chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Áp xe nha chu – nguyên nhân và phương pháp điều trị

Áp xe nha chu là một bệnh răng miệng không hiếm gặp và tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng nguy hại đối với sức khỏe răng miệng và cơ thể. Vậy đâu là nguyên nhân gây áp xe nha chu? Điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này trong nội dung bài viết được chia sẻ ngay sau đây.

Áp xe nha chu - nguyên nhân và phương pháp điều trị

I. Áp xe nha chu là gì?

Áp xe nha chu là một bệnh lý răng miệng có liên quan mật thiết với tình trạng viêm nha chu trước đó. Được xem là một căn bệnh nhiễm trùng cục bộ, xuất hiện tụ mủ trong những mô liên kết xung quanh mô bao quanh răng.

Tình trạng áp xe phần lớn sẽ xuất hiện ở khoảng hở giữa nướu và bề mặt của gốc răng hay còn gọi là túi nha chu. Nó sẽ chứa nhiều mủ ở quanh vùng mô nha chu, khiến các túi này bị khoét sâu. Mô nha chu có nguy cơ bị phá hủy và khả năng cao dẫn đến mất răng vô cùng nguy hiểm.

Càng đều lâu tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan trong toàn bộ khoang miệng, thậm chí dẫn đến các biến chứng đe dọa đến sức khỏe toàn thân của bệnh nhân.

Áp xe nha chu có chứa khá nhiều mủ bên trong
Áp xe nha chu có chứa khá nhiều mủ bên trong

II. Nguyên nhân gây bệnh áp xe nha chu

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến áp xe nha chu là do bệnh nhân đã mắc bệnh viêm nha chu trước đó nhưng không điều trị hiệu quả kịp thời.

Vi khuẩn trong các túi nha chu sẽ tích tụ ngày càng nhiều và gây viêm nhiễm nặng nề và làm hư hỏng vùng chân răng. Ổ viêm nhiễm sẽ phát triển mạnh và hình thành túi nha chu có chứa nhiều mủ bên trong.

Trong thời gian điều trị viêm nha chu tình trạng áp xe nha chu có thể tái diễn vài lần chủ yếu là do sau khi vệ sinh túi nha chu vẫn còn chưa làm sạch triệt để mảng bám cao răng, vi khuẩn, vụn thức ăn. Hoặc cũng có thể bị vi khuẩn xâm nhập sau điều trị.

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp áp xe nha chu không phải do bệnh nha chu trước đó mà do các yếu tố sau đây:

  • Sang thương vùng chẽ:

Các túi mủ áp xe thường xuất hiện tại vùng chẽ chủ yếu trong các trường hợp áp xe nha chu ở răng khôn hoặc răng cối.

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy áp xe nha chu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc phải nhổ bỏ răng cối. Bên cạnh đó, khi so sánh tình trạng mất răng do bị áp xe nha chu thì tỷ lệ sang thương vùng chẽ khá cao.

  • Sử dụng kháng sinh:

Thông qua nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy có nhiều bệnh nhân bị viêm nha chu tiến triển không chữa trị và có sử dụng kháng sinh toàn thân để điều trị các bệnh lý cơ thể đã bị áp xe nha chu chỉ sau một thời gian ngắn.

Lý giải vấn đề này là do kháng sinh toàn thân có thể dẫn đến hiện tượng bội nhiễm với vi khuẩn và dẫn đến hậu quả là hình thành nên các túi mủ áp xe nha chu.

  • Túi nha chu bị bít:

Một khi túi nha chu bị bít vì bất cứ nguyên do nào cũng khiến cho khả năng đào thải vi khuẩn giảm sút đáng kể. Điều này tạo cơ hội để vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều và làm xuất hiện tình trạng áp xe.

Nguyên nhân chủ yếu làm túi nha chu bị bít có thể là do dị vật, bụi bẩn, thức ăn thừa lọt vào gây bít tắc. Không những vậy, việc không làm sạch mảng bám vôi răng khi điều trị bệnh nha chu cũng có thể dẫn đến hình thành áp xe.

  • Bệnh tiểu đường:

Yếu tố tiểu đường cũng có liên quan khá nhiều đến tình trạng nha chu. Ở những bệnh nhân bị tiểu đường khả năng miễn dịch tế bào và hoạt động diệt vi khuẩn sẽ không cao.

Đồng thời còn có những biến đổi mạch máu và chuyển hóa collagen nên rất dễ bị viêm nhiễm bởi các loại vi khuẩn, tăng nguy cơ bị áp xe hơn so với bình thường.

Viêm nha chu không khắc phục sớm có thể dẫn đến hình thành áp xe
Viêm nha chu không khắc phục sớm có thể dẫn đến hình thành áp xe

III. Triệu chứng của áp xe nha chu

Bệnh nhân có thể nhận biết áp xe nha chu thông qua các triệu chứng như:

  • Vùng nướu tại nơi bị áp xe sẽ có màu sắc bất thường, sưng phồng, tấy đỏ.
  • Xuất hiện ổ nhiễm trùng kèm theo túi mủ ở chân răng hoặc hình thành lỗ dò.
  • Dùng tay sờ hoặc ấn nhẹ vào thấy đau nhức, có thể chảy máu, mủ.
  • Áp xe sưng to có thể khiến cho răng không bám chắc vào nướu, dễ bị lung lay.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi kèm sưng hạch bạch huyết tại chỗ.

Áp xe nha chu nếu để lâu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh và làm hư hỏng xương ổ răng.

Đồng thời dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác như: mất răng, hoại tử mô,… Thậm chí nhiễm trùng có thể lây lan sang các bộ phận khác dẫn đến nhiễm trùng máu đe dọa rất lớn đến tính mạng của người bệnh.

Áp xe nha chu vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Áp xe nha chu vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

IV. Điều trị áp xe nha chu

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh áp xe nha chu, bệnh nhân nên đến ngay các nha khoa uy tín để được khám chữa hiệu quả.

Sau khi thăm khám, chụp phim x-quang xác định kỹ lưỡng tình trạng viêm nhiễm của răng bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất. Việc điều trị áp xe nha chu có thể cần trải qua vài cuộc hẹn đến nha khoa thông qua các thao tác như:

Vệ sinh răng miệng, làm sạch mảng bám cao răng.

Xử lý tình trạng áp xe giai đoạn cấp tính bằng cách rạch dẫn lưu ổ áp xe, loại bỏ và rửa sạch mủ cùng với các tác nhân gây viêm nhiễm khác như: thức ăn, dị vật, vi khuẩn,…

Bệnh nhân sẽ được kê đơn kháng sinh để giảm đau, kháng viêm.

Những trường hợp áp xe nha chu đã gây ra các tổn thương nghiêm trọng thì cần phải tiến hành phẫu thuật để làm sạch nhiễm trùng, loại bỏ hoàn toàn áp xe.

Nếu vi khuẩn đã tấn công nặng nề và không điều trị bảo tồn được nữa thì biện pháp hiệu quả lúc này đó là nhổ răng, làm sạch mủ để giảm triệu chứng đau nhức cho bệnh nhân, tránh lây lan viêm nhiễm khắp khoang miệng.

Sau nhổ răng bệnh nhân có thể chọn cấy ghép Implant để phục hình răng một cách hiệu quả, cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai tốt hơn.

Lựa chọn nha khoa uy tín để khám chữa áp xe nha chu hiệu quả
Lựa chọn nha khoa uy tín để khám chữa áp xe nha chu hiệu quả

V. Biện pháp phòng ngừa áp xe nha chu

Để ngăn ngừa áp xe nha chu bạn cần hình thành cho mình một thói quen chăm sóc răng miệng khoa học theo hướng dẫn sau đây:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng lực nhẹ nhàng theo chiều dọc mỗi ngày 2 – 3 lần. Nên thay bàn chải mới sau 2 – 3 tháng hoặc khi đầu lông bị xơ mòn.
  • Dùng kem đánh răng chứa flour hoặc kem đánh răng chuyên dùng cho răng nhạy cảm.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, thức ăn ở kẽ răng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn tối ưu.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều canxi, chất xơ, vitamin D giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng lợi tốt hơn.
  • Hạn chế đồ ăn ngọt nhiều đường, các thực phẩm nhiều axit, cà phê, rượu, bia, tránh dùng các món quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không nên hút thuốc lá, không dùng răng để làm công cụ xé bao bì, khui nắp chai,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị khô miệng tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi gây hại cho răng lợi.
  • Khám răng định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, cạo vôi làm sạch mảng bám. Đồng thời nếu có phát hiện dấu hiệu bất thường phát sinh sẽ sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất, ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Chăm sóc răng miệng khoa học để ngăn ngừa các vấn đề bệnh lý phát sinh
Chăm sóc răng miệng khoa học để ngăn ngừa các vấn đề bệnh lý phát sinh

Mọi thắc mắc về bệnh áp xe nha chu bạn có thể gọi đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn