Ê răng khi ăn đồ chua khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng. Vậy tại sao ăn đồ chua lại bị ê răng? Cách khắc phục hiệu quả là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong nội dung được tổng hợp chia sẻ bên dưới đây.
I. Các tác động của thực phẩm chua đến răng miệng
Thông thường những chất nào có độ pH < 7 được xem là có tính axit, pH > 7 sẽ có tính kiềm.
Nếu như không ăn uống thì độ pH của nước bọt trong khoang miệng sẽ ở ngưỡng 6,5 – 7,5. Khoảng pH này rất tốt sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng axit khiến cho men răng bị xói mòn và mắc bệnh răng miệng.
Trường hợp ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit rất dễ làm cho lớp men răng bị mài mòn nhanh chóng, sức khỏe viền nướu suy giảm khiến lớp ngà răng bên trong lộ ra phía ngoài.
Lúc này những dây thần kinh ở bên trong sẽ dễ bị kích thích bởi những lực tác động từ bên ngoài và rất dễ xảy ra tình trạng ê buốt, đau nhức.
Trong nước bọt có chứa đủ một hàm lượng canxi để tăng cường men răng tốt hơn. Thế nhưng nếu trong khoang miệng có quá nhiều axit sẽ khiến quá trình tái khoáng bị ứ đọng. Từ đó tăng nguy cơ bị mòn men và mắc thêm các bệnh răng miệng.
Khi ăn đồ chua có thể gặp triệu chứng ê buốt ở bất kỳ vùng răng nào, từ răng cửa cho đến răng hàm hoặc cả hàm. Không chỉ bị ê răng khi ăn đồ chua, mà ngay cả các món quá nóng, quá lạnh hay quá ngọt, không khí lạnh cũng xảy ra tình trạng này.
Triệu chứng ê buốt, khó chịu có thể xảy ra vài phút mới khỏi hẳn. Mức độ ê buốt nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào từng tình trạng răng miệng của mỗi người. Đối với trường hợp ê răng cả hàm cần phải đặc biệt chú ý vì rất có thể đang cảnh báo các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn.
II. Tại sao ăn đồ chua thì răng lại ê buốt?
Ăn đồ chua bị ê buốt răng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:
1. Mòn men răng
Răng ê buốt hay còn được biết đến với tên gọi khác là răng nhạy cảm, dùng để chỉ triệu chứng ê buốt xảy ra ở vùng chân răng khi lớp men răng có dấu hiệu bị mài mòn lộ ngà răng.
Sở dĩ men răng bị mài mòn là do ăn uống quá nhiều thực phẩm có tính axit cao. Khi đó các axit sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt răng và làm cho men răng bị mài mòn theo thời gian nếu không chú ý thay đổi chế độ ăn phù hợp hơn.
2. Các bệnh về răng miệng
Những trường hợp mắc bệnh răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm chân răng,… đều rất dễ bị ê buốt răng mỗi khi ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
Các bệnh răng miệng cũng dễ phát sinh khi lớp men răng bên ngoài bị phá hủy bởi axit, vi khuẩn có trong thức ăn. Triệu chứng ê răng sẽ xảy ra dữ dội hơn khi tiêu thụ thực phẩm chua.
3. Răng nhạy cảm bẩm sinh
Nhiều trường hợp trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ không được cung cấp đầy đủ canxi và flour nên khiến cho sự phát triển của răng không được trọn vẹn, men răng mỏng hơn bình thường.
Khi gặp phải bất kỳ tác động nhỏ nào từ bên ngoài cũng đều có thể làm cho răng trở nên nhạy cảm, ê nhức khó chịu.
4. Vệ sinh răng miệng sai cách
Thói quen đánh răng lực mạnh theo chiều ngang bằng bàn chải cứng, dùng kem đánh răng có chất tẩy cao sẽ khiến cho men răng dễ bị hư tổn, bào mòn.
Bên cạnh đó, việc chải răng ngay sau khi ăn nhất là với các món nhiều axit cũng gây nguy cơ mòn răng khá cao. Đồng thời nếu không chú ý làm sạch răng kỹ lưỡng có thể tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển mạnh gây ra các bệnh lý ở răng và khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn.
Đối với những ai có thói quen dùng tăm xỉa răng cũng cực kỳ nguy hại, nó có thể làm cho răng bị tổn thương, viêm nhiễm, tụt nướu làm lộ chân răng. Cũng chính vì điều này mà răng sẽ dễ bị tổn thương và nhạy cảm, ê buốt khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài.
5. Đã và đang điều trị nha khoa
Trường hợp thực hiện niềng răng, trám răng, tẩy trắng răng, bọc sứ hay các biện pháp nha khoa khác. Nếu kỹ thuật không đảm bảo chuẩn xác, dùng vật liệu kém chất lượng cũng khiến cho răng bị ê buốt và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
III. Cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng răng bị ê buốt khi ăn đồ chua
1. Biện pháp khắc phục ê buốt răng hiệu quả
Để khắc phục dứt điểm tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ chua, bệnh nhân nên đến nha khoa thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và tư vấn giải pháp phù hợp.
Theo đó nếu nguyên nhân ê buốt là do ăn uống, chăm sóc răng không đúng cách. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh răng miệng và xây dựng chế độ ăn khoa học hơn, tránh các tác động xấu làm tổn hại đến men răng.
Ở những bệnh nhân bị ê răng có nguyên nhân là do mắc bệnh lý ở răng. Dựa trên mức độ tổn thương của răng mà sẽ có các biện pháp điều trị như hàn trám hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ để khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng, giúp răng không còn bị ê buốt nữa.
Trường hợp bị viêm nướu, tụt nướu cần phải cạo vôi loại bỏ ổ vi khuẩn gây bệnh. Khi bị tụt nướu nặng có thể sẽ phải thực hiện ghép vạt lợi để nướu dần hồi phục khỏe mạnh lại, không bị nhạy cảm nữa.
Với tình trạng răng bị tổn thương nghiêm trọng, các biện pháp can thiệp điều trị hồi phục không đạt hiệu quả. Khi đó bắt buộc phải nhổ bỏ răng và trồng lại răng giả mới để khắc phục dứt điểm ê buốt, tránh lây lan viêm nhiễm sang các răng khỏe mạnh.
Sau nhổ răng bác sĩ thường khuyên bệnh nhân lựa chọn phục hình bằng cấy ghép Implant để khôi phục được thẩm mỹ và chức năng răng giống như răng thật. Ngăn chặn tiêu xương hàm và sử dụng bền đẹp trọn đời nếu chăm sóc tốt, không phải phục hình lại nhiều lần như làm cầu sứ hay răng giả tháo lắp.
2. Cách phòng ngừa răng ê buốt khi ăn đồ chua
Để phòng ngừa và giảm triệu chứng ê buốt răng bạn cần lưu ý thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
a. Về việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đều đặn chải răng mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Lựa chọn kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm, dùng bàn chải lông mềm.
- Bác sĩ luôn khuyến khích mỗi người khi chải răng nên duy trì thời gian tối thiểu 2 phút để làm sạch tối ưu. Đồng thời thay bàn chải sau 2 – 3 tháng nhằm tránh việc vi khuẩn tích tụ gây hại cho răng lợi.
- Bên cạnh đó, thao tác chải răng cần vừa phải, không được chải răng quá mạnh hay chải răng quá nhiều lần trong ngày.
- Không được chải răng theo chiều ngang vì dễ làm mòn răng. Chỉ nên chải theo chiều dọc hoặc chiều xoắn ốc.
- Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để lấy sạch thức ăn thừa ở kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn còn tồn đọng, giảm cảm giác ê răng và ngừa sâu răng, viêm lợi tốt hơn.
- Một điều cần phải ghi nhớ đó là bạn không nên vội vàng chải răng khi mới ăn xong. Hãy đợi khoảng 30 phút sau ăn mới vệ sinh răng sạch lại mới tránh được nguy cơ mòn men răng.
b. Về chế độ ăn uống
- Hạn chế tối đa các thực phẩm có nồng độ axit cao, nhất là nước có gas, bia rượu, không ăn nhiều đồ ngọt để ngăn ngừa bị mòn men răng và mắc bệnh răng miệng.
- Tránh ăn đồ quá dai, cứng hay các món quá nóng, quá lạnh hay quá chua vì chúng dễ gây các kích thích khiến răng trở nên nhạy cảm nhiều hơn.
- Nên lựa chọn ăn các thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin D để tăng cường sức khỏe răng nướu.
- Mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước giúp tăng tiết nước bọt, duy trì độ ẩm cần thiết cho khoang miệng, tránh bị khô miệng và phát sinh các vấn đề bệnh răng miệng.
c. Về vấn đề thăm khám định kỳ
Dù không có vấn đề bất thường nào ở răng miệng thì mỗi người cũng nên hình thành thói quen khám răng định kỳ tại nha khoa mỗi năm 1 – 2 lần.
Thăm khám định kỳ sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe răng miệng, cạo vôi làm sạch mảng bám ngừa viêm nướu, kịp thời khắc phục các bệnh răng miệng (nếu có).
Hy vọng với những thông tin mà Nha Khoa Đông Nam chia sẻ đã giúp mọi người biết được tại sao ăn đồ chua lại bị ê răng? Cách khắc phục hiệu quả như thế nào.
Nếu vẫn còn thắc mắc gì về tình trạng ê buốt răng, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình, nhanh chóng.
Xem thêm răng ê buốt:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?