Vôi răng là những mảng bám ố vàng tích tụ xung quanh răng. Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác. Vậy vôi răng tự tróc ra được không? Khi nào nên lấy cao răng?
I. Vôi răng là gì?
Trong quá trình ăn nhai, vụn thức ăn còn sót lại không được làm sạch, kết hợp với xác vi khuẩn tạo thành những mảng bám trên bề mặt răng.
Ban đầu những mảng bám này tương đối mềm, nhưng lâu dần sẽ bị vôi hóa do trong môi trường khoang miệng có chứa muối vô cơ của nước bọt và cặn mềm.
Và những mảng bám bị vôi hóa này được gọi là vôi răng. Chúng bám chắc vào bề mặt răng hoặc nơi tiếp giáp giữa chân răng và nướu. Thông thường, dựa vào mức độ nặng nhẹ mà người ta chia cao răng thành hai loại:
- Cao răng thường: Là loại cao răng có màu vàng nhạt, bám chắc vào răng.
- Cao răng huyết thanh: Khi cao răng thường không được loại bỏ sớm sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Lúc này, tại vị trí viêm nhiễm sẽ xuất hiện các dịch nhầy, nặng hơn còn chảy máu. Các chất lỏng này nhanh chóng thấm vào cao răng và không thể làm sạch bằng các phương pháp chải răng thông thường, vì vậy mà cao răng chuyển sang màu nâu đỏ.
II. Khi nào nên cạo vôi răng?
Cạo vôi răng thủ thuật nha khoa quan trọng giúp loại bỏ mảng bám, cao răng. Việc thực hiện cạo vôi răng định kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.
Khi nhận thấy những dấu hiệu như: có mảng bám, cao răng, nướu sưng đỏ, chảy máu,… bạn nên đến nha khoa để cạo vôi làm sạch răng.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, việc cao vôi răng nên thực hiện định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Tuy nhiên thời gian này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào quá trình chăm sóc răng miệng hằng ngày của mỗi người.
Trường hợp vệ sinh răng miệng không kỹ, vôi răng bám nhiều, gây ra các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu thường xuyên ở vùng chân răng thì 3 – 4 tháng bạn nên lấy vôi răng một lần.
Hoặc trường hợp bệnh nhân vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ, vôi răng không bám nhiều thì có thể 6 tháng hoặc 1 năm mới cạo vôi răng một lần.
III. Vôi răng tự tróc được hay không?
Như đã phân tích ở trên, vôi răng là những mảng bám có màu vàng, nâu hoặc đen, cấu tạo dạng xốp với những lỗ nhỏ li ti bám chặt ở xung quanh thân và bề mặt răng.
Những mảng bám này bao gồm cặn mềm của vụn thức ăn còn sót lại, xác các tế bào biểu mô,… với thành phần chính là carbonat canxi và phosphate.
Vì đã được vôi hóa nên cao răng bám rất chắc vào răng. Việc để vôi răng tự tróc là điều không thể. Hoặc bạn cũng không thể tự ý lấy vôi răng tại nhà bằng bàn chải hay tăm xỉa răng. Chỉ các bác sĩ nha khoa với đầy đủ dụng cụ chuyên dụng thì mới loại bỏ được vôi răng một cách an toàn và triệt để nhất.
IV. Quy trình cạo vôi răng đạt chuẩn tại nha khoa
Cạo vôi răng là thủ thuật nha khoa không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cũng cần lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện nhằm hạn chế tình trạng làm tổn thương đến các mô mềm trong khoang miệng. Tại Nha Khoa Đông Nam, cạo vôi răng được thực hiện theo đúng quy trình sau:
Bước 1: Thăm khám
Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát răng miệng để đánh giá cụ thể tình trạng vôi răng của bệnh nhân. Sau đó sẽ trao đổi về quá trình thực hiện cũng như chi phí để bệnh nhân hiểu rõ.
Bước 2: Cạo vôi răng
Với công nghệ bằng sóng siêu âm hiện đại, bác sĩ sẽ sử dụng đầu Insert siêu nhỏ và điều chỉnh độ rung phù hợp để loại bỏ vôi răng một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng nhất.
Nhờ vào thiết kế nhỏ gọn mà công nghệ này có thể len lỏi sâu vào trong kẽ răng, đáy nướu để lấy sạch vôi răng.
Bước 3: Đánh bóng
Sau khi loại bỏ được cao răng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc đánh bóng và dụng cụ chuyên dụng để đánh bóng cho răng. Bước này giúp răng được làm sạch hoàn toàn, sáng bóng hơn và làm chậm quá trình tích tụ mảng bám sau này.
Bước 4: Kiểm tra kết quả
Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát răng miệng bệnh nhân lại một lần nữa để xem xét vôi răng đã được làm sạch hoàn toàn hay chưa. Như vậy, chỉ mất khoảng từ 15 – 30 phút, khách hàng đã có được hàm răng sạch sẽ và nụ cười tự tin, thu hút.
V. Cách ngăn ngừa vôi răng
Sau khi cạo vôi răng, để ngăn ngừa tình trạng mảng bám quay lại sớm, bạn cần lưu ý về chế độ chăm sóc răng miệng hằng ngày:
- Nên hạn chế những thực phẩm nhiều màu và có độ bám dính cao như: cà phê, kẹo dẻo,… vì chúng rất khó làm sạch và rất dễ hình thành mảng bám.
- Mỗi ngày nên thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng cách chải răng khoảng 2 – 3 lần và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Việc ăn vặt thường xuyên không tốt cho răng miệng. Hãy cố gắng giảm thiểu thói quen này, hoặc nếu khó từ bỏ ngay, bạn có thể súc miệng bằng nước sau mỗi lần ăn.
- Ưu tiên những thực phẩm tốt cho răng và có khả năng làm sạch như táo, dâu, ổi, các loại rau giòn như súp lơ, cà rốt,…
- Định kỳ 6 tháng/lần bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra răng miệng, đồng thời tiến hành cạo vôi răng nếu có.
Như vậy, vôi răng tự tróc là điều không thể, mà bạn cần đến nha khoa để được làm sạch bằng biện pháp chuyên nghiệp. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?