Bị bể răng cấm khá sâu khắc phục bằng cách nào?

Răng cấm là tên gọi của các răng số 6, số 7 trong cung hàm. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai. Do đó, khi bị bể răng cấm hoặc mẻ, nứt,… bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Bị bể răng cấm khá sâu khắc phục bằng cách nào

1. Biện pháp khắc phục tình trạng bị bể răng cấm

Răng cấm bị bể có phần nhạy cảm, yếu hơn bình thường, nhất là khi chúng bị tổn thương sâu, khiến ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài.

Điều này không chỉ có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó chịu khi ăn uống mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào các cấu trúc bên trong của răng, gây viêm nhiễm.

➣ Trường hợp răng bị bể sâu bên dưới nướu, các mảnh răng có thể làm tổn thương nướu răng, gây viêm nhiễm cục bộ, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển thành viêm nha chu.

Chính vì thế, khi các răng này bị bể, vỡ, bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Các phương pháp phục hình răng cấm thường được chỉ định là trám răngbọc răng sứ thẩm mỹ.

phương pháp khắc phục khi bị bể răng cấm
Các phương pháp phục hình răng cấm bị bể

Trong đó, trám răng cấm thường được chỉ định cho các trường hợp bị bể mà số lượng các mô răng bị mất không quá lớn và chưa ảnh hưởng đến tủy.

➣ Trong đa số các trường hợp còn lại, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ để bảo tồn răng.

trám răng cấm bị bể
Trước và sau khi trám răng

Khi bác sĩ bọc răng sứ cho bạn, họ sẽ mài đi một phần mô răng bên ngoài các răng điều trị, sau đó gắn cố định răng sứ lên trên để khôi phục hình dáng thẩm mỹ cho chiếc răng.

bọc sứ cho răng cấm bị bể
Bọc răng sứ cho răng cấm bị bể

Nếu tủy răng bị viêm, tùy vào khả năng phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa tủy phù hợp. Trường hợp răng bị viêm tủy quá nặng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ bắt buộc phải loại bỏ tủy răng. Thao tác này thường được thực hiện trước khi bác sĩ mài răng bọc sứ.

Trường hợp chiếc răng cấm của bạn bị bể mà phần thân răng còn lại quá ít, không đủ kích thước để bọc răng sứ, kỹ thuật bọc răng sứ có cùi giả sẽ được thực hiện.

➣ Trường hợp răng bị bể quá sâu, không thể điều trị được nữa, nhổ răng sẽ là chỉ định cần thiết cho bệnh nhân. Sau khi nhổ răng, bạn nên nhanh chóng trồng lại bằng phương pháp cấy ghép Implant để khôi phục lại chức năng của răng một cách toàn diện và tối ưu nhất.

trồng răng cấm bằng implant
Trồng lại răng cấm bằng phương pháp cấy ghép Implant

Việc xác định phương pháp phục hình răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Do đó, khi bị bể răng cấm, bạn nên đến nha khoa Đông Nam để bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.

2. Phòng ngừa bể răng cấm

Trước khi tìm hiểu và các biện pháp phòng ngừa tình trạng bể răng cấm, chúng ta hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:

– Bị tác động bởi lực mạnh: Do bệnh nhân ăn nhai với lực quá mạnh hoặc có ngoại lực từ bên ngoài tác động vào gây vỡ, mẻ.

– Nghiến răng: Khi bệnh nhân nghiến răng với lực mạnh, lực nghiến siết giữa hai hàm có thể làm bể răng.

– Bệnh lý: Răng mắc phải bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy… thường yếu hơn bình thường, dễ bị mẻ, gãy vỡ.

răng cấm bị bể do bệnh lý
Răng cấm bị bể do bệnh lý

Từ những thông tin trên, có thể rút ra một số biện pháp để phòng ngừa tình trạng bể, vỡ răng cấm như sau:

a) Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế đến mức tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản:

– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.

– Đánh răng sau khi ăn, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng đường cao.

– Không nên đánh răng ngay sau khi ăn thực phẩm có tính acid cao mà nên đợi khoảng 20 – 30 phút để nước bọt trung hòa men răng. Thay vào đó nên uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng acid bám trên bề mặt răng.

– Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, thay mới sau mỗi 3 tháng hoặc khi chúng có dấu hiệu bị mòn.

– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám.

– Tuyệt đối không hút thuốc lá.

– Hạn chế uống bia, rượu, cà phê, chất kích thích.

– Đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao.

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách
Các bước chăm sóc răng miệng

b) Khám răng định kỳ tại Nha khoa

Song song với việc chăm sóc răng miệng tại nhà, bạn nên đến nha khoa để cạo vôi răng định kỳ khoảng 6 tháng một lần để loại bỏ nơi cư trú của vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng.

Bên cạnh đó, khi răng miệng có biểu hiện bất thường, bạn cũng nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và khắc phục kịp thời, tránh ủ bệnh tại nhà mà gây hại cho sức khỏe răng miệng.

Trên đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng răng cấm bị bể sâu. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:

Xem thêm bọc răng sứ:

Xem thêm trám răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *