Răng miệng là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan tới sức khỏe và giao tiếp của mỗi người nhưng lại hay bị “bỏ quên” vì rất nhiều lý do. Để giúp bạn giữ gìn hàm răng chắc khỏe và sáng bóng, dưới đây là 16 các vấn đề răng miệng thường gặp nhất mà chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh.
1. Hơi thở “có mùi lạ”
Hôi miệng, hay còn gọi là halitosis, một vấn đề khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ và mất tự tin khi giao tiếp, thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ trong các mối quan hệ.
Thống kê cho thấy, khoảng 85% người thường xuyên gặp phải tình trạng hôi miệng đều mắc các bệnh về răng miệng gồm: các vấn đề về nướu, sâu răng, ung thư miệng, khô miệng và sự tích tụ vi khuẩn trên lưỡi,…
2. Sâu răng
Là một trong các vấn đề về răng miệng thường gặp. Nguyên nhân là do lười chải răng, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều đường, không cạo vôi răng định kỳ khiến vi khuẩn tích tụ ăn mòn men răng và gây sâu răng.
Nếu bạn thấy răng có dấu hiệu sâu răng (có điểm trắng đục hoặc vàng nâu), đừng chần chừ và hãy đến gặp nha sĩ ngay. Việc chủ quan không điều trị sẽ khiến vết sâu lan rộng, ảnh hưởng đến tủy cần phải chữa tủy, nghiêm trọng hơn là nhổ răng.
3. Bệnh nha chu
Bệnh nha chu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của người bệnh như: gây hôi miệng, làm răng lung lay, mất răng, sức nhai kém dẫn đến kém ăn.
Nếu không có sự can thiệp đúng lúc sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh răng, lung lay răng và cuối cùng là mất răng. Và hiển nhiên là, sử dụng răng giả chắc chắn sẽ không làm nhan sắc của bạn lộng lẫy thêm chút nào đâu, răng thật vẫn là tốt nhất.
4. Vôi răng
Là mảng bám cứng đầu bám chặt vào răng. Sự hình thành của chúng bắt nguồn từ vi khuẩn trong miệng tương tác với thức ăn còn sót lại. Qua thời gian, những mảng bám này tích tụ và dần dần cứng lại do quá trình vôi hóa bởi các khoáng chất có trong nước bọt
Không chỉ gây hôi miệng, mất thẩm mỹ, vôi răng còn tăng nguy cơ gây sâu răng và bệnh viêm nha chu, nguyên nhân hàng đầu gây tiêu xương hàm, mất răng hàng loạt.
5. Tụt nướu
Là hiện tượng mô nướu xung quanh chân răng bị bào mòn, tụt xuống, để lộ phần thân răng ra ngoài. Điều này gây ra cảm giác ê buốt và khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân gây tụt lợi có thể là do vệ sinh răng miệng kém, tuổi tác, yếu tố di truyền hoặc bệnh nha chu,…
6. Khô miệng
Khô miệng là tình trạng thiếu nước bọt trong miệng. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm cho miệng, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và đặc biệt là bảo vệ răng khỏi sâu răng.
Khi khô miệng bạn có thể gặp các triệu chứng như nứt môi, hơi thở hôi, khó nuốt, tăng nguy cơ sâu răng, nhiễm nấm miệng.
Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng bao gồm tuổi tác, tác dụng phụ của một số thuốc chống trầm cảm, hút thuốc lá, uống rượu bia,…
7. Nấm miệng
Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Đây là tình trạng nhiễm trùng do nấm Candida gây ra.
Thông thường, nấm miệng không gây ra quá nhiều phiền toái cho người có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, người có hệ miễn dịch suy yếu, bệnh nấm miệng có thể biểu hiện nghiêm trọng hơn và trở nên khó kiểm soát.
Các triệu chứng của nấm miệng bao gồm mảng màu trắng trên lưỡi, má, nướu hoặc vòm miệng; đau rát trong miệng; khó nuốt; nứt ở khóe miệng; mất vị giác,…
8. Viêm nướu
Là tình trạng viêm nhiễm vùng nướu, mô mềm bao quanh răng. Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh nha chu, một bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến mất răng. Và đây cũng là một trong các vấn đề về răng miệng thường gặp nhất.
Nguyên nhân chính của viêm nướu là do mảng bám, một lớp màng dính bám trên răng chứa vi khuẩn. Khi mảng bám không được loại bỏ, nó có thể cứng lại thành cao răng, gây kích ứng nướu và dẫn đến viêm nhiễm.
9. Viêm loét miệng
Viêm loét miệng còn gọi là nhiệt miệng, là những vết loét nhỏ, nông, hình tròn hoặc hình oval xuất hiện trong miệng. Viêm loét miệng thường tự khỏi trong vòng một đến hai tuần.
Đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây vết loét miệng, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây nhiệt miệng bao gồm: căng thẳng; chấn thương do cắn vào má, lưỡi khi ăn nhai; thay đổi nội tiết tố; thiếu vitamin B12,…
10. Nhạy cảm ngà (ê buốt răng)
Tình trạng này xảy ra khi lớp men răng bên ngoài bị mòn đi, khiến phần ngà răng bên trong lộ ra. Ngà răng có chứa các ống thần kinh dẫn đến tủy răng, khi ngà răng bị lộ, các kích thích bên ngoài sẽ dễ dàng kích thích các ống thần kinh này và gây ra cảm giác ê buốt.
Triệu chứng chính của nhạy cảm ngà là cảm giác ê buốt, khó chịu xuất hiện ở răng khi gặp các kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc khi đánh răng. Cảm giác ê buốt này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc cũng có thể kéo dài, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều răng.
11. Mọc răng khôn – Một trong các vấn đề về răng miệng phổ biến
Đây là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm, khi chúng ta đã bước vào độ tuổi trưởng thành, từ 17 – 25 tuổi. Vì mọc lên vào thời điểm răng và xương hàm đã ổn định nên răng khôn rất dễ mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức.
Mặt khác, trường hợp chiếc răng khôn mọc lên thuận lợi nhưng vì vị trí sát trong cung hàm, khó vệ sinh nên nguy cơ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể là sâu răng, viêm nướu. Đây cũng là lý do mà hầu hết trường hợp mọc răng khôn, bác sĩ đều khuyên phải nhổ bỏ sớm.
12. Nghiến răng khi ngủ
Xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như do tâm lý căng thẳng quá mức, các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, răng lệch lạc, sai khớp cắn,… Nghiến răng thường xuyên và kéo dài không chỉ khiến nhức mỏi hàm mà còn làm mòn men răng, răng sứt mẻ, lung lay. Vì vậy bạn cần sớm đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có chỉ định điều trị phù hợp.
13. Răng gặp chấn thương
Theo thống kê, có đến 40% trẻ em xảy ra chấn thương liên quan đến răng hàm mặt. Các chấn thương răng xảy ra có thể là do tai nạn, va đập hoặc khi chơi thể thao. Do đó, với những trường hợp chơi thể thao hoặc tham gia các bộ môn vận động có mức độ nguy hiểm cao cần sử dụng máng bảo vệ.
14. Răng nhiễm màu, nhiễm kháng sinh
Thói quen vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên sử dụng thực phẩm đậm màu (cà phê, nước ngọt), hút thuốc lá hoặc nhiễm kháng sinh sẽ khiến hàm răng xỉn màu, ố vàng, thiếu tự tin khi cười. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục bằng các phương pháp như tẩy trắng răng, dán sứ hoặc bọc sứ thẩm mỹ phụ thuộc vào tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân.
15. Răng lệch lạc, sai khớp cắn
Nguyên nhân răng khấp khểnh, lệch lạc, sai khớp cắn có thể xảy ra do di truyền hoặc những tác động chủ quan lẫn khách quan trong quá trình phát triển. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ nụ cười. Bạn có thể khắc phục bằng các phương pháp như niềng răng chỉnh nha hoặc phẫu thuật hàm.
16. Mất răng – Một trong các vấn đề về răng miệng thường gặp
Thiếu răng bẩm sinh hoặc mất răng do tai nạn, chấn thương, bệnh lý, tuổi tác,… đều khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn, thẩm mỹ suy giảm và xương hàm tiêu biến. Vì vậy, khi mất răng, bạn nên sớm trồng lại răng Implant, phương pháp trồng răng giả toàn diện nhất hiện nay.
Phần lớn các vấn đề về răng miệng thường gặp đều xuất phát từ việc chúng ta chưa chăm sóc răng miệng đúng cách. Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, chải răng đúng cách, thường xuyên cạo vôi răng và đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ đến hotline 0972 411 411 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?