Răng bị gãy thì phải làm sao? Phục hình răng bị gãy là việc làm hết sức cần thiết nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày, tính thẩm mỹ cũng là một vấn đề quan trọng hàng đầu cần.
Răng là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không thể tự chữa lành vết thương được nhưng lại là bộ phận dễ bị tổn hại nhất do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý, tai nạn,… Trong đó vấn đề bị gãy răng là thường xảy ra nhất mà chúng ta rất dễ gặp phải.
Răng Bị Gãy Thì Phải Làm Sao?
Với vấn đề răng bị gãy thì phải làm sao sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng chiếc răng bị gãy đó như thế nào, mức độ răng gãy có nặng hay không… để từ đó có những phương pháp xử lý phù hợp nhất.
1. Trường hợp răng gãy theo chiều dọc
Khi răng bị gãy theo chiều dọc chúng ta cần phải xem xét chân răng có bị tổn thương hay không. Nếu răng bị gãy một nửa theo chiều dọc, tổn thương cả thân răng và chân răng đến mức không thể bảo tồn được thì phải nhổ răng và tiến hành trồng răng giả mới.
Trong trường hợp răng gãy theo chiều dọc nhưng chân răng vẫn có thể bảo tồn chúng ta có thể tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc trám răng để tạo hình lại và giúp bảo vệ răng thật tránh những vi khuẩn có hại gây bệnh lý cho chiếc răng này.
2. Trường hợp răng bị gãy ngang
Răng gãy ngang nhìn thấy chấm đỏ ở phần trung tâm. Trường hợp này trong nha khoa gọi là gãy thân răng lộ tủy. Chấm đỏ nhìn thấy ở tung tâm chính là tủy răng, phần men răng và ngà răng đã bị phá hủy hoàn toàn.
Để điều trị trường hợp này trước tiên nha sĩ sẽ làm sạch, loại bỏ hoàn toàn ổ nhiễm trùng có thể có trong buồng tủy. Nếu như phần răng còn lại đủ làm chân cho răng giả, thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện bọc răng sứ để phục hình lại chiếc răng bị gãy đó.
Còn nếu như phần cùi răng thật còn quá ít thì phải tái tạo bằng cách cắm thêm một cùi răng giả vào trong cùi răng thật này. Cùi răng giả giúp mão răng sứ bền vững sau khi phục hồi.
Mão sứ trên cùi giả này được phục hình hoàn hảo như thân răng bị mất dựa trên dấu hàm và cấu tạo của các răng kế cận nên hoàn toàn không có sự khác biệt với các răng khác. Nếu chọn được vật liệu phục hình thẩm mỹ tốt và tay nghề nha sĩ cao, chăm sóc tốt thì thời gian sử dụng rất lâu.
3. Trường hợp bị gãy cả chân răng
Nếu chân răng và xương ổ răng không bị tổn thương quá mức, ta có thể giữ lại chân răng và điều trị tương tự như đối với trường hợp răng bị gãy ngang. Trường hợp chân răng, xương ổ răng bị tổn thương nghiêm trọng, bắt buộc phải nhổ bỏ răng, để bảo tồn xương ổ răng.
Trường hợp gãy chân răng, đôi khi gặp tình huống răng lún sâu vào xương ổ răng mà phần thân răng không hề có dấu hiệu nứt gãy.
Để đảm bảo an toàn, kiểm tra chính xác tình trạng hư tổn của răng thì trước khi đưa ra phương án điều trị bệnh nhân sẽ được chụp X – Quang để kiểm tra tình trạng tổn thương tủy răng và chân răng.
Tuy nhiên, một khi răng đã bị nhổ đi thì các bạn nên tiến hành trồng lại răng giả để đảm bảo răng được đầy đủ, khôi phục tính thẩm mỹ và tránh những biến chứng do mất răng gây ra.
Để trồng răng giả thì các bạn có thể lựa chọn phương pháp cấy ghép Implant, trồng răng sứ hay làm hàm giả tháo lắp tùy vào nhu cầu và tình trạng mất răng.
Trong các phương pháp trồng răng thì cấy ghép răng Implant là phương pháp được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay vì sự tiện lợi cũng như nhiều ưu điểm vượt trội mà nó mang lại:
– Phục hồi lại đầy đủ chân răng và thân răng.
– Khôi phục được tính thẩm mỹ và chức năng của răng giống hệt với răng thật.
– Đảm bảo không gây ảnh hưởng đến những răng thật xung quanh như trồng răng sứ.
– Bảo toàn xương hàm không bị tiêu đi.
– Răng Implant có tuổi thọ cao, thậm chí có thể tồn tại vĩnh viễn đến suốt đời nếu bệnh nhân chăm sóc răng đúng cách.
– ….
Tóm lại, một khi răng bị gãy thì các bạn cần nhanh chóng đến ngay phòng khám nha khoa trồng răng uy tín để các bác sĩ thăm khám, chụp phim X – Quang cẩn thận xem xét tình trạng răng như thế nào, từ đó sẽ được ra những tư vấn về răng bị gãy thì phải làm sao, cách thức phục hình an toàn, tối ưu nhất.
Nếu bạn muốn kiểm tra tình trạng răng miệng hiện tại hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm gãy răng:
- Gãy răng hàm có sao không?
- Răng hàm bị gãy có mọc lại không?
- Gãy răng vĩnh viễn
- Té xe bị gãy răng thì có trám lại được không?
Thẻ:Gãy răng, Phục hình răng