành các giải pháp điều trị nha khoa.
Nguyên nhân răng nhiễm Tetracycline
Răng bị nhiễm Tetracycline thường xuất phát từ nguyên nhân phổ biến sau:
Do trẻ em uống thuốc Tetracycline trước khoảng thời gian từ 7 – 8 tuổi. Vào giai đoạn này, men răng của trẻ rất yếu và dễ dàng bị ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động của thuốc, gây ra tình trạng sạm màu răng vĩnh viễn.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường sử dụng kháng sinh Tetracycline để hỗ trợ điều trị một số bệnh nhất định. Điều này khiến màu răng của trẻ bị ảnh hưởng từ giai đoạn mọc răng sữa cho đến khi mọc đầy đủ răng vĩnh viễn.
Tình trạng răng sậm màu nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: thời điểm dùng thuốc sớm hay muộn, dùng thuốc trong bao lâu và liều lượng thuốc như thế nào.
Sự thay đổi của màu răng từ tự nhiên đến vàng, nâu hay xám xanh có thể diễn ra ở toàn bộ răng trên cung hàm. Tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ xuất hiện ở một vùng nhất định khiến răng có những dải màu khác nhau.
Với trường hợp nặng, răng còn xuất hiện nhiều khiếm khuyết khác như: men răng mất đi hình dạng bình thường, cấu trúc răng thay đổi và dễ mắc các bệnh lý về răng miệng khác.
Ngoài ra, răng bị nhiễm kháng sinh thường yếu và dễ tổn thương hơn các răng khỏe mạnh. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, răng dễ bị ê buốt khi sử dụng thực phẩm nóng, lạnh.
Răng nhiễm kháng sinh không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, khiến bản thân người bệnh cảm thấy tự ti và bị cản trở khi giao tiếp.
Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm Tetracyline
Khi mới tiếp xúc với Tetracyline trong khoảng thời gian ngắn, răng sẽ có các vết ố vàng nhạt.
Càng về lâu, khi thời gian và liều lượng thuốc tăng dần, màu sắc răng sẽ chuyển sang nâu hoặc xám.
Và ở mức độ nặng hơn, răng nhiễm Tetracycline sẽ có màu xám đen, nâu sẫm hoặc tím than bao phủ toàn bộ bề mặt răng.
Đặc biệt, Tetracycline không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc răng mà còn làm suy yếu men răng khiến răng có nguy cơ bị sâu cao hơn so với những chiếc răng bình thường.
Khi nhiễm Tetracycline, nhóm răng phía trước thường đổi màu nặng hơn so với nhóm răng hàm bên trong.
Cách khắc phục răng nhiễm Tetracycline
Có thể nói, sự phát triển của ngành nha khoa trong những năm gần đây thì việc cải thiện tình trạng răng nhiễm Tetracycline đã không còn là điều quá khó khăn.
Khi bệnh nhân đến Nha Khoa Đông Nam để khắc phục tình trạng này thì bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nhiễm màu mà đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Đối với tình trạng nhiễm màu nhẹ
Nhiễm màu Tetracycline nhẹ là khi màu thuốc chỉ mới làm thay đổi màu men răng, thân răng bên trong vẫn chưa bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh có thể khắc phục bằng phương pháp tẩy trắng.
Tẩy trắng răng là phương pháp giúp màu răng của bạn trở nên trắng sáng hơn. Bằng việc tạo ra phản ứng oxy hóa giữa thuốc tẩy trắng và năng lượng ánh sáng, các chuỗi protein màu trong răng sẽ bị cắt đứt, loại bỏ những vết xỉn màu, trả lại hàm răng trắng bóng.
Tại Nha Khoa Đông Nam, người bệnh sẽ được thực hiện tẩy trắng răng bằng công nghệ đèn Zoom hiện đại nhất và tốt nhất hiện nay.
Ánh sáng xanh từ đèn Zoom cải tiến kết hợp với thuốc tẩy trắng được chế tác riêng bảo đảm mang lại nhiều ưu điểm vượt trội:
Bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, không đau nhức, ê buốt trong suốt quá trình thực hiện.
Phương pháp được nghiên cứu và thử nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Đồng thời nguyên liệu được nhập khẩu nguyên hộp trực tiếp từ Mỹ nên đảm bảo an toàn.
Chỉ sau 45 – 60 phút thực hiện, bạn đã có được hàm răng trắng sáng và duy trì kết quả được trong 2 – 3 năm.
Sau khi kết thúc quá trình điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra độ trắng sáng của răng và hướng dẫn cho bệnh nhân cách để duy trì độ màu trắng răng được lâu dài.
Đối với tình trạng nhiễm màu nặng
Trường hợp dùng Tetracycline lâu dài hoặc từ khi còn nhỏ, khiến răng bị ảnh hưởng nặng thì phương pháp tẩy trắng sẽ không còn tác dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ để phục hình thẩm mỹ cho răng.
Phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài đi lớp răng thật bên ngoài theo tỉ lệ phù hợp rồi dùng mão sứ phục hình lên trên.
Mão sứ được sản xuất theo đúng dấu răng riêng của bạn nên hình dáng khớp với răng thật. Đồng thời màu sắc tự nhiên, hài hòa nên mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Tại Nha Khoa Đông Nam, phương pháp bọc sứ được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề cao. Đặc biệt, răng sứ còn được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại nhất nên mang lại nhiều ưu điểm.
Răng sứ được chế tác chính xác theo đúng tỉ lệ nên khớp với cùi răng thật. Không gây tình trạng cộm cấn, vướng víu khó chịu.
Màu sắc răng sứ tự nhiên, đúng theo yêu cầu của người bệnh, khắc phục được tình trạng răng nhiễm Tetracycline nặng mà phương pháp tẩy trắng không mang lại hiệu quả.
Độ bền chắc của răng sứ tương đương, thậm chí là cao hơn răng thật nên đảm bảo được khả năng ăn nhai tốt.
Tuổi thọ của răng sứ trung bình từ 10 – 15 năm. Với những dòng răng toàn sứ cao cấp lên đến 20 năm, thậm chí là trọn đời nếu người bệnh biết cách chăm sóc răng miệng tốt.
Thời gian điều trị răng bị nhiễm Tetracycline bao lâu?
Thời gian điều trị răng bị nhiễm Tetracycline bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi vì tâm lý của hầu hết mọi người là muốn cải thiện hàm răng trắng sáng trong thời gian sớm nhất.
Thời gian điều trị răng nhiễm Tetracycline sẽ tùy thuộc vào mức độ nhiễm Tetracycline nặng hay nhẹ và phương pháp điều trị.
Nếu răng nhiễm Tetracycline nhẹ có thể cải thiện bằng kỹ thuật tẩy trắng thì thời gian tiêu tốn chỉ mất khoảng từ 45 – 60 phút song màu sắc trắng sáng sẽ duy trì được 2 – 3 năm.
Còn với trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline nặng và khắc phục bằng phương pháp bọc sứ thì sẽ mất từ 2 – 4 ngày. Thời gian này bạn sẽ đến nha khoa 2 lần. Một lần mài cùi răng và lấy dấu. Một lần đến gắn răng sứ để hoàn tất.
Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý, là thời gian tẩy trắng và bọc răng sứ sẽ có sự thay đổi nếu trường hợp bạn đang mắc các bệnh lý răng miệng khác. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành điều trị triệt để các bệnh lý trước rồi mới tiến hành tẩy trắng học bọc sứ.
Vì vậy mà thời gian điều trị răng nhiễm Tetracycline dài hay ngắn còn phụ thuộc vào phương pháp thực hiện và sức khỏe bệnh lý răng miệng của ban.
Răng nhiễm Tetracycline hoàn toàn có thể điều trị bằng các giải pháp nha khoa, giúp bạn có lại nụ cười tự tin, rạng rỡ.
Cách phòng tránh răng nhiễm Tetracycline
Một số cách phòng ngừa tình trạng răng nhiễm màu Tetracyline mà bạn có thể tham khảo:
- Khi sử dụng kháng sinh Tetracyline, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về thời gian và liều lượng thuốc.
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bằng chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor giúp răng được chắc khỏe.
- Thao tác chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn hoặc dọc theo hướng mọc của răng, tránh chải mạnh tay theo chiều ngang làm tổn thương men răng và nướu răng.
- Hạn chế các thực phẩm sẫm màu như cà phê, rượu vang, nước ngọt,… Và nếu có thói quen hút thuốc lá cần thay đổi ngay nếu không muốn hàm răng xỉn màu, ố vàng.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chứa fluor để tăng hiệu quả làm sạch, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Thực hiện lấy cao răng và khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần nhằm giữ cho răng được sạch sẽ và kịp thời xử lý vấn đề phát sinh.
Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến răng nhiễm Tetracycline hay bất kỳ bệnh lý răng miệng khác, hãy liên hệ vào số điện thoại 1900 7141 của Nha Khoa Đông Nam để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?