Ăn trầu là một thói quen, một nét văn hóa có từ lâu đời vẫn còn được duy trì đến ngày nay. Người ăn trầu thường gói miếng trầu kèm với một chút vôi sống để làm tăng hương vị khi nhai.
1. Ăn trầu có bị đen răng không?
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, ăn trầu rất tốt cho sức khỏe răng miệng của chúng ta, giúp làm sạch các mảng bám trên răng, giúp răng và nướu săn chắc hơn. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.
Bên cạnh đó, theo Đông Y, ăn trầu cau có thể phòng ngừa được bệnh tim mạch, kích thích tiêu hóa, giúp cho dịch vị và dịch tràng tiết ra nhiều hơn, ít bị đầy chướng, táo bón, hạn chế tình trạng nhiễm trùng đường ruột.
Thế nhưng, ăn trầu thường xuyên có thể làm cho răng bị đen đi. Trong một số trường hợp răng bị nhuộm đen quá mức có thể phải can thiệp điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa mới có thể giúp răng trắng sáng lại như ban đầu.
2. Các giải pháp cải thiện máu sắc răng
Các phương pháp thường được sử dụng để cải thiện tình trạng răng bị đen do nhai trầu là tẩy trắng răng và bọc răng sứ.
a) Tẩy trắng răng
Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình tẩy trắng răng được thực hiện bằng công nghệ đề Zoom hiện đại, giúp cải thiện màu sắc răng chỉ trong một thời gian ngắn, thường chỉ khoảng 45 – 60 phút.
Nguyên tắc hoạt động của công nghệ này là sử dụng những tia sáng lặn được phát ra từ đèn Zoom, tác động lên bề mặt thuốc tẩy trắng đã được bôi lên bề mặt răng trước đó.
Những ánh sáng lặn này sẽ hoạt hóa vào thuốc, tạo phản ứng oxy hóa khử, cắt đứt các chuỗi protein màu và đánh bật chúng ra khỏi bề mặt răng. Đồng thời, len lỏi và bao phủ toàn bộ ngà răng, khiến răng trắng sáng dần lên, có thể bật từ 1- 2 tông so với màu răng ban đầu.
b) Bọc răng sứ thẩm mỹ
Trường hợp răng bị nhiễm màu quá nghiêm trọng, không thể can thiệp bằng phương pháp tẩy trắng, bác sĩ sẽ mài chỉnh các răng này theo một tỷ lệ phù hợp. Sau đó, gắn cố định mão răng sứ lên trên. Kỹ thuật này được gọi là bọc răng sứ.
Thời gian bọc răng sứ từ A – Z thường là 2 – 4 ngày. Bệnh nhân thường chỉ cần đến nha khoa 2 lần. Lần 1 để mài răng, lấy dấu hàm, Lần 2 để gắn răng sứ.
Răng sứ có hình dáng, màu sắc tương tự như răng tự nhiên. Chúng được gia công theo các thông số cung hàm của bệnh nhân, do đó giá trị thẩm mỹ rất cao. Sau khi thực hiện bệnh nhân sẽ có được một hàm răng trắng đều đẹp như mong đợi.
Trên thực tế, chỉ có các bác sĩ mới có thể xác định được phương pháp cải thiện màu sắc răng tối ưu nhất ở tình trạng cụ thể của mỗi người. Vì thế, những bệnh nhân bị đen răng do ăn trầu nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về vấn đề “Ăn trầu có bị đen răng không?, nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
- Sau khi tẩy trắng răng kiêng ăn gì?
- Trám răng bao lâu có thể ăn uống bình thường?
- Có nên sử dụng kem đánh răng trong nhà nghỉ?
Xem thêm thẩm mỹ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?