Trám răng là điều trị thường gặp giúp khắc phục răng bị sâu và hư tổn nhẹ. Vậy trám răng có gây đau không và quá trình trám răng có cần chích thuốc tê không?
Trám răng là phương pháp điều trị thông thường trong nha khoa. Hiện nay rất nhiều người thường chủ quan với các triệu chứng sơ khởi của bệnh răng miệng, đến khi nhận ra những vết ố vàng, những vết sâu xuất hiện thì lúc này vi khuẩn đã tấn công gây tổn thương răng. Trong trường hợp này, trám răng là chỉ định cần thiết.
1. Trám răng có cần chích thuốc tê không?
Thông thường, trám răng chỉ cần làm sạch vùng răng cần điều trị và đắp vật liệu trám lên trên hoàn toàn không cần gây tê. Nhưng nếu lỗ sâu răng lớn, gây ê buốt nhiều thì bắt buộc bác sĩ sẽ tiến hành gây tê bằng cách xịt hoặc chích thuốc tê vào vùng răng cần trám.
Trường hợp sâu răng nặng, đã ảnh hưởng đến tủy thì cũng cần gây tê để điều trị tủy trước khi trám răng. Vì nếu không được điều trị viêm tủy triệt để, sau này sẽ tổn hại đến răng gây đau nhức hoặc thậm chí có thể phải nhổ răng bỏ đi.
Như vậy để xác định chính xác trám răng có cần chích thuốc tê không thì bệnh nhân cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được từ đó bác sĩ sẽ khám, kiểm tra, chụp phim X – quang… để đánh giá tình trạng răng như thế nào, từ đó mới có thể đưa ra kết luận cũng như giải pháp điều trị thích hợp.
2. Quy trình trám răng
Trám răng là một thủ thuật khá đơn giản và nhanh chóng, chỉ thực hiện trong khoảng thời gian từ 20-30 phút, một số trường hợp đơn giản thì chỉ trong 10 phút là hoàn thành. Quy trình trám răng tại Nha Khoa Đông Nam được tiến hành theo các bước sau:
– Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể vùng răng cần trám và tư vấn cho khách hàng về cách thực hiện trám răng cũng như vật liệu sẽ sử dụng
– Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Đây là bước cực kỳ quan trọng trong điều trị sâu răng, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng chuyên dụng, sau đó sát trùng vùng răng sâu cần điều trị.
– Bước 3: Gây tê và tạo hình xoang trám
Trước tiên có thể Bác sĩ sẽ gây tê (nếu cần) để bạn không còn cảm giác đau buốt khi trám răng. Sau đó làm sạch những vụn thức ăn, ngà sâu trong lỗ sâu, Bác sĩ dùng dụng cụ tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám và trám răng.
– Bước 4: Tiến hành trám răng
Sau khi bôi một loại dung dịch axit nhẹ lên chỗ răng cần phục hồi (Etching), tiến hành phủ một lớp keo tạo độ dính (Bonding) rồi chiếu đèn quang trùng hợp cho lớp keo Bonding khô.
Sau đó trám bằng Composite từng lớp mỏng (nhiều hay ít tùy theo từng răng), điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của răng, chiếu đèn quang trùng hợp đề Composite và răng tạo thành một khối đồng nhất. Cuối cùng là làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám để giữ độ bền miếng trám với răng.
3. Một số triệu chứng sau khi trám răng và cách khắc phục
Sau khi trám răng, các bạn thường có cảm giác ê nhức (trong trường hợp răng cần chữa sâu và viêm tủy) do thuốc tê hoặc ảnh hưởng của thuốc chữa tủy. Đây là điều hoàn toàn bình thường và sẽ khỏi sau đó vài ngày nên bạn không cần quá lo lắng.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu có thể sử dụng nước muối sinh lý để ngậm súc miệng, dùng túi chườm đá hoặc chườm nóng vào phía ngoài vùng răng đau sẽ có hiệu quả giảm đau đáng kể.
Răng bị đau, ê nhức kéo dài không thuyên giảm cần quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra vết trám, nguyên nhân gây ra và cách thức điều trị tương ứng.
Trám răng là thủ thuật nha khoa khá đơn giản ngày nay đa số nha khoa đều thực hiện được nhưng bạn nên lưu ý chọn cho mình trung tâm uy tín thực hiện đảm bảo chất lượng hiệu quả sau khi phục hình.
Trám răng có cần chích thuốc tê không thì cần căn cứ vào tình huống răng miệng, mức độ sâu và hư hỏng của răng mà trả lời chính xác. Nếu bạn băn khoăn trường hợp của mình thì hãy đến ngay Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết hoàn toàn miễn phí.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất.
Xem thêm trám răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?