Khi bị gãy nửa răng cửa, giải pháp tối ưu nhất là đến nha khoa để bác sĩ thăm khám. Tùy vào tình trạng cụ thể của chiếc răng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phục hình phù hợp.
1. Các trường hợp bị gãy răng cửa
Răng cửa bị gãy xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có 4 trường hợp gãy răng cửa xảy ra là:
- Răng cửa chỉ bị sứt, mẻ một phần nhỏ, không quá 1/3 kích thước thân răng.
- Răng cửa gãy lớn, chiếm một nửa thân răng nhưng chân răng còn chắc khỏe, không lung lay.
- Răng cửa gãy lớn đến sát chân răng, chân răng lung lay nhưng vẫn nằm trong nướu.
- Gãy răng cửa nghiêm trọng, toàn bộ thân và chân răng cửa đều rụng ra khỏi ổ xương răng.
Gãy răng cửa có thể xảy ra ở 1 răng, 2 răng liền kề, toàn bộ răng cửa hàm trên hoặc hàm dưới,… Tùy vào trường hợp gãy răng cửa cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những giải pháp khắc phục phù hợp.
2. Ảnh hưởng khi gãy nửa răng cửa
Tình trạng gãy nửa răng cửa thường là do răng bị tác động với một lực quá mạnh như va đập, té ngã, cắn vật quá cứng… hoặc bệnh sâu răng không được điều trị.
Hiện tượng này có thể xảy ra theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gãy răng nửa răng cửa còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng.
✦ Ê buốt răng: Khi răng bị gãy, ngà và tủy răng có thể bị lộ ra ngoài, khiến bệnh nhân bị ê buốt khi ăn thực phẩm nóng, lạnh, ngọt hoặc có tính axit.
✦ Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng: Vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác sẽ dễ dàng tấn công vào các cấu trúc bên trong của răng.
✦ Suy giảm chức năng nhai cắn: Khi bị gãy, đặc biệt là trường hợp mất nhiều mô cứng, chức năng ăn nhai của răng ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Bệnh nhân có thể gặp phải khó khăn nhất định trong việc nhai, cắn thức ăn.
✦ Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Việc thiếu khuyết mô răng sẽ làm giảm giá trị thẩm mỹ của cung hàm, khiến nụ cười của bạn kém duyên dáng đi.
Không giống như các bộ phận khác của cơ thể, các mô răng bị mất sẽ không tự mọc lại. Muốn chúng trở về hình dáng ban đầu, bạn cần phải nhờ đến sự can thiệp của các kỹ thuật điều trị chuyên khoa.
3. Phương pháp khắc phục tình trạng gãy nửa răng cửa
Tại nha khoa, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X – Quang để xác định mức độ tổn thương của chiếc răng và tình trạng của tủy và các mô xung quanh. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu phần chân răng và xương ổ răng không bị tổn thương quá mức, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị hỏng và phục hình răng bằng kỹ thuật trám răng hoặc bọc răng sứ. Trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm, sang chấn, bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy trước khi phục hình.
Ngược lại, nếu chân răng hoặc xương ổ răng bị tổn thương quá nghiêm trọng, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng và tư vấn cho bệnh nhân phương pháp trồng lại phù hợp, thường là cấy ghép Implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.
a) Trám răng cửa bị gãy
Đây là một giải pháp phục hình răng bị sâu hỏng, chấn thương một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Bác sĩ sẽ đắp từng lớp vật liệu trám lên trên bề mặt răng để thay thế cho các mô đã mất. Giúp răng trở về hình dáng ban đầu.
Vật liệu trám răng tại Nha khoa Đông Nam là Composite. Vì tồn tại ở dạng dẻo nên chúng rất dễ tạo hình, phù hợp với mọi vị trí răng trên cung hàm, kể cả răng cửa và răng nanh.
Màu sắc của miếng trám Composite gần như không có sự khác biệt với răng tự nhiên, đảm bảo giá trị thẩm mỹ tối ưu.
Trên thực tế, ngoài điều trị, kỹ thuật trám răng Composite còn được thực hiện vì mục đích thẩm mỹ như khép các khe răng cửa thưa, tăng kích thước của các răng bị ngắn, nhỏ, giúp chúng đồng đều hơn các răng khác trên cung hàm.
Quá trình trám răng Composite diễn ra khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí trám. Sau khi tạo hình, bác sĩ sẽ chiếu đèn Halogel để miếng trám đông cứng lại và bám cứng chắc vào bề mặt răng.
b) Bọc răng sứ cho răng cửa bị gãy
Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa mang lại hiệu quả tích cực trong việc phục hình các răng bị sâu hỏng, chấn thương.
Khi bác sĩ bọc răng sứ cho bạn, họ sẽ mài chỉnh các răng cần điều trị theo một tỷ lệ phù hợp, thường không quá 2mm. Sau đó, chụp cố định răng sứ lên trên.
Không chỉ khôi phục lại hình dáng thẩm mỹ cho các răng bị mẻ gãy, mão răng sứ cứng chắc còn bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác, giúp tăng thời gian lưu giữ răng.
Khả năng chịu lực ăn nhai của răng sứ rất cao, gấp khoảng 1 – 7 lần răng thật. Do đó, sau khi phục hình, bạn có thể ăn nhai bình thường như trước đây, kể cả các loại thức ăn dai, cứng.
Thời gian bọc răng sứ từ A – Z thường là 2 – 4 ngày. Bệnh nhân đến nha khoa 2 lần. Lần 1 để mài răng, lấy dấu hàm. Lần 2 để gắn răng sứ.
4. Nên chọn phương pháp nào?
Như đã đề cập ở trên, việc xác định phương pháp phục hình phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng và nhu cầu của mỗi người.
Đặc điểm của các phương pháp phục hình răng được thể hiện trong bảng sau:
Theo các chuyên gia nha khoa, phương pháp phục hình răng cửa bị gãy một nửa tối ưu nhất là bọc răng sứ.
Nguyên nhân là do khả năng chịu lực ăn nhai của các miếng trám lớn thường không cao. Chúng rất dễ bị bung bật, di lệch ra khỏi vị trí trám khi bệnh nhân ăn nhai với lực mạnh.
Chính vì thế, phương pháp trám răng thường được chỉ định cho các răng bị gãy không quá 1/3 thân răng. Trong đa số các trường hợp còn lại, trám răng được xem là một giải pháp tạm thời cho những bệnh nhân chưa có điều kiện để bọc răng sứ.
Hy vọng bài viết đã giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quan về giải pháp phục hình khi bị gãy nữa răng cửa. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm gãy răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?