Câu hỏi: “Chào bác sĩ, em đang mang thai ở tháng thứ 3 thì cái răng sâu của em bị đau nhức liên tục, nhất là vào ban đêm. Em nghĩ chiếc răng này bị viêm tủy. Nếu bị viêm tủy răng thì phải làm sao ạ? Mong bác sĩ tư vấn dùm. Em cảm ơn.” – (Đan Thư, 29 tuổi, quận Tân Phú)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Khi mang thai sẽ có sự thay đổi về Hoocmon Estrogen và Progestorome, dễ làm lợi sưng. Thêm việc chế độ ăn uống thay đổi khiến mảng bám tích tụ nhiều hơn, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Đấy là những nguyên nhân thường gặp làm cho răng dễ bị sâu và bị viêm tủy răng khi mang thai.
Viêm tủy răng với dấu hiệu đau nhức dữ dội, nhất là vào ban đêm, có thể đau theo nhịp đập. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xem xét tình trạng bệnh lý. Bạn cần chủ động thông báo tình trạng sức khỏe và giai đoạn thai kì.
Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp hoặc duy trì chăm sóc đến sau khi sinh mới điều trị. Tuyệt đối không được uống thuốc giảm đau khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.
Có thể diệt tủy răng khi mang thai hay không?
Đối với thai phụ, mang thai là giai đoạn rất quan trọng, quyết định về sức khỏe của cả mẹ và bé, nên cần cân nhắc thực kỹ lưỡng trước khi điều trị nội nha.
Trước khi điều trị tủy, bác sĩ thường sẽ sử dụng các loại thuốc gây tê – nhưng đây lại là điều cấm kỵ không sử dụng cho phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc các kỹ thuật điều trị khác để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Có thể sử dụng đặt thuốc diệt tủy để thay thế cho việc điều trị tủy răng, thuốc được sử dụng để đặt vào buồng tủy của răng, sau đó ngấm vào mô tủy và làm chết phần tủy răng đã bị viêm, giúp hạn chế cơn đau trong suốt quá trình điều trị.
Tuy nhiên việc đặt thuốc diệt tủy còn tùy vào tình trạng răng hàm thực tế của mỗi người mà quyết định.
Dấu hiệu cần diệt tủy răng khi mang thai
Các dấu hiệu, triệu chứng của giai đoạn viêm tủy răng tương đối dễ nhận biết, bạn có thể thấy các cơn đau răng xuất hiện liên tục, lợi bị sưng to, chảy máu chân răng hay có mùi hôi miệng. Trong giai đoạn mang thai, nếu để ý sẽ thấy xuất hiện các trường hợp sau:
- Viêm tủy giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu này, các cơn đau răng do viêm tủy xảy ra từng đợt kéo dài khoảng 10 phút. Nếu dùng tay chạm nhẹ hay ăn nhai các thực phẩm nóng, lạnh sẽ phản ứng đau dai dẳng không dứt.
- Viêm tủy giai đoạn nặng
Viêm tủy răng ở bà bầu giai đoạn nặng sẽ đau nhức dữ dội, thời gian có thể kéo dài cả tiếng đồng hồ. Thường các cơn đau càng về đêm càng đau nặng hơn, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây nên các tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Thời gian điều trị răng miệng an toàn khi mang thai
- Theo nghiên cứu, thông thường 3 tháng giữa thai kì là thời gian tốt nhất để bà bầu có thể đi khám và điều trị răng miệng. Vì trong khoảng thời gian này, thai nhi đã được ổn định. Các mẹ không còn mệt mỏi như thời gian đầu nên quá trình điều trị tủy cũng có thể diễn ra an toàn và thoải mái hơn.
- Việc điều trị tủy răng được cho rằng không nên thực hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì lúc này phôi thai đang hình thành, cơ thể bạn chưa quen với cảm giác này nên cần tránh va chạm, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Giai đoạn cuối của thai kỳ, lúc này em bé đã lớn và việc di chuyển cũng rất khó khăn, khiến bạn dễ bị mệt mỏi.
Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh về răng miệng?
Phụ nữ mang thai sẽ có những thay đổi về cân bằng nội tiết tố thai kỳ, chúng sản xuất ra lượng estrogen và progesterone cao hơn khiến nướu nhạy cảm quá mức, dễ gây tình trạng sưng viêm, chảy máu khiến việc chải răng hạn chế, điều này có thể dẫn đến tình trạng tích tụ mảng bám vi khuẩn, tăng nguy cơ sâu răng, viêm tủy.
Hoặc trong những tháng đầu của thai kỳ, một số bà mẹ cực kỳ thèm ngọt. Việc tăng quá mức lượng đường trong thực đơn hằng ngày nhưng việc chải răng không đảm bảo sẽ gây ra các bệnh lý răng miệng.
Ngoài ra, trường hợp mẹ bị nôn mửa, ốm nghén cũng sẽ làm tăng môi trường axit trong miệng, làm mài mòn men răng khiến răng nhạy cảm hơn so với bình thường.
Viêm tủy răng khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm tủy răng có mức độ tiến triển rất nhanh. Khi tủy răng bị kích thích, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách vận chuyển máu và các tế bào phòng vệ đến tủy răng. Sự gia tăng áp lực đột ngột này đè lên các dây thần kinh và gây ra cảm giác đau. Tình trạng viêm cũng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường.
Cơn đau do viêm tủy khiến mẹ bầu mất ăn mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn khiến thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng,…
Nếu chủ quan không điều trị vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công gây áp xe chân răng, viêm nhiễm sàn miệng. Với phụ nữ mang thai, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào tuần hoàn máu và trong cơ thể thai nhi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các bệnh lý về sức khỏe răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, con sinh nhẹ cân, hệ miễn dịch kém và sức khỏe răng miệng cũng kém hơn so với bình thường.
Cách chữa viêm tủy răng cho bà bầu
1. Chữa viêm tủy răng cho bà bầu tại nha khoa
Như đã phân tích ở phần đầu bài viết, thời điểm điều trị tủy răng tốt nhất cho bà bầu là 3 tháng giữa thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển ổn định. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm tủy răng diễn biến nghiêm trọng, xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ xem xét cẩn thận và đưa ra phương án phù hợp, an toàn.
2. Đặt thuốc diệt tủy
Thuốc diệt tủy là một trong những phương pháp chữa tủy đã và đang được sử dụng. Thành phần chủ yếu là Asen, giúp làm chết tủy răng hoàn toàn sau 24 – 48 giờ sử dụng.
3. Gây tê điều trị tủy
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để mở ống tủy, loại bỏ sạch sẽ phần tủy viêm nhiễm, sau đó trám bít ống tủy và phục hình thân răng bằng phương pháp bọc sứ hoặc trám composite.
Lưu ý, điều trị tủy khi mang thai, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng với trang thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao nhằm đảm bảo việc thăm khám và điều trị diễn ra an toàn, hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
4. Chữa viêm tủy răng cho bà bầu tại nhà
Song song việc chữa tủy răng tại nha khoa, bạn cũng có thể áp dụng một vài cách sau để có thể hỗ trợ giảm đau tại nhà:
Chườm đá lạnh: Đặt túi chườm lạnh vào má ngoài ngay tại vị trí đau răng và di chuyển túi chườm qua lại. Thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/ngày và mỗi lần khoảng 10 phút.
Súc miệng với nước lá trầu không: Dùng 5 – 10 lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ và hãm trong nước sôi khoảng 15 phút, sau đó dùng nước trầu không súc miệng hằng ngày. Cách này không chỉ giúp giảm đau mà còn phòng ngừa bệnh viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng.
Lá bạc hà tươi: Dùng lá bạc hà hãm với nước sôi và đem súc miệng tương tự như lá trầu không sẽ cải thiện tốt tình trạng hơi thở có mùi. Đặc biệt, thành phần menthol trong bạc hà còn có công dụng gây tê tự nhiên, giảm đau hiệu quả.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai
Vấn đề thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, chế độ ăn uống nhiều bữa trong ngày, ốm nghén thai kỳ là rất khó thay đổi được.
Để ngăn chặn viêm tủy, các bệnh lý răng miệng, chủ yếu dựa trên việc phòng tránh và chăm sóc răng đúng cách trong giai đoạn thai kỳ.
- Đừng ngại đến nha khoa kiểm tra khi có dấu hiệu khác thường ở răng và nướu.
- Ăn uống hợp lý và dinh dưỡng đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh: Hạn chế các loại chứa nhiều tinh bột và đường dễ gây ra sâu răng viêm tủy và tình trạng tiểu đường thai kỳ. Thay vào đó nên ăn các loại rau củ quả, các sản phẩm từ sữa cung cấp chất khoáng và canxi tốt cho bà bầu cũng như sự phát triển răng sau này của bé.
- Nếu có cảm giác khó chịu, ốm nghén khi chải răng cần sử dụng kem đánh răng dịu nhẹ, kết hợp với nước súc miệng thích hợp cho bà bầu.
- Cố gắng chải răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sau mỗi bữa ăn phụ trong ngày nên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vụn thức ăn.
Việc điều trị tủy răng khi mang thai có được không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của người mẹ, tình hình phát triển của thai nhi. Do đó, bạn cần tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được hướng dẫn và điều trị.
Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ nhanh chóng hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được thăm khám MIỄN PHÍ.
Xem thêm điều trị tủy răng:
- Điều trị tủy răng bao nhiêu tiền?
- Chữa tủy răng mất bao nhiêu thời gian mới xong?
- Nhổ răng đã lấy tủy có đau không?
- Có nên lấy tủy răng ở trẻ em không?
- Trám răng có cần lấy tủy không?
Xem thêm răng miệng bà bầu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?