Bé bị đau răng nếu càng để lâu tình trạng sẽ phát triển nghiêm trọng làm ảnh hưởng nhiều đến mọi hoạt động trong cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Vậy khi bé bị đau răng thì bố mẹ cần phải làm gì để giúp giảm cơn đau một cách hiệu quả nhất?
I. Trẻ bị sâu răng có ảnh hưởng như thế nào?
Trẻ bị sâu răng nếu không sớm được khắc phục hiệu quả, vi khuẩn sâu răng sẽ phát triển ngày càng nhiều, tấn công sâu vào bên trong cấu trúc răng và dẫn đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm như:
- Khả năng ăn nhai giảm sút, việc cắn xé, nhai nghiền thức ăn gặp nhiều trở ngại. Lâu ngày thức ăn không được nhai nghiền hiệu quả sẽ gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa và làm phát sinh thêm các vấn đề đau dạ dày, bệnh lý ở đường tiêu hóa,….
- Răng sâu gây đau nhức, ê buốt sẽ làm cho trẻ cảm thấy ăn uống không còn được ngon miệng. Từ đó trẻ dần bị chán ăn, bỏ ăn khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược, sụt cân.
- Ngay cả giấc ngủ hằng ngày cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Những cơn đau răng bất chợt có thể làm cho trẻ khó ngủ được ngon giấc, dễ giật mình khi đang ngủ. Lâu ngày trẻ sẽ vô cùng mệt mỏi, dễ cáu gắt và quấy khóc nhiều hơn.
- Đau răng do sâu răng sữa càng để lâu vi khuẩn không chỉ gây tổn thương cấu trúc răng nặng nề, mà nó còn có thể lây lan rộng gây ảnh hưởng xấu đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
- Khi chẳng may răng sữa sâu nặng dẫn đến mất răng sớm trước giai đoạn thay răng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình mọc của răng vĩnh viễn. Nguy cơ cao răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp tình trạng mọc lệch, mọc chen chúc, sai khớp cắn,…
- Nhiều trường hợp sâu răng nặng vi khuẩn có thể lây lan ngược khiến cho vùng hàm mặt bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí làm nhiễm trùng máu rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
II. Trẻ bị đau răng bố mẹ cần làm gì?
1. Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách
Hướng dẫn trẻ súc miệng với nước muối sinh lý và chải răng đúng cách để loại bỏ các vi khuẩn gây hại, giảm cảm giác đau nhức ở răng.
Đối với trẻ nhỏ chưa thể tự vệ sinh răng miệng được, cha mẹ nên dùng gạc mềm nhúng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để lau sạch răng, nướu, lưỡi cho trẻ mỗi ngày.
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Không nên cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, các đồ ăn quá nóng, quá lạnh, tránh các thực phẩm có tính axit cao, nước có ga.
Thay vào đó nên tăng cường những món ăn giàu dưỡng chất cần thiết như: canxi, chất xơ, photpho, vitamin D để tăng độ chắc khỏe cho răng.
Nhắc nhở trẻ uống đủ nước mỗi ngày giúp tránh nguy cơ khô miệng làm vi khuẩn sản sinh nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe răng miệng.
3. Đến nha khoa thăm khám
Khi nhận thấy trẻ có nguy cơ bị sâu răng hay thường xuyên bị đau nhức, ê buốt ở răng cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám chữa ngay.
Dựa trên từng nguyên nhân, mức độ sâu răng của trẻ nặng nhẹ như thế nào mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp khắc phục phù hợp như:
- Trong trường hợp răng mới chớm sâu có thể thực hiện tái khoáng giúp ngăn chặn sự sản sinh của vi khuẩn gây hại tốt hơn.
- Nếu như răng sâu nặng hơn, bề mặt răng có nhiều lỗ sâu li ti, mẻ vỡ. Khi đó hàn trám răng Composite sẽ là biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Sau trám răng sẽ giúp khôi phục được hình dáng và khôi phục ăn nhai tốt hơn cho trẻ.
- Đối với những chiếc răng bị sâu hỏng quá nghiêm trọng và không thể điều trị hiệu quả bằng các biện pháp thông thường được. Lúc này bắt buộc phải nhổ bỏ răng sớm để tránh nguy cơ lây lan viêm nhiễm sang các răng xung quanh gây hư hỏng thêm nhiều răng khỏe mạnh.
III. Các mẹo chữa đau răng cho trẻ
Nếu trẻ chỉ bị đau răng nhẹ và chưa có thời gian đưa trẻ đến nha khoa thăm khám, phụ huynh có thể áp dụng một số mẹo giảm đau cho trẻ tại nhà sau đây:
1. Sử dụng gừng chữa đau răng
Gừng có tính cay nóng, đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cao. Do đó, khi đang có tình trạng đau răng sẽ rất phù hợp sử dụng nguyên liệu này để khắc phục hiệu quả.
Cách chữa đau răng cho trẻ bằng gừng thực hiện khá đơn giản. Chỉ cần dùng gừng tươi rửa sạch, gọt bỏ vỏ và giã nát. Dùng phần gừng vừa giã nát đắp lên vùng răng bị sâu đau sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
2. Sử dụng nước muối
Cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày để sát khuẩn, xoa dịu cảm giác đau nhức tốt hơn. Mỗi lần súc nên duy trì thời gian khoảng 30 – 60 giây và cho trẻ súc lại bằng nước ấm sau đó.
Không chỉ khi răng miệng có vấn đề mà hằng ngày bạn cũng nên nhắc nhở trẻ duy trì thói quen súc miệng với nước muối để chăm sóc sức khỏe răng miệng tối ưu, ngừa bệnh lý tốt hơn.
3. Chườm đá giúp giảm đau răng
Phụ huynh có thể dùng túi chườm và bỏ vài viên đá lạnh vào. Sau đó áp sát lên phía ngoài vùng má ở vị trí răng đang đau nhức của trẻ. Mỗi lần nên để 3 – 5 phút và đều đặn thực hiện trong vòng 15 – 20 phút để cơn đau nhanh được xoa dịu.
Hoặc cũng có thể dùng viên đá lạnh xoa nhẹ nhàng bên ngoài vùng má tại vị trí răng đang đau cũng giúp trẻ cảm thấy giảm đau răng nhanh chóng.
4. Cách trị nhức răng bằng tỏi
Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn tốt nên tỏi có thể đem lại các công dụng đáng kể trong việc hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng viêm, đau nhức ở răng.
Có thể dùng tỏi giã nhỏ rồi cho thêm với một ít muối tinh. Sau đó trộn đều và đắp lên vị trí răng đang sưng đau.
Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần để khoảng 10 phút rồi cho trẻ súc sạch lại với nước ấm sẽ giúp cải thiện được triệu chứng đau nhức răng cho trẻ khá hiệu quả.
5. Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không được đánh giá đem lại được các công dụng rất tốt trong hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý. Tất cả là nhờ vào đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm cao từ nguyên liệu này mang lại.
Nếu trẻ đang bị đau nhức răng thì đây sẽ là một nguyên liệu an toàn, lành tính và dễ tìm để khắc phục nhanh chóng.
Cách thực hiện như sau:
Dùng lá trầu không rửa sạch sau đó giã nát và trộn chung với một ít muối tinh. Tiếp tục cho thêm một ít rượu trắng và để hỗn hợp này trong khoảng 15 phút để lắng cặn.
Lấy phần nước trong thu được bên trên để nhúng với bông tăm đắp lên vị trí răng bị đau. Để yên trong 5 phút rồi cho trẻ súc sạch lại với nước ấm.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ thấy triệu chứng đau răng của trẻ được cải thiện hiệu quả.
6. Dầu đinh hương
Đinh hương được đánh giá cao nhờ vào khả năng kháng viêm, chống khuẩn, chống oxy hóa hữu hiệu. Vậy nên đây cũng là một trong những nguyên liệu trị đau răng tại nhà cho trẻ khá hiệu quả mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo áp dụng.
Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần dùng 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương thấm vào bông tăm hoặc gạc sạch rồi chấm trực tiếp lên vùng răng đang bị đau nhức của trẻ.
Để khoảng 10 – 15 phút rồi cho trẻ súc miệng sạch lại với nước ấm sẽ thấy cảm giác khó chịu thuyên giảm đáng kể.
7. Sử dụng Oxy già trị nhức răng
Bên cạnh việc dùng nước muối, các mẹ cũng có thể tham khảo dùng thêm nước oxy già 3% pha loãng với nước ấm để trẻ súc miệng giúp diệt khuẩn đáng kể. Nhờ đó trẻ sẽ thấy dễ chịu, giảm đau tức thì.
Với biện pháp này chỉ áp dụng 2 – 3 lần/tuần. Sau khi súc miệng với nước oxy già cần phải hướng dẫn trẻ súc sạch lại nhiều lần với nước ấm.
Chỉ nên dùng cho trẻ khi đã lớn và có nhận thức nhiều hơn để tránh tình trạng trẻ nuốt phải oxy già sẽ không tốt cho sức khỏe.
8. Cắn bông có tẩm dầu gió
Dùng một miếng bông sạch thấm với dầu gió và đặt vào lỗ sâu răng và cho trẻ cắn chặt lại trong 3 – 5 phút cũng là cách trị đau răng khá đơn giản, nhanh chóng được nhiều mẹ áp dụng cho con mình.
Cũng giống như nhiều loại tinh dầu khác, dầu gió cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau được đánh giá cao nên rất thích hợp dùng khi trẻ đang bị sâu răng đau nhức.
9. Sử dụng lá bạc hà
Lá bạc hà có vị thơm nhẹ, lại quen thuộc trong các món ăn nên sẽ không gây khó chịu gì cho trẻ khi sử dụng để chữa đau răng.
Các nghiên cứu cho thấy thành phần của lá bạc hà có khả năng làm tê phần răng bị ảnh hưởng do sâu hỏng. Do đó, hãy dùng lá bạc hà rửa sạch và đun sôi để cho nước ấm rồi cho trẻ dùng để súc miệng.
Đều đặn mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, không còn thấy đau nhức răng quá nhiều.
Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ đã giúp mọi người biết được bé bị đau răng thì bố mẹ cần phải làm gì để giúp giảm cơn đau? Mọi vấn đề thắc mắc hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, nhanh chóng.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?