Bị u nang răng thì phải làm sao?

Câu hỏi:Thưa bác sĩ, bị u nang răng thì phải làm sao? Có nguy hiểm không ạ? Chân răng của tôi bị nổi cục thịt, thường xuyên bị chảy mủ. Tôi đi khám thì được chẩn đoán là bị u nang răng. Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ.” – Huỳnh Phong (Quận 2, TPHCM).

Bị u nang răng thì phải làm sao?
Bị u nang răng thì phải làm sao?

Nha Khoa Đông Nam trả lời:

Chào bạn Huỳnh Phong, rất cảm ơn vì bạn đã quan tâm và tin tưởng khi gửi câu hỏi về cho Nha khoa chúng tôi. Với thắc mắc “răng bị u nang thì phải làm sao?” của bạn, Nha khoa Đông Nam xin được chia sẻ thông tin cụ thể về căn bệnh này như sau:

1. U nang răng là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, u nang răng là bệnh lý các mô răng phát triển bất thường, kèm theo tình trạng xuất hiện một khối u lành tính. Khối u này có chứa răng, thường phát sinh từ mảnh biểu bì còn sót lại trong xoang hàm. Lòng nang chứa dịch vàng hoặc trắng do nhiễm khuẩn.

Bệnh u răng xuất phát từ việc răng bị chấn thương, nhiễm trùng, đội biến gen hoặc di truyền.

u nang răng
U nang răng kèm theo tình trạng nhiễm trùng

Một ví dụ thực tế về yếu tố di truyền có thể gây ra u răng là hội chứng Gardner gây ra một loạt các khối u trong cơ thể, bao gồm cả u răng.

2. Biểu hiện của nang răng

Thường thì nang răng rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu, mọi người thường phát hiện ra bệnh nếu bệnh trở nặng đi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên hiểu rõ các triệu chứng, biểu hiện của bệnh để thăm khám và điều trị từ sớm. Hãy lưu ý các dấu hiệu bất thường xảy ra trên nướu răng sau đây:

  • Sưng đau nhức hàm hay các vị trí răng trong khoang miệng, đây là giai đoạn viêm đầu tiên.
  • Thường xuyên bị phồng rộp trong niêm mạc miệng.
  • Niêm mạc miệng bị tổn thương, sưng đỏ có thể nhìn thấy và sờ thấy được.
  • Lung lay răng, chảy mủ có nguy cơ lan sang hàm mặt.
  • Răng xỉn màu hơn bình thường.
  • Hoạt động ăn nhai trở nên khó khăn hơn.

3. Biến chứng của u nang răng

U nang răng là bệnh lý thường gặp ở những người tuổi thanh thiếu niên và trung niên. Các triệu chứng của bệnh thường âm thầm khó phát hiện vì vậy mà nhiều bệnh nhân đến gặp bác sĩ điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng hoặc xảy ra biến chứng:

  • Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ sinh ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Nang răng phá hủy các tế bào mô quanh chóp răng gây viêm tủy, âm thầm phá hủy chân răng từ bên trong.
  • U nang răng còn dẫn đến tiêu xương hàm. Việc chậm trễ điều trị có thể gây ra tình trạng mất răng hàng loạt.
U nang răng làm tiêu xương hàm
U nang răng làm tiêu xương hàm
  • Bệnh có thể để lại nhiều di chứng như biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến chức năng nhai nuốt, nói chuyện,…
  • Nghiêm trọng hơn cả, u nang răng có thể thoái hóa thành u ác tính di căn vào máu và hệ bạch huyết, tăng nguy cơ tử vong.

4. Phân loại u nang răng và những dấu hiệu nhận biết

Dựa vào vị trí của nang, bác sĩ thường phân chia u răng thành 3 loại với những biểu hiện nhận biết khác nhau:

a) U chân răng

U chân răng thường xuất hiện khi răng bị sâu, chấn thương do tác động ngoại lực hoặc bị nhiễm trùng.

Điều đáng nói ở đây là khi mới bị tác động, bệnh không có biểu hiện rõ ràng, chỉ khi chuyển sang giai đoạn nặng mới phát hiện tình trạng chảy mủ, răng lung lay và vùng bị đau xuất hiện khối u, sưng mặt tại vị trí có nang.

u nang chân răng
U nang chân răng

U càng lớn thì xương hàm sẽ bị tiêu hủy càng nhiều, bên trong tạo thành một gốc lớn chỉ chứa nước là chủ yếu chứ không còn tế bào xương. Lâu dần xương hàm sẽ trở nên mỏng đi, rất dễ gãy.

b) U thân răng

Khác với u chân răng, u nang thân răng lại bắt nguồn từ việc trong răng xuất hiện một chiếc răng ngầm do đột biến, sau đó sẽ phát triền thành u.

Chính vì vậy dạng u răng này thường rất khó nhận biết, chỉ những người thường đi kiểm tra răng miệng định kì mới phát hiện.

c) U men răng dạng nang

Khi những mầm men răng còn tồn tại từ lúc sinh sẽ tạo thành u men răng dạng nang. Bệnh này rất dễ tái phát mặc dù đã chữa khỏi.

u nang men răng
Kết quả chụp phim u men răng dạng nang

Khi phát triển mạnh, u nang sẽ lan vào các tổ chức vùng hàm xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bị biến dạng, cản trở hoạt động nhai nuốt, khả năng nói, thở…rất nguy hiểm.

5. Răng bị u nang thì phải làm sao?

U nang răng là một khối u lành tính nên sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiếp diễn mà không điều trị sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng:

  • Làm răng lung lay dẫn đến mất răng.
  • Gây biến dạng khuôn mặt.
  • Có thể gây tê môi dưới trong trường hợp nang thân răng ở xương hàm dưới do nang to chèn vào ống răng dưới.
  • Niêm mạc có thể bị loét do sang chấn khi ăn.
  • Xương hàm bị phá hủy gây xô lệch và lung lay cả những răng bên cạnh.

Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu như đã chia sẻ thì chúng ta cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Thường phương pháp điều trị sẽ là phẫu thuật để loại bỏ khối u. Vì đây là khối u lành tính nên quy trình phẫu thuật khá đơn giản, quá trình phục hồi sẽ rất nhanh nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

điều trị u nang răng
Phẫu thuật điều trị u nang răng

Tại Nha khoa Đông Nam, trước tiên đội ngũ bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt sẽ chụp phim để xác định đó là loại u nào. Trong những trường hợp cần thiết sẽ chỉ định chụp phim 3D và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để phân tích sâu hơn.

Tiếp theo, phương pháp điều trị sẽ được chỉ định dựa trên kích thước của nang răng:

»» Nang có kích thước từ nhỏ đến trung bình:

  • Tiêm tê.
  • Rạch niêm mạc, bóc tách bộc lộ xương.
  • Mở xương, bộc lộ nang.
  • Lấy nang và răng ngầm.
  • Kiểm soát vùng phẫu thuật.
  • Khâu đóng niêm mạc.
  • Phẫu thuật mở thông nang.

»» Nang kích thước lớn phá hủy xương nhiều:

  • Tiêm tê
  • Rạch niêm mạc, bóc tách bộc lộ xương.
  • Mở xương, bộc lộ nang.
  • Cắt bỏ một phần vỏ nang.
  • Khâu lộn niêm mạc vỏ nang và mở thông lòng nang ra khoang miệng.
  • Sau 1 tuần, làm máng bịt.

6. Phẫu thuật nang răng có đau không?

Phẫu thuật nang răng sẽ không gây đau đớn hay quá khó chịu như lo lắng của nhiều người.

Quá trình phẫu thuật sẽ được gây tê nên bệnh nhân hầu như không có cảm giác đau nhức. Sau khi kết thúc điều trị lúc thuốc tê đã hết tác dụng có thể thấy ê nhức nhẹ nhưng không đáng kể và vẫn trong ngưỡng chịu đựng được của cơ thể.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng không đáng lo ngại bởi bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm để bệnh nhân sử dụng. Nhờ đó mà trong và sau quá trình phẫu thuật đều diễn ra hết sức nhẹ nhàng, thoải mái.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chú ý thực hiện tốt các chế độ chăm sóc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Có như vậy mới giúp thúc đẩy hồi phục nhanh hơn và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra viêm nhiễm hay các biến chứng không mong muốn khác.

Quá trình phẫu thuật u nang răng sẽ được gây tê nên sẽ không thấy đau nhức gì
Quá trình phẫu thuật u nang răng sẽ được gây tê nên sẽ không thấy đau nhức gì

7. Biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng nói chung và bệnh u nang răng nói riêng, thì chúng ta cần phải chủ động thăm khám định kì tại nha khoa. Hơn nữa, theo các bác sĩ, hiện tại vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh u răng, do đó chăm sóc răng miệng và kiểm tra răng định kì là điều cần thiết nhất.

thăm khám răng miệng
Kiểm tra răng miệng định kì để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Ngoài ra, khi có những triệu chứng bất thường, bạn cần thăm khám và điều trị ngay để đạt kết quả hồi phục cao nhất.

Hi vọng qua những thông tin vừa chia sẻ, bạn không những biết được “bị u nang răng thì phải làm sao?” mà còn nắm rõ được những biểu hiện để phát hiện kịp thời.

Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm vấn đề răng miệng thường gặp:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *