Bọc răng sứ bị ê buốt – Nguyên nhân và cách khắc phục

Bọc răng sứ giúp cải thiện được hàm răng có nhiều khiếm khuyết, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức là do đâu? Hãy cùng Nha khoa Đông Nam tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

Vì sao bọc răng sứ bị đau nhức, ê buốt?
Vì sao bọc răng sứ bị đau nhức, ê buốt?

I. Tại sao bọc răng sứ bị ê buốt?

Sau khi bọc răng sứ bị ê buốt nhẹ trong 1 – 2 ngày đầu là điều hoàn toàn bình thường nên bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu ê buốt quá nặng, đau nhức liên tục nhiều ngày thì nên liên hệ ngay nha khoa nơi mình đã làm để được khám kiểm tra lại.

Ở mỗi người tình trạng ê buốt sẽ khác nhau vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng bị ê buốt sau khi bọc sứ.

1. Không điều trị viêm tủy trước khi bọc răng sứ

Không điều trị tủy răng triệt để trước khi bọc sứ là nguyên nhân hàng đầu và phổ biến dẫn đến tình trạng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức.

Vì trong một số trường hợp răng bị viêm tủy mà không được điều trị tủy răng trước khi bọc sứ thì vết tủy viêm sẽ bị hoại tử, tấn công vào dây thần kinh gây kích ứng, từ đó tạo ra những cơn đau dữ dội. Điều này khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái khó chịu, dẫn đến mất ăn mất ngủ, suy nhược.

bọc răng sứ bị buốt
Không điều trị viêm tủy trước khi bọc răng sứ sẽ gây ra đau nhức

Tất nhiên, không phải trường hợp nào bọc sứ cũng cần lấy tủy răng, chỉ khi nào tủy bị viêm mới cần điều trị. Vì vậy, để hiểu rõ tình trạng răng miệng thì việc thăm khám tại nha khoa uy tín là yêu cầu bắt buộc để tránh xảy ra những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.

2. Bệnh sâu răng, nha chu chưa được điều trị triệt để

Ngoài việc không điều trị viêm tủy trước khi bọc sứ thì bệnh sâu răng hay bị nha chu chưa được điều trị triệt để cũng là nguyên nhân làm cho sau khi bọc răng sứ bị ê buốt. Với bệnh sâu răng, một khi không nạo sạch vết sâu trước khi bọc sứ thì vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công đến tủy, gây viêm tủy, trong nhiều trường hợp nặng còn dẫn tới áp xe và hỏng răng.

bọc răng sứ bị ê buốt
Viêm nha chu sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ, thậm chí là mất răng thật

Trong trường hợp bệnh nha chu không điều trị triệt để mà tiến hành bọc răng sứ sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ, thậm chí là mất luôn răng thật. Vì khi bị viêm nha chu, nướu của người bệnh có xu hướng tụt khỏi chân răng, không thể giữ răng cố định chắc chắn trên cung hàm.

Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ cần thận trọng kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng để nắm được bệnh lý, từ đó có phương án điều trị triệt để trước khi bọc sứ.

3. Chỉnh khớp cắn trong quá trình bọc sứ không chuẩn

Tình trạng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt còn xuất phát từ nguyên nhân chỉnh khớp cắn trong quá trình bọc răng sứ không chuẩn. Thao tác chỉnh khớp cắn không chính xác sẽ gây nên tình trạng răng bị vướng cộm hoặc đau khớp thái dương hàm ngay cả khi không ăn nhai. Cảm giác ê nhức kéo dài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến răng thật sau này.

4. Răng sứ chế tác không chuẩn

Ngoài ra, trường hợp răng sứ chế tác không chuẩn, không khít với nướu, thức ăn giắt vào gây viêm hoặc uống nước lạnh tiếp xúc với cùi răng bên trong sẽ gây ra nhức buốt.

Răng sứ bị hở, không khít với cùi răng
Răng sứ bị hở, không khít với cùi răng

5. Vật liệu làm răng sứ không tốt

Răng sứ nếu làm từ vật liệu kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng sẽ không đảm bảo tính cách nhiệt, khi tiếp xúc với thực phẩm nóng lạnh dễ gây triệu chứng ê buốt, đau nhức. Mặt khác, vật liệu răng sứ không tốt còn làm tăng nguy cơ răng sứ bị sứt mẻ, ảnh hưởng đến cùi răng bên trong.

6. Chất liệu keo nha khoa bị rò rỉ

Chất liệu keo không đảm bảo dễ gây ra hiện tượng keo lỏng, rò rỉ ra bên ngoài. Khi đó, răng bệnh nhân không chỉ bị ê buốt mà còn có khả năng răng sứ bị rơi rớt ra ngoài.

7. Bác sĩ đã mài men răng quá mức cho phép

Việc mài men răng thật quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng đau nhức hoặc ê buốt sau khi làm răng sứ. Khi men răng bị mài quá, ngà răng sẽ bị lộ ra và gây tổn thương cho nó. Điều này khiến cho bạn không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức. Do đó, cần phải đảm bảo việc mài răng được thực hiện theo tỷ lệ hợp lý trong quá trình điều trị.

8. Thói quen sinh hoạt xấu

Thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc sử dụng răng như một công cụ để xé bao bì, cạy mở nắp chai, cắn móng tay,… sẽ tạo ra những tác động xấu lên răng làm răng sứ chịu áp lực lớn sinh ra đau nhức.

Thói quen nghiến răng khi ngủ gây đau nhức răng sứ
Thói quen nghiến răng khi ngủ gây đau nhức răng sứ

9. Răng yếu

Nền răng của người bệnh yếu sau khi bọc răng sứ sẽ xảy ra tình trạng đau nhức, ê buốt. Thông thường nền răng yếu, việc bọc răng sứ sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn thận.

10. Nướu chưa kịp thích nghi

Những ngày đầu vừa lắp mão sứ, phần mô nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn, có thể xảy ra tình trạng đau nhức, nhất là khi ăn uống. Phải mất một khoảng thời gian để nướu thích nghi. Nhưng nếu sau đó cơn đau vẫn tiếp diễn thì cần đến nha khoa kiểm tra.

11. Chế độ ăn uống không phù hợp

Thường xuyên ăn thực phẩm dai cứng, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều gây ảnh hưởng xấu đến răng. Bên cạnh đó, việc không chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm hư hỏng cùi răng bên trong.

II. Bọc răng sứ xong bị đau nhức phải làm sao?

Trường hợp người bọc răng sứ có dấu hiệu ê nhẹ trong 1 – 2 ngày đầu, bạn không cần phải quá lo lắng và có thể áp dụng các biện pháp giảm ê buốt tại nhà như:

  • Dùng thuốc giảm đau, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng bạn đã được y dược sĩ hướng dẫn và cho phép trước khi sử dụng.
  • Súc miệng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn, giúp giảm tình trạng ê buốt do viêm nhiễm răng miệng. Bạn chỉ cần hòa 2 thìa muối vào nước ấm và khuấy đều cho muối tan là có thể súc miệng.
  • Chườm đá có tác dụng giảm đau tạm thời rất hiệu quả. Bạn có thể đặt một ít đá gần khu vực răng sứ nhưng tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên răng sứ để tránh làm tình trạng nặng hơn.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ê buốt nặng, đau nhức kéo dài liên tục nhiều ngày thì nên quay lại nha khoa bọc sứ ban đầu để được bác sĩ thăm khám.

bọc răng sứ về bị nhức
Trường hợp bị đau nhức kéo dài nên quay lại nha khoa để được thăm khám

Lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay dùng các biện pháp giảm đau mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, điều này chỉ làm bạn đau hơn, tác động nhiều hơn đến sự hoạt động bình thường của răng.

Khi bác sĩ kiểm tra, nếu tình trạng đau nhức xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên như viêm tủy, sâu răng, viêm nha chu chưa được điều trị triệt để sẽ có giải pháp phù hợp.

Chẳng hạn như trường hợp bọc răng sứ bị đau nhức xuất phát từ bệnh lý viêm tủy chưa được điều trị triệt để thì bác sĩ sẽ cắt răng sứ cũ ra, chữa tủy rồi lấy lại dấu răng và làm răng sứ mới.

Hoặc trường hợp đau nhức do răng sứ bị cộm, sai lệch khớp cắn thì bác sĩ cũng tiến hành tháo ra và canh chỉnh lại sao cho chính xác nhất, để mão sứ ôm sát vào cùi răng thật, tạo cảm giác thoải mái tự nhiên khi ăn nhai cho bệnh nhân.

III. Cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ

Sau khi bọc răng sứ, các bạn cũng cần chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách giúp răng sứ sử dụng bền lâu hơn. Cần kết hợp các biện pháp sau đây:

Chải răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng nhưng không gây ảnh hưởng đến men răng.

răng hàm bọc sứ bị đau
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách

Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, dùng nước súc miệng loại bỏ vi khuẩn trên răng.

Định kỳ 6 tháng/lần đến Nha Khoa cạo vôi răng để đảm bảo vôi răng, mảng bám không ảnh hưởng tới chân răng bọc sứ.

Nên có chế độ ăn uống hợp lý: Chú ý không nên ăn các đồ ăn quá cứng, dai sẽ dễ làm tổn thương cùi răng bên trong. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như rau củ, trái cây,…

IV. Lời khuyên dành cho bạn

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa thẩm mỹ đòi hỏi kỹ thuật cao. Vì vậy mà khi làm răng sứ ở những cơ sở phòng khám kém chất lượng, bác sĩ không chuyên nghiệp, không có kinh nghiệm trong việc bọc răng sứ sẽ khiến tỷ lệ thành công thấp.

Đồng thời, còn có thể gây ra nhiều biến chứng như: mài răng quá sâu, xâm lấn quá nhiều làm ảnh hưởng đến tủy răng,…

Vì vậy, lời khuyên cho những bạn chuẩn bị làm răng sứ cần tìm hiểu thông tin về các nha khoa thật kỹ. Chọn lọc những nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn rõ ràng.

bọc răng sứ bị nhức phải làm sao
Nha Khoa Đông Nam là địa chỉ làm răng sứ an toàn, chất lượng tại TP.HCM

Chỉ những bác sĩ có chuyên môn giỏi mới hiểu rõ được tình trạng bệnh lý răng miệng, từ đó có những phương pháp điều trị triệt để rồi mới tiến hành bọc răng sứ.

Ngoài ra, nha khoa có trang thiết bị hiện đại, tiên tiến sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ thành công của ca phục hình răng sứ.

Bài viết trên là những nguyên nhân chính lý giải vì sao sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nữa, để xác định đúng nguyên nhân dẫn đến thì cần phải khám trực tiếp nha khoa để có thể đưa ra nhận định đúng đắn, từ đó mới có giải pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là bài viết về chủ đề bọc răng sứ bị nhức. Nếu bạn muốn có một hàm răng sứ tự nhiên, đều đặn không bị ê buốt, đau nhức thì đừng chần chừ mà hãy đến ngay Nha Khoa Đông Nam để thực hiện, hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 đế được giải đáp ngay lập tức!