Cam miệng là một trong những bệnh lý răng miệng rất thường gặp ở trẻ nhỏ và có nguy cơ chuyển biến nặng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy trẻ bị cam miệng cần phải làm gì? Cách phòng ngừa như thế nào?
Bệnh cam miệng ở trẻ em là gì? Nhận biết thế nào?
Bệnh cam miệng thường rất phổ biến ở những trẻ 2 – 3 tuổi với những biểu hiện ban đầu có phần tương tự như chứng viêm lợi, nhiệt miệng. Tuy nhiên bệnh cam miệng lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Vì tốc độ tiến triển của chúng rất nhanh, có khả năng “ăn” mất lợi, môi, thậm chí là mũi.
Thông thường, bệnh dễ xảy ra với những trẻ có sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng. Dấu hiệu nhận biết của bệnh cam miệng mà bố mẹ không thể bỏ qua là:
- Mô nướu đỏ lên bất thường kèm với sưng to và lở loét
- Bề mặt lưỡi xuất hiện lớp màu trắng khá dày
- Bé hay chảy nước dãi và trong miệng có mùi hôi khó chịu
- Thường xuyên nóng sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều hoặc đêm
- Trẻ quấy khóc hơn bình thường
- Xuất hiện tình trạng nằm sấp khi ngủ và đổ nhiều mồ hôi trộm
- Nhiều trường hợp còn đi kèm với táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ
- Trẻ sụt cân do biếng ăn
Nguyên nhân gây nên tình trạng cam miệng ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cam miệng ở trẻ, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến những lý do sau:
- Quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo, nhất là thời điểm đang mọc răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào mô mềm trong khoang miệng gây lở loét, đau nhức.
- Trẻ vừa ốm dậy hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, sởi,… khiến sức đề kháng yếu đi. Đây là thời điểm mà vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.
- Các chấn thương, va đập bởi vật nhọn làm niêm mạc miệng bị tổn thương, vi khuẩn theo đó xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm.
- Ăn thực phẩm nóng gây ra những vết bỏng trong miệng, lâu dần những vết bỏng này sẽ loét ra và nếu phụ huynh vệ sinh không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh cam miệng ở trẻ.
- Sử dụng thuốc kháng sinh một cách tùy tiện không được kê đơn từ bác sĩ hoặc dùng quá liều lượng cho phép làm rối loạn khuẩn, hệ tiêu hóa viêm nhiễm, tỳ bị tổn thương gây ra bệnh cam miệng.
Các biến chứng có thể gặp phải nếu không điều trị kịp thời
Như đã đề cập ở trên, bệnh cam miệng ban đầu thường có những biểu hiện tương tự như nhiệt miệng nên nhiều phụ huynh chủ quan bỏ qua. Song trên thực tế bệnh cam miệng nguy hiểm hơn rất nhiều. Việc chậm trễ không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Tốc độ phá hủy của bệnh cam miệng được ví như “cam mã tấu”, tức ngang với tốc độ ngựa phi. Chỉ vài ngày, cam miệng đã khiến phần lợi, môi bị hoại tử.
- Mặt khác, cam miệng còn sinh ra tình trạng kiết lỵ, nốn trớ, biếng ăn hay quấy khóc. Điều này khiến trẻ chậm lên cân, thậm chí là sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bé bị cam miệng thì điều trị như thế nào?
Bệnh cam miệng ở trẻ nhỏ có thể điều trị bằng Đông y, Tây y hoặc Đông Tây y kết hợp. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc bôi gia truyền để chữa bệnh cho con. Điều này là vô cùng nguy hiểm.
Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có những chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi bố mẹ cũng cần chú ý, quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh răng miệng cũng như chế độ dinh dưỡng của con.
+ Thường xuyên rơ lưỡi và nướu cho con đối với trẻ chưa mọc răng. Hướng dẫn con chải răng đúng cách khi răng sữa đã mọc lên.
+ Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và canxi để đẩy nhanh quá trình điều trị.
Trẻ bị cam miệng có nên dùng thuốc nam?
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh thường tìm đến các bài thuốc nam cho trẻ dùng để điều trị bệnh cam miệng tại nhà với mong muốn thiên nhiên lành tính, ít tác dụng phụ hơn.
Hầu hết các bài thuốc nam sẽ được bào chế ở dạng bôi miệng. Bên cạnh đó cũng có một số bài thuốc dạng uống khi dùng chỉ cần hòa tan thêm với ít nước là có thể cho trẻ dùng được. Thời gian điều trị tầm 7 ngày.
Thế nhưng, đã có không ít trường hợp lựa chọn không kỹ lưỡng mua phải những bài thuốc không đảm bảo chất lượng, chưa thông qua kiểm chứng rõ ràng. Từ đó dẫn đến nhiều hậu quả khó lường cho sức khỏe của trẻ.
Việc dùng thuốc nam chữa cam miệng không thông qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ có thể khiến trẻ bị nôn trớ, đi ngoài liên tục, co giật, cơ thể mất nước trầm trọng.
Thậm chí nguy hiểm hơn trẻ có thể bị ngộ độc, ngất xỉu, các chức năng gan thận cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chính vì vậy, tốt hơn hết phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ dùng thuốc nam tùy ý. Mọi việc điều trị đều phải thông qua thăm khám và chỉ định cụ thể từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ và đạt hiệu quả tốt nhất.
Bé bị cam miệng cần kiêng ăn gì?
Trong thời gian điều trị bệnh cam miệng của con, bố mẹ cần chú ý đến thực đơn ăn uống hằng ngày để rút ngắn thời gian điều trị. Một số thực phẩm cần kiêng ăn khi bé bị cam miệng:
Thực phẩm cay nóng: Khi nêm nếm thức ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên thêm vào các loại gia vị như nước mắm, bột quế, tiêu, tỏi, ớt, gừng,… Vì những thực phẩm này sẽ khiến vết loét trong miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thức ăn chiên xào hoặc thức ăn nhanh cũng làm cho cơ thể nóng hơn, theo đó tình trạng viêm loét cũng nặng hơn.
Thực phẩm có tính axit: Những loại trái cây tươi như cam, chanh, quýt, kiwi,… chứa hàm lượng lớn vitamin C, rất tốt cho cơ thể khi bổ sung một lượng vừa đủ.
Trường hợp nếu sử dụng quá nhiều sẽ phản tác dụng vì những loại trái cây có vị chua thường tính axit cao, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Thức ăn chứa nhiều đường: Mặc dù đồ ngọt sẽ giúp bé ngon miệng hơn nhưng việc hấp thụ quá nhiều đường cũng khiến cơ thể nóng hơn. Mặt khác, đường bám dính lâu trong khoang miệng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công vào nướu gây viêm nhiễm.
Cách phòng ngừa bệnh cam miệng ở trẻ em
Để phòng ngừa bệnh cam miệng ở trẻ, bố mẹ cần chú ý hơn nữa trong sinh hoạt hằng ngày của con.
Đối với trẻ sơ sinh chưa mọc răng
Mặc dù con chưa mọc răng nhưng bố mẹ cũng cần vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng cách dùng miếng rơ lưỡi làm sạch bề mặt lưỡi và nướu.
Cho trẻ uống nước lọc sau mỗi bữa ăn hoặc sau khi bú sữa. Lưu ý, nhiệt độ nước và sữa phải vừa phải, không quá nóng để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của con.
Bình sữa và chén muỗng nên rửa sạch và tráng lại bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Bảo quản vật dụng ăn uống của con nơi khô ráo, thoáng mát.
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên
Độ tuổi này răng sữa của bé đã bắt đầu mọc lên, bố mẹ cần dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng cho đúng và hình thành thói quen chải răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Thực hiện tiêm chủng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Lưu ý, bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho con sử dụng các loại thuốc kháng sinh không được kê đơn từ bác sĩ.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho con thông qua bữa ăn hằng ngày như canxi, vitamin, kẽm, magie, sắt, chất xơ,… Đồng thời cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm chứa nhiều đường.
Trẻ bị cam miệng cần làm gì và cách điều trị, phòng ngừa như thế nào đã được chia sẻ trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?