Trám răng là phương pháp phổ biến để khắc phục sâu răng, răng mẻ. Tuy nhiên, miếng trám không bền vĩnh viễn và cần được thay thế sau một thời gian sử dụng. Vậy trám răng bao lâu thì trám lại? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tuổi thọ của miếng trám và các dấu hiệu cho thấy miếng trám cần được thay mới.
I. Trám răng là gì? Trường hợp nào thì trám răng được?
Trám răng là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ loại bỏ những mô răng bị hư tổn, thay thế bằng vật liệu trám phù hợp để phục hồi chức năng nhai và cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Các trường hợp cần trám răng bao gồm:
- Răng bị sâu: Khi có lỗ sâu trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng để ngăn chặn sâu răng lan rộng và bảo vệ tủy răng.
- Răng bị mẻ, vỡ: Trường hợp răng bị mẻ, vỡ nhỏ, trám răng sẽ giúp khôi phục hình dáng và chức năng của răng.
- Răng bị mòn: Thao tác chải răng mạnh tay, thói quen ăn nhai đồ cứng hoặc nghiến răng khi ngủ có thể dẫn đến tình trạng mòn mặt nhai của răng. Trám răng sẽ giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng khác.
- Răng thưa: Nếu khoảng thưa giữa hai răng nhỏ, trám răng sẽ cải thiện được thẩm mỹ cho hàm răng.
II. Quy trình trám răng mất bao lâu?
Thông thường, thời gian trám một chiếc răng mất khoảng từ 15 – 20 phút. Tuy nhiên, đối với trường hợp răng bị sâu nặng cần điều trị tủy hoặc trám nhiều răng cùng lúc, thời gian có thể kéo dài hơn.
Quy trình trám răng an toàn, hiệu quả diễn ra theo tuần tự các bước sau:
Bước 1: Khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng, xác định mức độ tổn thương và lên kế hoạch điều trị.
Bước 2: Làm sạch mô răng hỏng
Bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ loại bỏ phần mô răng bị sâu, tổn thương.
Bước 3: Tiến hành trám răng
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tạo hình xoang trám sao cho phù hợp với vật liệu trám. Sau đó đưa vật liệu trám vào lấp đầy phần mô răng đã mất.
Bước 4: Điều chỉnh lại vết trám
Để hoàn thiện miếng trám, bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để mài nhẵn và đánh bóng bề mặt trám, đảm bảo tính thẩm mỹ cao và khớp cắn chính xác.
Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị
Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách và hẹn lịch khám định kỳ để bảo vệ kết quả điều trị lâu dài.
III. Trám răng bao lâu thì trám lại?
Tuổi thọ của miếng trám răng có thể duy trì trung bình 5 – 7 năm hoặc lâu hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Loại vật liệu trám: Các loại vật liệu trám khác nhau có độ bền, tuổi thọ khác nhau. Ví dụ, Composite thường có tuổi thọ từ 5 – 7 năm, trong khi Amalgam có thể lên đến 10 năm. Nhưng tính thẩm mỹ của Amalgam lại kém hơn rất nhiều so với Composite.
- Vị trí của miếng trám: Miếng trám ở các vị trí chịu lực nhai nhiều như răng hàm thường bị mòn nhanh hơn so với miếng trám ở các răng khác.
- Kỹ thuật trám răng: Tay nghề của bác sĩ có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của miếng trám. Đó là lý do vì sao bạn luôn được khuyến cáo nên lựa chọn trám răng tại những cơ sở nha khoa uy tín.
- Chăm sóc răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh các thức ăn cứng, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của miếng trám.
Như vậy, trám răng bao lâu thì trám lại còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Để biết khi nào cần trám lại, bạn hãy kiểm tra xem mình có nằm trong những dấu hiệu dưới đây.
IV. Dấu hiệu cho thấy miếng trám cần thay thế
Những biểu hiện cho thấy miếng trám của bạn cần được thay thế.
- Miếng trám bị vỡ, mẻ: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy miếng trám đã bị hỏng cần được thay mới.
- Răng bị ê buốt: Nếu bạn cảm thấy ê buốt khi ăn uống hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh, có thể do miếng trám đã bị hở hoặc vi khuẩn xâm nhập vào bên dưới miếng trám.
- Miếng trám đổi màu: Vật liệu Composite sau một thời gian sử dụng sẽ bị xỉn màu, bạn cần thay lại miếng trám mới để đảm bảo thẩm mỹ.
- Xung quanh miếng trám xuất hiện các vết sâu: Nếu bạn phát hiện có các vết sâu xuất hiện xung quanh miếng trám, điều này có nghĩa là miếng trám đã không còn đảm bảo chức năng bảo vệ răng.
V. Cách chăm sóc giúp gia tăng độ bền khi trám răng
Một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp cho tuổi thọ của miếng trám kéo dài lâu hơn:
- Trong 24 giờ đầu, hạn chế nhai ở vị trí răng vừa trám để miếng trám ổn định.
- Sau đó bạn có thể ăn uống bình thường nhưng cần hạn chế thức ăn dai cứng, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Chải răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có fluor.
- Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám ở những vị trí bàn chải khó làm sạch như kẽ răng, đường viền nướu.
- Súc miệng bằng nước muối giúp khoang miệng được làm sạch tốt hơn và ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu.
- Hạn chế đồ uống có màu như cà phê, trà, rượu vang,… vì có thể làm miếng trám xỉn màu.
- Thực hiện khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng miếng trám, theo dõi sức khỏe răng miệng tổng thể, phát hiện và điều trị sớm các vấn đề như sâu răng, viêm lợi,…
Thông thường, miếng trám có thể tồn tại từ 5 – 7 năm hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách. Để biết chính xác trám răng bao lâu thì trám lại, bạn nên khám răng định kỳ để nha sĩ kiểm tra. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy gọi đến tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm trám răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?