Bị mẻ răng cấm khắc phục bằng cách nào?

Mẻ răng cấm là một vấn đề răng miệng thường gặp. Các phương pháp thường được sử dụng để khắc phục tình trạng này là trám răng và bọc răng sứ. Các kỹ thuật này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Bị MẺ RĂNG CẤM khắc phục bằng cách nào?

1. Các phương pháp phục hình khi mẻ răng cấm

Răng cấm hay răng hàm chính là các răng số 6, số 7, tính từ ngoài vào trong. Chúng là các răng ăn nhai chủ lực trong cung hàm.

vị trí các răng cấm
Vị trí các răng cấm trên cung hàm

Do đó, khi các răng này bị mẻ hoặc bất kỳ chấn thương nào khác, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có phương pháp phục hình phù hợp.

➣ Nếu răng cấm bị mẻ nhỏ, số lượng các mô bị mất không đáng kể, có thể không cần phải phục hình. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà để tránh làm cho răng bị tổn thương nặng hơn.

phương pháp khắc phục răng cấm bị mẻ
Phương pháp phục hình răng cấm bị mẻ

➣ Trong đa số các trường hợp còn lại, phục hình răng là một chỉ định cần thiết cho bệnh nhân. Các kỹ thuật thường được sử dụng làm trám răng và bọc răng sứ thẩm mỹ. Nếu tủy răng đã bị tổn thương, bác sĩ có thể phải loại bỏ chúng trước khi phục hình.

Khi và chỉ khi răng bị tổn thương quá nặng, không thể phục hình được nữa, bác sĩ mới chỉ định nhổ răng và tư vấn cho bệnh nhân phương pháp phục hình phù hợp, thường là cấy ghép Implant, cầu răng sứ và răng giả tháo lắp.

a) Trám răng cấm bị mẻ

Trám răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Để thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn các mô răng bị ảnh hưởng. Sau đó, lắp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.

mô phỏng trám răng
Mô phỏng kỹ thuật trám răng

Kỹ thuật này thường được chỉ định cho những răng cấm bị mẻ không quá một phần hai thân răng và chưa ảnh hưởng đến tủy.

Tại Nha khoa Đông Nam, trường hợp mẻ răng cấm sẽ được phục hình bằng Composite. Đây là vật liệu trám răng được ưa chuộng nhất hiện nay, với nhiều ưu điểm nổi bật như:

✅ Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí trám

✅ Miếng trám Composite có màu sắc đồng nhất với răng tự nhiên

✅ Áp dụng linh hoạt co mọi vị trí răng trên cung hàm

✅ Ít xâm lấn đến cấu trú răng thật

✅ Chi phí thấp, chỉ 400.000 đồng mỗi răng

trám răng cấm mẻ vở
Trước và sau khi trám răng cấm

Bên cạnh những ưu điểm trên, kỹ thuật trám răng Composite cũng có một số hạn chế như khả năng chịu lực ăn nhai thấp, dễ nhiễm màu thực phẩm…

Do đó, sau khi thực hiện phương pháp này, để miếng trám được bền đẹp, bạn nên:

– Hạn chế ăn thực phẩm có màu sậm như cà phê, trà…

– Ăn nhai với một lực vừa phải

– Không dùng răng cắn các vật cứng

– Khám răng định kỳ tại nha khoa để bác sĩ theo dõi tình trạng miếng trám

Thời gian sử dụng trung bình của mỗi miếng trám răng là 2 – 5 năm, lâu hơn nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.

b) Bọc sứ cho răng cấm bị mẻ

Khi bác sĩ bọc răng sứ cho bạn, họ sẽ mài nhỏ các răng cần điều trị theo một tỷ lệ phù hợp, thường không quá 2mm. Sau đó, gắn cố định mão răng sứ lên trên.

mô phỏng bọc răng sứ
Mô phỏng quy trình bọc sứ răng cấm

Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các răng bị mẻ lớn, mất nhiều mô cứng hoặc đã ảnh hưởng đến tủy.

Trường hợp răng bị mẻ, gãy nghiêm trọng, phần thân răng còn lại không đủ kích thước để nâng đỡ và cố định mão răng sứ, kỹ thuật bọc răng sứ có cùi giả sẽ được chỉ định.

quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ

Nếu răng sau chữa tủy quá yếu, bác sĩ sẽ đóng thêm chốt răng để giúp chúng cứng chắc hơn.

Đặc điểm:

✅ Thời gian thực hiện thường là 2 – 4 ngày

✅ Răng sứ có hình dáng, màu sắc tương đồng với răng tự nhiên, cho giá trị thẩm mỹ hoàn hảo ở mọi tình huống phục hình

✅ Có thể áp dụng cho mọi vị trí răng trên cung hàm

✅ Thời gian sử dụng lâu dài, từ 8 – 15 năm, tùy vào loại răng sứ mà bạn chọn

✅ Có nhiều loại răng sứ với đặc điểm phục hình khác nhau, đáp ứng tối đa nhu cầu của mỗi người

bọc sứ cho răng gãy mẻ
Trước và sau khi bọc răng sứ

Giá trị thẩm mỹ của răng sứ rất cao. Do đó, không chỉ được sử dụng để phục hình răng bị sâu hỏng, chấn thương (mẻ, gãy, vỡ…), phương pháp này còn được thực hiện vì mục đích thẩm mỹ, giúp bệnh nhân có được một hàm răng đồng đều và đẹp hơn.

2. Biện pháp phòng ngừa mẻ răng cấm

Như đã đề cập ở trên, răng cấm là các răng ăn nhai chủ lực trong cung hàm, thường xuyên tiếp xúc với thức ăn và chịu áp lực từ các hoạt động ăn nhai. Do đó, chúng rất dễ bị sâu hỏng, chấn thương.

răng cấm bị mẻ vở
Vỡ mẻ răng cấm

Để các răng cấm luôn chắc khỏe, hạn chế tối đa nguy cơ mẻ, vỡ, bạn nên:

✅ Ăn nhai với một lực vừa phải, không dùng răng cắn thực phẩm quá cứng

✅ Đánh răng đúng kỹ thuật với bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor

✅ Đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao

✅ Hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng đường hoặc có tính axit cao

✅ Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng máng chống nghiến nếu có tật nghiến răng

✅ Khám răng định kỳ tại nha khoa, khoảng 6 tháng một lần

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về tình trạng mẻ răng cấm và phương pháp khắc phục. Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể xem thêm các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *