Bộ dụng cụ cấy ghép răng Implant gồm những gì? Ngoài yếu tố như tay nghề bác sĩ thì bộ dụng cụ cấy ghép răng Implant cũng đóng một vai trò không nhỏ.
Cấy ghép răng Implant là một trong những kỹ thuật nha khoa hiện đại dùng để khôi phục lại những chiếc răng đã mất một cách tối ưu nhất, được tất cả các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên lựa chọn thực hiện vì những ưu điểm vượt trội của nó so với những phương pháp trồng răng cũ.
Để một ca cấy ghép răng Implant hoàn toàn thành công thì ngoài những yếu tố như tay nghề bác sĩ, trang thiết bị phòng khám hiện đại… thì bộ dụng cụ cấy ghép răng Implant cũng đóng một vai trò không nhỏ. Vậy bộ dụng cụ cấy ghép răng Implant gồm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu xem sao nhé.
Nhằm đảm bảo quy trình cấy ghép Implant được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng thì việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ là điều cần thiết nhất, dưới đây là những dụng cụ cơ bản cần thiết nhất trong bộ dụng cụ cấy ghép răng Implant mà các bạn có thể quan tâm:
Bộ dụng cụ cấy ghép răng implant gồm những gì?
1. Máy khoan đặt Implant
Đây là loại dụng cụ bắt buộc phải có khi muốn thực hiện tiểu phẫu đặt trụ Implant vào bên trong xương hàm. Máy khoan đặt Implant sẽ sử dụng những mũi khoan cần thiết để tạo một khoảng trống với kích thước phù hợp với loại Implant mà bệnh nhân đã chọn.
2. Bộ mũi khoan Implant
Bộ mũi khoan Implant bao gồm nhiều đầu mũi khoan với kích thước, tỷ lệ và hình dáng khác nhau phù hợp với từng bước cụ thể để khoan vào xương hàm tạo lỗ đặt trụ Implant, thường có 5 loại mũi khoan cơ bản được thực hiện theo trình tự:
• Mũi khoan dẫn.
• Mũi khoan mồi.
• Mũi khoan dò xoắn.
• Mũi khoan Implant.
• Mũi khoan thuôn xoắn.
Trình tự sử dụng các mũi khoan là một quy tắc tuyệt đối, khoan thuôn xoắn có thể không được sử dụng tùy vào mức độ chất lượng của xương hàm như thế nào và có hay không các phẫu thuật kèm theo khác. Đối với các mũi khoan ở giữa, người bác sĩ thực hiện phải quyết định sự thay đổi kích thước hay các yêu cầu của kỹ thuật khoan tùy theo từng trường hợp cụ thể.
3. Thước đo chiều sâu
Được sử dụng để kiểm tra chiều sâu và đường kính của hốc Implant sau khi lỗ Implant được khoan đã được làm sạch. Nếu lỗ cấy Implant vẫn chưa đủ độ sâu đã định trước thì bác sĩ tiếp tục tiến hành khoan lại cho đến khi lỗ hốc Implant đúng kích thước mà thôi.
4. Trụ Implant – nắp Healing (hoặc nắp Cover) – Abutment
Bộ trụ Implant, nắp Healing được đóng gói cẩn thận và được vô trùng riêng cho từng bộ. Một khi bộ Implant này được lấy ra khỏi hộp đóng gói thì chỉ được sử dụng trong 1 lần cho bệnh nhân đó mà thôi, không được tái sử dụng nhiều lần dù có vô trùng đi nữa.
5. Tay vặn Implant
Sử dụng dụng cụ này để vặn trụ Implant vào nơi vừa khoan xong bằng tay hoặc bằng máy và đóng nắp Healing lại cho vết thương nhanh lành.
6. Máy hút phẫu thuật
Máy hút phẫu thuật này với mục đích bơm rửa và hút sạch đi máu và những mảnh vụn dơ trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện tiểu phẩu để đặt trụ Implant.
Trên đây là những dụng cụ cơ bản cần thiết nhất trong bộ dụng cụ cấy ghép răng Implant mà nha khoa chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn, để các bạn có thể nắm rõ hơn thông tin về những vấn đề xung quanh kỹ thuật cấy ghép răng Implant này.
Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc nào về dịch vụ cấy ghép răng Implant, các bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được trả lời một cách nhanh nhất, hoặc các bạn có thể đến trực tiếp địa chỉ Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên gia thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ tổng đài 1900 7141.
Xem thêm trồng răng implant:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?