Sưng lợi răng cửa nguyên nhân từ đâu? Nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tình trạng sưng lợi răng cửa không chỉ làm giảm thẩm mỹ nụ cười ảnh hưởng đến giao tiếp. Mà nó còn gây nhiều cơn đau nhức khó chịu khiến việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều trở ngại. Vậy sưng lợi răng cửa nguyên nhân từ đâu? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Nếu đang gặp phải dấu hiệu bất thường ở răng này bạn đừng bỏ qua các thông tin quan trọng được chia sẻ trong nội dung ngay sau đây.

Sưng lợi răng cửa nguyên nhân từ đâu? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Sưng lợi răng cửa nguyên nhân từ đâu? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

I. Nguyên nhân gây sưng lợi răng cửa

Sưng lợi (nướu) răng cửa là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người. Bằng mắt thường có thể thấy được vùng nướu sẽ sưng phồng, tấy đỏ hơn so với những vùng răng khỏe mạnh bình thường khác.

Khi dùng tay sờ vào có thể cảm thấy đau nhức khó chịu, thậm chí nhiều trường hợp sưng lợi còn kèm theo tình trạng chảy máu chân răng, tụ dịch mủ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cuộc sống của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sưng lợi tại răng cửa mà mọi người nên chú ý đó là:

1. Sâu răng cửa

Sâu răng cửa là một bệnh lý phổ biến hàng đầu gây triệu chứng đau nhức, sưng tấy nướu tại vị trí này.

Mặc dù răng cửa có bề mặt khá bằng phẳng, không có nhiều gờ rãnh phức tạp, dễ bám dính thức ăn như răng hàm. Thế nhưng nếu không chú ý chăm sóc, vệ sinh cẩn thận sẽ khiến cho mảng bám, vi khuẩn tồn đọng ngày càng nhiều.

Lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành cao răng dày đặc ở vùng kẽ răng và mặt sau của răng. Vi khuẩn từ đó cũng có cơ hội phát triển và gây sâu răng cửa, thường gặp nhất là sâu kẽ răng cửa.

Vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công và phá hủy dần men răng. Các tổn thương sẽ ngày càng phát triển nặng lan dần đến chân răng và khiến vùng nướu cũng chịu ảnh hưởng.

Khi sâu răng phát triển nghiêm trọng vùng nướu răng cũng sẽ sưng tấy dữ dội hơn. Kèm theo các triệu chứng khác như ê buốt, đau nhức kéo dài, chảy máu vùng chân răng. Lúc này cần sớm có biện pháp khắc phục kịp thời để ngừa biến chứng xảy ra.

Sâu răng khiến vùng lợi bị sưng phồng, tấy đỏ
Sâu răng khiến vùng lợi bị sưng phồng, tấy đỏ

2. Viêm nha chu

Viêm nha chu là hậu quả của bệnh viêm nướu trước đó khi không được điều trị hiệu quả kịp thời.

Tổ chức nha chu bao gồm các bộ phận như: mô nướu, xương ổ răng, dây chằng, lợi và gai lợi,… Nắm giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng đỡ, đảm bảo giữ cho răng được nằm chắc chắn trên cung hàm.

Vì bất kỳ lý do nào đó mà nha chu bị viêm nhiễm sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như: nướu chuyển sang màu đỏ đậm, sưng tấy, tụt nướu, ê buốt, đau nhức, nướu tự chảy máu, tụ nhiều dịch mủ,…

Bên cạnh đó bệnh còn gây hôi miệng kéo dài, ăn nhai không được bình thường, răng trở nên nhạy cảm, lỏng lẻo, dễ bị lung lay,…

Viêm nha chu cũng là tác nhân gây sưng lợi răng cửa thường gặp
Viêm nha chu cũng là tác nhân gây sưng lợi răng cửa thường gặp

3. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng thường do có bệnh lý sâu răng nhưng không điều trị sớm hoặc do các chấn thương, va đập mạnh làm cho răng bị gãy, vỡ lộ tủy.

Bên trong tủy răng có chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh giúp nuôi dưỡng răng được khỏe mạnh.

Nếu tủy bị tổn thương, viêm nhiễm bạn sẽ thấy vùng lợi có dấu hiệu bị sưng đỏ, khó chịu kèm theo triệu chứng ê buốt, đau nhức gây nhiều trở ngại khi ăn uống và chăm sóc răng miệng hằng ngày.

4. Nguyên nhân do thuốc

Việc dùng thuốc điều trị các bệnh lý mãn tính, thuốc chống trầm cảm, thuốc cảm lạnh có thể gây các ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của tuyến nước bọt, dễ gây khô miệng.

Trong khi đó nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm cho khoang miệng, hỗ trợ làm sạch mảng bám, vi khuẩn còn sót lại. Khi tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có cơ hội tấn công và khiến cho răng nướu bị tổn thương, viêm nhiễm.

5. Thay đổi sản phẩm chăm sóc răng miệng

Rất nhiều người có quan điểm sai lầm cho rằng dùng các loại kem đánh răng, nước súc miệng giúp làm sạch, khử mùi nhanh thì sẽ càng tốt.

Tuy nhiên, những sản phẩm vệ sinh răng miệng có tính tẩy cao sẽ có chứa một hàm lượng khá lớn chất Sodium lauryl sulfate. Khi sử dụng trong một thời gian dài rất có hại cho sức khỏe răng miệng.

Bạn có thể gặp tình trạng kích ứng, viêm loét, sưng đỏ mô mềm bên trong khoang miệng và mất rất nhiều thời gian để răng lợi hồi phục khỏe mạnh.

Dùng kem đánh răng không phù hợp dễ gây tình trạng kích ứng
Dùng kem đánh răng không phù hợp dễ gây tình trạng kích ứng

6. Thiếu chất

Nếu bạn bị sưng lợi răng cửa mà không do các vấn đề bệnh lý ở răng miệng hay chế độ chăm sóc không phù hợp thì rất có thể là do cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng.

Cụ thể là vitamin C, B, K và các khoáng chất như canxi, magie, photphat,…

Đây là những chất có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì miễn dịch khỏe mạnh, chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại, bảo vệ răng lợi luôn được chắc khỏe.

Khi hàm lượng các chất này trong cơ thể quá thấp không chỉ dễ dẫn đến các vấn đề bệnh lý ở răng miệng mà còn khiến sức khỏe giảm sút đáng kể, dễ mắc các bệnh vặt, cơ thể suy nhược.

7. Tổn thương nướu

Một tác nhân gây sưng lợi thường gặp khác đó chính là do chịu tổn thương từ tác động ngoại lực bên ngoài như:

Chấn thương, va đập: sưng nướu ở răng cửa có thể bắt nguồn từ các tai nạn, chấn thương, va đập mạnh khiến cho nướu răng bị tổn thương, sưng phồng, chảy máu.

Trường hợp va đập nhẹ nướu chỉ bị sưng tấy, ê đau nhẹ sau một thời gian là có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu chấn thương mạnh có thể làm răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, nướu bị sưng bầm, chảy máu dữ dội vô cùng nguy hiểm.

Chải răng quá mạnh: chải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng, chải răng theo chiều ngang rất dễ làm cho răng lợi bị tổn thương, chảy máu, thậm chí bào mòn men răng. Lúc này răng sẽ yếu dần, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây các bệnh về răng miệng.

8. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, bạn còn có thể bị sưng nướu ở vùng răng cửa do nhiều yếu tố khác như:

  • Thường xuyên ăn nhai đồ quá dai cứng, các món quá nóng hay quá lạnh rất dễ gây kích ứng mô nướu dẫn đến bị sưng phồng, tấy đỏ. Không chỉ vậy, thói quen này còn làm men răng bị hư tổn gây ê buốt, đau nhức vô cùng khó chịu.
  • Sự thay đổi về nội tiết tố trong giai đoạn mang thai hay trong kỳ kinh nguyệt khiến cho đề kháng cơ thể yếu hơn bình thường. Nếu không chú ý chăm sóc răng cẩn thận thì nướu răng rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây sưng viêm.
  • Đối với bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, huyết áp,… sẽ khiến miễn dịch suy yếu, khó phòng tránh được các vấn đề viêm nhiễm ở răng nướu.
  • Việc dùng tăm xỉa răng rất dễ gây chảy máu, tổn thương răng lợi dẫn đến tình trạng chảy máu, viêm nhiễm nướu, mòn men, răng có thể bị thưa dần,…
Thói quen dùng tăm xỉa răng rất có hại cho răng lợi
Thói quen dùng tăm xỉa răng rất có hại cho răng lợi

II. Sưng lợi răng cửa có nguy hiểm không?

Dù bị sưng lợi ở răng cửa hay bất cứ vị trí nào trên cung hàm nếu không sớm có phương pháp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả như:

1. Ảnh hưởng đến ăn uống, giao tiếp hằng ngày

Việc ăn uống hằng ngày sẽ trở nên khó khăn hơn nếu răng lợi bị tổn thương, sưng tấy.

Không những vậy nó còn có thể gây hôi miệng, sưng viêm tại vị trí răng cửa rất dễ nhận thấy mỗi khi nói cười khiến bệnh nhân vô cùng ngại ngùng mỗi khi giao tiếp.

Các triệu chứng sưng đau, ê buốt sẽ khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, chán ăn khiến cơ thể dễ bị suy nhược, sức khỏe cũng giảm sút đáng kể.

2. Nguy cơ mất răng

Trường hợp, sưng nướu răng cửa do các bệnh răng miệng gây ra nếu không sớm khắc phục kịp thời sẽ rất nguy hại. Vi khuẩn lúc này sẽ phát triển lan rộng khiến cấu trúc răng hư hỏng nặng nề. Lâu ngày răng sẽ dễ bị lung lay, nguy cơ mất răng là khó tránh khỏi.

Sưng nướu răng cửa có thể dẫn đến nguy cơ mất răng khá cao
Sưng nướu răng cửa có thể dẫn đến nguy cơ mất răng khá cao

3. Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân

Không chỉ khiến cấu trúc răng hư hỏng nặng nề mà vi khuẩn còn có thể gây viêm nhiễm ngược dòng thông qua vùng nướu bị chảy máu.

Từ đó dễ biến chứng nhiễm trùng huyết, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp, tim mạch, đột quỵ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

III. Cách điều trị sưng lợi răng cửa như thế nào?

Tùy thuộc vào từng tình trạng, nguyên nhân gây sưng lợi răng cửa cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Nếu dấu hiệu sưng lợi xuất hiện là do thói quen ăn uống, sinh hoạt kém khoa học. Bệnh nhân có thể cải thiện bằng cách thay đổi thói quen và xây dựng chế độ chăm sóc răng đúng cách tại nhà.

Tuy nhiên, nếu do các vấn đề bệnh lý răng miệng gây sưng viêm ở răng lợi thì bệnh nhân cần đến gặp ngay bác sĩ để được khám chữa kịp thời bằng các biện pháp nha khoa phù hợp.

1. Điều trị sưng lợi răng tại nhà

Một số biện pháp chữa sưng lợi răng cửa tại nhà có thể làm giảm cảm giác đau nhức, ê buốt, chống sưng viêm như:

  • Dùng nước muối ấm hoặc nước trà xanh để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, làm sạch khoang miệng khá tốt. Ngay cả khi không có bệnh lý bạn cũng nên duy trì thói quen này để giữ cho răng luôn được sạch khỏe, ngừa viêm lợi tốt hơn.
  • Khi uống trà túi lọc xong bạn có thể giữ lại túi lọc trà để đắp trực tiếp vào vùng răng đang bị sưng viêm. Trong thành phần của túi lọc trà có hoạt chất tanin sẽ giúp kháng viêm, giảm sưng đau đáng kể.
  • Dùng túi chườm lạnh bên ngoài vùng môi răng cửa bị sưng đau cũng có tác dụng xoa dịu đi cảm giác đau nhức khá tốt.
  • Bôi mật ong hoặc kết hợp mật ong với tinh bột nghệ lên vị trí răng cửa đang có dấu hiệu bị sưng lợi. Mật ong và nghệ đều có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả sẽ giúp ức chế được sự phát triển của vi khuẩn gây hại, giúp nướu răng nhanh hồi phục hơn.
Súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm cảm giác khó chịu ở răng
Súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm cảm giác khó chịu ở răng

2. Điều trị sưng lợi tại cơ sở y tế

Phần lớn các trường hợp sưng nướu ở răng cửa đều do các vấn đề bệnh lý ở răng miệng gây ra. Tốt hơn hết bệnh nhân nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn cách khắc phục hiệu quả.

Nếu sưng lợi do sâu răng nhẹ bác sĩ sẽ làm sạch ổ sâu răng, loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sau đó dùng vật liệu Composite chuyên dụng để trám bít lại khôi phục thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của răng được tốt hơn.

Khi răng bị sâu dẫn đến viêm tủy, hay chấn thương, va đập mạnh khiến tủy răng bị thương nặng. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy sau đó phục hình lại bằng biện pháp bọc răng sứ để bảo vệ răng thật tối đa, tránh sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Trường hợp bệnh nhân bị viêm lợi, viêm nha chu ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng làm sạch mảng bám. Sau cạo vôi chỉ cần chú ý chăm sóc răng cẩn thận thì vùng nướu răng sẽ dần hồi phục hồng hào, săn chắc như ban đầu.

Với bệnh nhân mắc bệnh viêm nha chu nặng thì cần kết hợp điều trị bằng nhiều thủ thuật nha khoa như: cạo vôi, nạo túi nha chu, ghép vạt nướu, ghép xương ổ răng.

Khi sưng nướu răng cửa quá nghiêm trọng không thể điều trị bảo tồn bằng các biện pháp thông thường được. Lúc này bắt buộc phải nhổ bỏ răng và phục hình lại bằng cấy ghép Implant để tránh nguy cơ viêm nhiễm lây lan làm hư hỏng thêm các răng thật khỏe mạnh kế cận.

Bệnh nhân cần đến nha khoa để bác sĩ điều trị sưng lợi răng cửa hiệu quả
Bệnh nhân cần đến nha khoa để bác sĩ điều trị sưng lợi răng cửa hiệu quả

IV. Cách phòng ngừa sưng lợi răng cửa

Cách phòng ngừa sưng lợi răng cửa tốt nhất đó chính là cần xây dựng được một thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách. Bên cạnh đó cần có một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Không chỉ vậy, việc thăm khám, cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa cũng sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ phát sinh các vấn đề ở răng miệng.

Để đạt được điều này bạn cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn sau đây:

  • Chải răng đúng cách theo chiều dọc bằng bàn chải mềm vào mỗi buổi sáng, tối và sau khi ăn.
  • Khi chải răng nên dùng lực nhẹ nhàng, không chải quá mạnh theo chiều ngang. Khoảng 2 – 3 tháng nên thay bàn chải mới để việc làm sạch răng được hiệu quả hơn, tránh vi khuẩn tích tụ nhiều gây hại cho răng miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay cho tăm xỉa răng. Thói quen dùng chỉ nha khoa sẽ đảm bảo loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn hiệu quả mà không gây bất cứ tổn hại nào cho răng lợi.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch súc miệng không chứa cồn để làm sạch sâu vi khuẩn, ngừa hôi miệng.
  • Trong các bữa ăn hằng ngày nên bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin C, B, D,… giúp răng lợi luôn chắc khỏe.
  • Không nên ăn nhiều bánh kẹo ngọt, đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ. Hạn chế ăn nhai đồ quá dai cứng, tránh dùng bia rượu, cà phê, nước có gas, không hút thuốc lá vì chúng rất dễ gây bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
  • Thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám chứa ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm. Đồng thời qua việc thăm khám sẽ giúp sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và có giải pháp xử lý hiệu quả kịp thời.
Ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa các vấn đề ở răng miệng
Ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa các vấn đề ở răng miệng

Với các thông tin tổng hợp liên quan đến vấn đề sưng lợi ở răng cửa hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người trong việc phòng ngừa cũng như khắc phục bệnh lý một cách tốt nhất.

Mọi thắc mắc khác về sưng lợi răng cửa hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.7141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Xem thêm bệnh răng miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *