Câu hỏi: “Chào bác sĩ, tôi đã nhổ mất 3 răng cửa liền kề được 1 tháng thì bây giờ trồng răng bằng phương pháp nào hiệu quả nhất? Vì là răng cửa nên tôi muốn có thẩm mỹ cao, sử dụng lâu dài, không phải tốn thời gian làm lại. Mong bác sĩ tư vấn giúp để tôi có sự chuẩn bị.” – Thu Nguyệt (53 tuổi, quận 2, TPHCM).
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào cô Thu Nguyệt, cảm ơn cô đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Nha khoa Đông Nam. Với thắc mắc về phương pháp trồng răng hiệu quả cho 3 răng cửa liền kề, nha khoa xin được giải đáp như sau:
Mất răng cửa ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và làm suy giảm chức năng ăn nhai của hàm, cụ thể là khả năng kẹp, cắn thức ăn. Bên cạnh đó, khi mất răng, xương hàm không còn nhận được tác động cơ học từ hoạt động ăn nhai của răng sẽ thoái hóa và tiêu dần đi.
Sự suy giảm kích thước xương hàm sẽ khiến nướu răng hõm lại. Các răng bên cạnh dần đổ nghiêng vào khoảng mất răng, lâu dài làm sai lệch khớp cắn, cản trở quá trình phục hình răng. Vì vậy, trồng răng nên được thực hiện càng sớm càng hiệu quả.
Mất 3 răng cửa liền kề trồng theo phương pháp nào?
Các phương pháp trồng răng cửa thường được chỉ định là cấy ghép Implant, cầu răng sứ và răng giả tháo lắp.
a) Cấy ghép Implant
Bác sĩ sẽ đặt trụ Implant được làm từ Titanium vào xương hàm của bệnh nhân để thay thế chân răng đã mất. Thông thường, bệnh nhân bị mất 3 răng cửa liền kề chỉ cần cấy 2 trụ Implant là đã đảm bảo ăn nhai chắc chắn, tính thẩm mỹ cao, lại tiết kiệm được chi phí.
Sau khoảng 1 – 3 tháng (tùy tình trạng xương hàm), trụ Implant sẽ tích hợp cứng chắc vào xương hàm và hoạt động tương tự như chân răng thật. Lúc này, bác sĩ sẽ phục hình thân răng lên trên các trụ Implant.
Vì có các trụ Implant nâng đỡ, cố định nên chức năng ăn nhai của răng Implant chắc chắn như răng tự nhiên. Bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường như trước khi mất răng.
Tính thẫm mỹ tự nhiên, hài hòa với các răng khác trong cung hàm và gần như không có sự thay đổi theo thời gian.
Nhờ có chân răng nhân tạo hoạt động tương tự như răng thật, giúp kích thích xương hàm phát triển và duy trì mật độ ổn định. Ngăn chặn tình trạng tiêu xương do mất răng.
Đặc biệt, kỹ thuật thực hiện chỉ tác động lên khoảng mất răng, không xâm lấn đến các răng kế cận. Không cần mài răng.
b) Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một cấu trúc phục hình thân răng. Chúng thường được gắn lên trên các răng thật đã được mài chỉnh làm trụ ở hai bên khoảng mất răng, để lấp đầy khoảng trống bị thiếu khuyết.
Vì không có chân răng nên sức nhai của phương pháp cầu răng sứ chỉ khoảng 60% – 70% răng tự nhiên. Bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường như răng thật, nhưng cần tránh các thực phẩm quá cứng.
Giá trị thẩm mỹ của phương pháp này cũng khá cao, răng sứ có hình dáng, màu sắc hài hòa với các răng khác trong cung hàm.
Thế nhưng, sau khi làm cầu răng sứ, hiện tượng tiêu xương hàm vẫn diễn ra. Sau một thời gian sử dụng, vùng xương hàm bên dưới cầu răng sẽ tiêu hõm đi, tạo thành một khoảng trống gây mất thẩm mỹ.
Trường hợp mất 3 răng cửa liền kề thường phải mài thêm khoảng 3 – 4 răng kế cận. Các răng đã mài chỉnh sẽ không thể trở về hình dáng cũ. Sau một thời gian chịu lực cho toàn bộ cầu răng, chúng sẽ yếu đi và không còn đủ khỏe để làm trụ, một số trường hợp còn có thể bị gãy, vỡ. Do đó, sau khoảng 5 – 7 năm, bệnh nhân thường phải thay cầu răng sứ mới với nhiều răng hơn.
c) Răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là một phương pháp phục hình răng truyền thống, chỉ khôi phục được thân răng với sức nhai rất hạn chế.
Về cấu tạo, răng giả tháo lắp là một cấu trúc phục bao gồm các răng nhựa được ép trên nền nướu giả, có móc hoặc không có móc. Chúng thường được lắp lên nướu răng để lắp đầy khoảng trống bị thiếu khuyết trên cung hàm.
Vì không có chân răng nâng đỡ, cố định nên chức năng ăn nhai của răng giả tháo lắp thường không cao, chỉ khoảng 30% – 40% răng tự nhiên. Bệnh nhân có thể bị cộm cấn nướu khi sử dụng lực nhai, cắn mạnh.
Cô có thể theo dõi bảng so sánh đặc điểm cơ bản của các phương pháp trồng răng dưới đây để tiện đánh giá.
Từ các thông tin trên, có thể thấy, cấy ghép Implant là giải pháp trồng răng giả toàn diện và tối ưu nhất hiện nay. Sau khi tích hợp với xương, trụ Implant tồn tại như một phần của cơ thể, do đó cô chỉ cần thực hiện cấy ghép một lần nhưng có thể sử dụng vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt, đúng như mong muốn của mình.
Để được tư vấn cụ thể nhất về phác đồ điều trị của mình dựa trên kết quả chụp phim kiểm tra tình trạng xương hàm, cô nên sắp xếp đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được thăm khám MIỄN PHÍ.
Xem thêm cầu răng sứ:
Xem thêm răng giả tháo lắp:
- Mất 1 răng có làm răng giả tháo lắp được không?
- Trồng răng giả có tuổi thọ bao lâu?
- Mất răng toàn hàm trồng như thế nào?
Xem thêm trồng răng implant:
- Trồng răng giả giá bao nhiêu tiền tại TPHCM
- Bị đau lợi sau khi trồng răng giả thì phải làm sao?
- Bị mất răng nhai nên làm cầu răng sứ hay trồng răng implant?
Xem thêm mất răng: