Bị đen kẽ răng cửa chữa bằng cách nào?

Hỏi: “ Chào Nha khoa Đông Nam! Nha khoa cho em hỏi bị đen kẽ răng cửa do sâu răng thì nên chữa bằng cách nào ạ? Em đang nghiêng về bọc răng sứ hơn, nhưng tham khảo ý kiến người thân thì được khuyên là nên trám. Phương án nào tốt hơn ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp, em chân thành cảm ơn! ” – Lan Anh, Quận 3, Tp.HCM

Bị đen kẽ răng cửa chữa bằng cách nào?

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI

Chào bạn Lan Anh!

Theo thông tin mà bạn Lan Anh cung cấp, các răng cửa của bạn bị đen do bị sâu kẽ răng. Trong trường hợp này, thường có hai hướng điều trị phục hồi là trám răng và bọc răng sứ.

1. Sâu kẽ răng là gì?

Sâu kẽ răng là loại sâu răng hình thành giữa hai răng, chúng có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả 2 răng. Ban đầu chúng chỉ là một lỗ hỏng rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Theo thời gian, lỗ sâu lớn dần, phá hủy lớp men ở phần ngoài cùng của răng. Lúc này bạn sẽ thấy có hiện tượng dính giắt thức ăn hoặc răng nhạy cảm, ê buốt.

Sâu kẽ răng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ
Sâu kẽ răng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ

2. Nguyên nhân gây sâu kẽ răng cửa

Sâu răng có thể hình thành ở bất kỳ bề mặt nào của răng nếu bạn không chải răng hằng ngày. Tuy nhiên có những bệnh nhân mặc dù đánh răng thường xuyên nhưng vẫn gặp tình trạng sâu kẽ răng. Nguyên nhân lớn nhất là do không dùng chỉ nha khoa.

Theo nghiên cứu, 35% bề mặt răng nằm giữa các răng. Điều này nghĩa là khi bạn quên dùng chỉ nha khoa, bạn chỉ làm sạch 2/3 bề mặt răng, 1/3 còn lại vẫn tồn đọng vụn thức ăn và mảng bám.

Vi khuẩn chuyển hóa lượng đường còn sót lại thành axit. Những axit này tấn công vào men răng và hình thành lỗ sâu.

Mảng bám là nguyên nhân gây sâu răng
Mảng bám là nguyên nhân gây sâu răng

Mặc dù sâu răng có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng, bao gồm:

  • Thói quen tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống nhiều đường, tinh bột và ăn vặt nhiều lần trong ngày.
  • Chứng khô miệng do thường xuyên dùng rượu bia, đồ uống chứa cồn hoặc sử dụng một số thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm.
  • Lười chải răng và không có thói quen sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên.

3. Sâu kẽ răng cửa có nguy hiểm không?

Sâu kẽ răng cửa trước tiên gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ do những lỗ hỏng và sự thay đổi màu của răng, khiến bạn trở nên ngại ngùng, tự ti, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống.

Khi lỗ sâu lớn dần, ảnh hưởng đến ngà răng, bạn sẽ có cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn thực phẩm nóng lạnh, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Nếu không điều trị, lỗ sâu sẽ tiếp tục mở rộng phá hủy toàn bộ mô cứng của răng gây ra tình trạng mất răng sớm.

Sâu răng cửa nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng mất răng
Sâu răng cửa nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng mất răng

Sự tích tụ quá mức của vi khuẩn chắc chắn sẽ lan đến tủy răng, đường viền nướu, từ đó gây nhiễm trùng nướu.

Đặc biệt, lượng vi khuẩn dư thừa còn có khả năng xâm nhập vào máu đến các vùng khác của cơ thể. Một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa sâu răng nghiêm trọng với cơn đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch khác.

4. Trám kẽ răng cửa

Trám răng là một kỹ thuật nha khoa mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc khôi phục hình dáng, chức năng của các răng bị sâu hỏng, mẻ, vỡ…

Khi bác sĩ trám răng cửa sâu cho bạn, họ sẽ loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng và thay thế chúng bằng vật liệu chuyên dụng. Giúp ngăn ngừa răng bị sâu nặng hơn và khôi phục lại hình dáng của chúng.

mô phỏng trám răng cửa
Mô phỏng kỹ thuật trám răng cửa

Ưu điểm:

✅ Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí trám

✅ Chi phí điều trị thấp

✅ Miếng trám có màu sắc tương đồng với màu răng tự nhiên

✅ Ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật, không cần mài răng

trám răng cửa bị sâu
Trước và sau khi trám răng

Thế nhưng, khả năng chịu lực ăn nhai của miếng trám răng thường không cao. Do đó, sau khi thực hiện, bạn nên hạn chế dùng các răng đã trám để nhai cắn các vật cứng.

Bên cạnh đó, miếng trám răng rất dễ bị đổi màu dưới tác động của nước bọt và các chất màu có trong thực phẩm. Vì thế, để chúng luôn bền đẹp, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có màu sẫm như trà, cà phê, rượu, bia…

miếng trám bị đổi màu
Miếng trám bị đổi màu

Tuổi thọ trung bình của mỗi miếng trám răng thường là 3 – 5 năm. Sau khoảng thời gian này, bạn nên thay miếng trám mới để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho khuôn hàm.

5. Bọc răng sứ

Hiểu một cách đơn giản, bọc răng sứ là quá trình bác sĩ dùng một thân răng giả chụp lên trên các răng thật đã được mài chỉnh theo một tỷ lệ phù hợp, nhằm khắc phục các nhược điểm hình thể của chúng.

Tùy vào mục đích và nhu cầu của bệnh nhân, phương pháp này có thể được thực hiện để điều trị hoặc thẩm mỹ, điển hình là:

✅ Khôi phục hình dáng thẩm mỹ của các răng bị sâu hỏng, chấn thương, mòn men.

✅ Cải thiện màu sắc thẩm mỹ cho các răng bị xỉn màu, ố vàng, nhiễm kháng sinh…

✅ Khắc phục tình trạng răng thưa, hở kẽ.

✅ Hỗ trợ điều chỉnh các vấn đề về khớp cắn như hô hoặc móm nhẹ, lệch lạc, chìa, vẩu…

✅ Điều chỉnh kích thước của các răng to nhỏ bất thường.

✅ Làm cầu răng sứ để phục hình răng mất.

Độ cứng chắc của răng sứ rất cao, gấp khoảng 1 – 8 lần răng thật. Do đó, sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường, không cần phải quá kiêng khem như khi phục hình bằng cách phương pháp khác.

Ưu điểm:

✅ Thời gian thực hiện khá nhanh chóng, thường là 2 – 4 ngày.

✅ Độ cứng chắc cao, khoảng 1 – 8 lần răng tự nhiên.

✅ Giá trị thẩm mỹ cao, gần như không có sự khác biệt với các răng khác trong cung hàm.

✅ Thời gian sử dụng lâu dài, trung bình khoảng 8 – 15 năm, tùy vào loại răng sứ mà bạn chọn.

✅ Chi phí hợp lý, dao động trong khoảng từ 1.000.000đ – 7.000.000đ mỗi răng.

bọc răng sứ thẩm mỹ
Trước và sau khi bọc răng sứ

Mặc dù kỹ thuật bọc răng sứ đòi hỏi phải mài chỉnh răng thật. Thế nhưng, bạn không cần quá lo lắng, đối với các răng bị sâu hỏng, chấn thương, điều này không ảnh hưởng quá lớn đến cấu trúc răng, ngược lại còn bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

6. Nên sử dụng phương pháp nào?

Việc xác định phương pháp phục hình răng cửa bị sâu phụ thuộc nhiều vào tình trạng cụ thể của chiếc răng và nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người.

Kỹ thuật bọc răng sứ thường được chỉ định cho các răng bị sâu nhẹ, số lượng mô răng bị tổn thương không quá lớn và chưa ảnh hưởng đến tủy.

Trong đa số các trường hợp còn lại, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ để có được hiệu quả phục hình tối ưu nhất, cả về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

»» Đặc điểm phục hình cơ bản của phương pháp trám răng, bọc răng sứ được thể hiện trong bảng sau:

so sánh trám răng và bọc răng sứ

Vì bạn Lan Anh không đính kèm hình ảnh răng miệng thực tế nên chúng tôi chưa đủ cơ sở để tư vấn cụ thể cho bạn. Bạn nên thu xếp thời gian đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm trám răng:

Xem thêm sâu răng:

Xem thêm bọc răng sứ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *