Theo thống kê, hơn 80% dân số trưởng thành trên thế giới mắc phải các bệnh về răng miệng. Trong đó, vôi răng là một trong những nguyên nhân chính gây ra những vấn đề này. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều người trong số chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu rõ về vôi răng và tác hại của nó đối với sức khỏe răng miệng. Vậy vôi răng là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.
I. Vôi răng là gì?
Vôi răng (cao răng) là mảng bám cứng hình thành trên răng và dưới nướu. Màu sắc của vôi răng thay đổi theo thời gian và thói quen sinh hoạt nên nhiều người có vôi răng màu trắng đục, vàng nhạt, có người lại màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Cao răng không chỉ khiến nụ cười kém thẩm mỹ mà còn là gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống nhiều đường cùng với chế độ vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân chính gây ra cao răng.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ cao gây vôi răng bao gồm:
- Thói quen hút thuốc lá
- Chứng khô miệng
- Răng khấp khểnh
- Đeo niềng răng
- Tuổi tác
II. Quá trình hình thành vôi răng
Quá trình hình thành vôi răng thường diễn ra theo hai giai đoạn sau:
1. Hình thành mảng bám
Khi chúng ta ăn uống, vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy đường và tinh bột từ thức ăn tạo thành một lớp màng dính gọi là mảng bám.
Mảng bám này tương đối mềm, có màu trắng trong, dễ dàng loại bỏ bằng việc chải răng hằng ngày và dùng chỉ nha khoa.
2. Mảng bám cứng lại thành cao răng
Mảng bám mềm nếu không được làm sạch, trong vòng 24 – 72 giờ sẽ bị vôi hóa, cứng lại thành cao răng.
Cao răng là tập hợp của vi khuẩn và các thành phần khoáng chất có trong nước bọt, thức ăn hằng ngày.
Sự tích tụ của cao răng có thể khiến việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa trở nên khó khăn hơn. Và nếu không loại bỏ, vôi răng tiếp tục phát triển, dày lên theo thời gian gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng.
III. Tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng
Đừng xem nhẹ lớp vôi răng bám trên răng của bạn. Chúng không chỉ làm mất đi thẩm mỹ của nụ cười mà còn là “ổ vi khuẩn” gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
1. Hôi miệng
Vôi răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và một số loại vi khuẩn này có thể tạo ra các hợp chất sulfur khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày.
2. Sâu răng
Axit do vi khuẩn cao răng tiết ra phá hủy lớp men răng cứng bên ngoài, tạo thành những lỗ sâu nhỏ trên bề mặt răng. Ban đầu những lỗ nhỏ này không gây triệu chứng gì nhưng nếu không được điều trị, răng dần bị phá hủy nhiều hơn, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng gây đau nhức và các biến chứng viêm tủy, áp xe.
3. Viêm nướu và viêm nha chu
Vôi răng là môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh. Khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều, chúng sẽ tấn công nướu, gây sưng viêm. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, làm tụt nướu, tiêu xương ổ răng, khiến răng lung lay và gãy rụng.
4. Tăng nguy cơ mắc bệnh lý toàn thân
Một số nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn trong viêm nướu, viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết và liên quan đến các bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, sinh non,…
IV. Khi nào nên cạo vôi răng?
Những dấu hiệu cho thấy bạn cần phải đi cạo vôi răng:
- Mảng bám và vôi răng tích tụ khiến răng xỉn màu
- Nướu sưng đỏ, chảy máu
- Răng nhạy cảm, ê buốt
Cạo vôi răng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng toàn diện, ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm.
Theo lời khuyên của chuyên gia nha khoa, định kỳ 6 tháng bạn nên lấy cao răng 1 lần. Đối với những người dễ tích tụ mảng bám cao răng thì nên cạo vôi định kỳ 3 – 4 tháng/lần.
V. Quy trình cạo vôi răng tiêu chuẩn
Quy trình cạo vôi răng khá an toàn và không gây đau, thường chỉ mất khoảng 15 – 20 phút.
1. Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ tiến hành thăm khám để đánh giá tình trạng răng miệng, mức độ mảng bám cũng như các vấn đề răng miệng khác nếu có.
Tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng răng miệng hiện tại và giải thích về quy trình cạo vôi, thời gian, chi phí thực hiện.
2. Cạo vôi răng
Bác sĩ sử dụng dụng cụ siêu âm loại bỏ cao răng bám trên răng và dưới nướu. Sóng siêu âm giúp làm sạch sâu trong kẽ răng, những khu vực khó tiếp cận một cách nhanh chóng, không gây cảm giác đau, khó chịu.
3. Đánh bóng
Để răng sáng hơn, ngăn ngừa cao răng tái bám, bác sĩ sẽ đánh bóng mặt răng bằng chổi và thuốc đánh bóng sau khi mảng bám, cao răng đã được loại bỏ sạch sẽ.
4. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng tại nhà bao gồm thao tác chải răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng khác.
VI. Biện pháp phòng ngừa vôi răng
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, vôi răng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề răng miệng. Do đó, để bảo vệ hàm răng của mình, chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa vôi răng hiệu quả.
- Vệ sinh răng miệng khoa học bằng cách chải răng đều đặn sau bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần trong ngày.
- Hình thành thói quen dùng chỉ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng để bảo vệ nướu tốt hơn.
- Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý sau khi chải răng giúp khoang miệng được làm sạch tốt nhất.
- Hạn chế đồ ngọt vì đường là thức ăn ưa thích của vi khuẩn. Thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước lọc.
- Định kỳ 6 tháng nên khám răng một lần. Điều này giúp bác sĩ phát hiện sớm, kịp thời điều trị các vấn đề răng miệng và tiến hành cạo vôi răng khi cần thiết.
Vôi răng là một vấn đề răng miệng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng thói quen vệ sinh răng miệng tốt, chế độ ăn uống lành mạnh và khám răng định kỳ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Giá cạo vôi răng và đánh bóng hiện nay là bao nhiêu?
- Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh viêm nướu ở trẻ em
- Sưng lợi ở răng hàm điều trị như thế nào?
- Sưng nướu ở răng khôn
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?