Trám răng có đau không là một trong những vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm, đặc biệt là những ai đang chuẩn bị thực hiện phương pháp này để sửa chữa những chiếc răng bị hư hỏng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật trám răng cũng như thực tế phương pháp này có gây đau đớn cho bệnh nhân không nhé.
Trám răng là gì?
Trám răng là một kỹ thuật phổ biến và tương đối đơn giản trong nha khoa, có tác dụng phục hồi lại hình dáng của những chiếc răng bị sâu, sứt mẻ. Thông thường, vật liệu được sử dụng trong phương pháp hàn trám răng là Composite, Amalgam, vàng, bạc, đồng…
Song phổ biến nhất hiện nay là vật liệu Composite. Vật liệu này, được các chuyên gia đánh giá là tương tự như mô răng thật, không gây hiện tượng kích ứng với cơ thể.
Với phương pháp hàn trám, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị tổn thương rồi cho vật liệu trám bít kín, khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng, đảm bảo chức năng ăn nhai. Đồng thời thu hẹp lại vùng răng bị tổn thương.
Trường hợp cần trám răng
Trám răng tuy là kỹ thuật đơn giản nhưng không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng. Vì chúng còn bị chi phối bởi tình trạng răng miệng cụ thể của từng người. Do đó, trám răng thường được chỉ định cho trường hợp sau:
1. Sâu răng
Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến do vi khuẩn gây ra. Quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách làm thức ăn thừa không được loại bỏ hoàn toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công, lâu dần men răng bị ăn mòn và bề mặt răng xuất hiện những lỗ sâu.
Lúc này, phương pháp hàn trám sẽ giúp bịt kín những lỗ sâu này, thu hẹp vùng răng bị tổn thương và ngăn cho chúng không lây lan sang những mô răng lành khác.
2. Chấn thương răng
Do một vài tai nạn không mong muốn xảy ra khiến răng bị gãy vỡ, sứt mẻ ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai. Trường hợp mẻ răng cửa còn gây mất thẩm mỹ. Song, bằng việc sử dụng vật liệu hàn trám chuyên dụng, răng sẽ được khôi phục lại hình dáng như ban đầu.
Tuy nhiên, với những răng bị sứt mẻ lớn, vượt quá 1/3 thân răng thì phương pháp hàn trám sẽ khó thực hiện được. Vì miếng trám không những không thẩm mỹ mà còn dễ dàng bong tróc.
3. Mòn cổ chân răng
Thói quen xấu trong quá trình chăm sóc vệ sinh răng miệng hằng ngày như sử dụng bàn chải lông cứng, chải mạnh tay và chải theo chiều ngang trong suốt một thời gian dài làm men răng bị mài mòn và dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng.
Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện vết khuyết hình chêm ở cổ răng, vị trí tiếp giáp giữa răng và nướu. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ dùng vật liệu composite để trám vào khu vực bị mòn.
Lưu ý, phương pháp hàn trám chỉ thực hiện với tình trạng vết khuyết còn nông, với những vết khuyết ăn sâu vào cấu trúc răng gây ảnh hưởng đến tủy thì không thể thực hiện được.
4. Răng thưa
Trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng răng thưa, đặc biệt là ở vị trí răng cửa thì vẫn có thể dùng vật liệu trám để trám kín. Tuy nhiên, phương pháp hàn trám cũng chỉ áp dụng với người có răng thưa kẽ hở nhỏ không vượt quá 2mm.
Trám răng có đau không?
Trong nha khoa, trám răng không phải là một kỹ thuật khó, quy trình diễn ra tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Tùy vào tình trạng răng của bạn mà phương pháp sẽ can thiệp vào vị trí răng bị tổn thương nhiều hoặc ít.
Trường hợp bệnh nhân tiến hành trám răng thẩm mỹ khi gặp vấn đề về răng thưa, kẽ hở hoặc răng bị sứt mẻ nhỏ thì bác sĩ chỉ thực hiện làm sạch vùng răng cần điều trị rồi đắp vật liệu trám lên là hoàn tất.
Thời gian diễn ra nhanh chóng và bạn hoàn toàn không thấy đau nhức khó chịu trong suốt quá trình thực hiện. Để cụ thể hơn bạn có thể xem video trám răng dưới đây tại Nha Khoa Đông Nam.
Với trường hợp bệnh nhân bị sâu răng nặng, răng mẻ lớn ảnh hưởng đến tủy. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy trước rồi mới thực hiện hàn trám.
Khi điều trị tủy, bạn sẽ có cảm giác hơi nhói và ê buốt. Tuy nhiên vì trước đó bác sĩ đã tiêm thuốc tê nên cảm giác đau nhức cũng không quá khó chịu.
Trên thực tế, trám răng có đau hay không còn tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ và công nghệ điều trị tại nha khoa. Điều này có ý nghĩa rất lớn.
Một bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao không chỉ kiểm soát và hạn chế thấp nhất cơn buốt có thể xảy ra với người có cơ địa nhạy cảm mà còn tạo được miếng hàn trám tốt, dính chặt vào răng, đảm bảo cả về tính thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai.
Quy trình trám răng
Khi thực hiện trám răng tại Nha Khoa Đông Nam, quý khách hàng sẽ trải qua tuần tự các bước sau:
Bước 1: Khám, tư vấn
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát răng miệng để đánh giá mức độ hư tổn của răng, vị trí răng cần trám.
Một vài trường hợp răng sâu, chấn thương nặng cần điều trị tủy, bác sĩ sẽ chụp X-Quang nhằm đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng, từ đó đưa ra giải pháp nhằm mang lại hiệu quả với chi phí tối ưu nhất.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Bước vệ sinh răng miệng có ý nghĩa quan trọng trong hầu hết mọi kỹ thuật điều trị nha khoa, và tất nhiên trám răng cũng không thể bỏ qua bước này. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ không chỉ ngăn ngừa được tình trạng lây nhiễm chéo mà còn mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Bước 3: Hàn trám cho răng
Sau khi làm sạch vùng răng bị tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hàm tạo hình xoang trám.
Tiếp theo, phủ từng lớp vật liệu trám lên trên và chiếu đèn quang trùng hợp để làm khô và đông cứng vật liệu trám. Cuối cùng, làm nhẵn và đánh bóng bề mặt miếng trám để ăn nhai không bị cộm cấn.
Bước 4: Kiểm tra định kỳ
Sau khi hoàn tất quy trình điều trị, chiếc răng của bạn đã được phục hình lại như hình dáng ban đầu, đảm bảo được khả năng ăn nhai và thẩm mỹ tốt.
Tuy nhiên, để vật liệu trám duy trì được lâu hơn, bạn nên định kỳ thăm khám tại nha khoa để bác sĩ theo dõi được tình trạng của miếng trám.
Cách giảm buốt khi trám răng
Sau khi thực hiện trám răng, với những người cơ địa nhạy cảm có thể sẽ xảy ra tình trạng buốt răng. Tuy nhiên đây là vấn đề hết sức bình thường nên bạn không cần phải lo lắng. Cơn buốt này sẽ giảm dần và hết hẳn sau 1 – 2 ngày.
Sử dụng thực phẩm mềm lỏng để không cần phải dùng lực nhai quá lớn gây đau đến vị trí trám.
Hạn chế thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì thời điểm này răng còn tương đối nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng.
Chăm sóc đúng cách sau khi trám răng
Để miếng trám có thể sử dụng lâu bền, bạn cần có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học:
Phải duy trì thói quen chải răng đều đặn 2 lần/ngày, mỗi lần chải từ 2 – 3 phút để có thể làm sạch hoàn toàn mảng bám thức ăn thừa trên bề mặt răng, đặc biệt là kẽ thưa của răng.
Dùng nước muối loãng hoặc nước súc miệng kết hợp với chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa dính sau mỗi bữa ăn. Đồng thời còn loại bỏ được những vi khuẩn gây hại, giữ cho hơi thở luôn thơm mát.
Tuyệt đối không dùng răng cắn những vật cứng nhọn, đặc biệt là răng đã hàn trám vì dễ khiến miếng trám bị bong, nứt mẻ.
Thăm khám tại nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo miếng trám vẫn còn tốt.
Với những thông tin chia sẻ trên bài viết, hy vọng đã giúp bạn giải quyết được phần nào vấn đề trám răng có đau không.
Nếu còn thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề trám răng có đau không, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.
Xem thêm trám răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?