Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn? Mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn?

Nắm rõ cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn và thực hiện đúng như chỉ dẫn sẽ góp phần giảm cảm giác sưng đau, khó chịu. Đồng thời thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh răng miệng và kiểm soát chảy máu, sưng đau đúng cách nhất sau khi nhổ răng khôn.

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn? Mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn?
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn? Mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn?

I. Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Trong suốt thời gian bác sĩ thực hiện nhổ răng khôn bệnh nhân gần như không có bất cứ cảm giác đau nhức hay khó chịu gì vì đã được tiêm tê trước đó.

Thế nhưng, sau nhổ răng khi thuốc tê đã không còn tác dụng nữa thì bạn có thể gặp tình trạng sưng đau, rỉ máu nhẹ tại vị trí răng vừa mới nhổ.

Đây là biểu hiện hết sức bình thường và sẽ nhanh khỏi nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Việc quan trọng cần làm lúc này đó chính là nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời thực hiện một số biện pháp chăm sóc, giảm đau khoa học như sau:

1. Kiểm soát sưng đau, chảy máu

  • Cắn chặt miếng gạc khoảng 30 phút sau khi nhổ răng:

Để cầm máu và giảm đau nhức bác sĩ sẽ cho bệnh nhân cắn chặt bông gạc trong khoảng 30 – 60 phút. Sau đó bỏ miếng gạc ra để chờ máu đông lại.

Nếu như sau thời gian này vẫn còn tình trạng rỉ máu bệnh nhân có thể dùng thêm một miếng gạc khác và nên thay mới sau 30 phút để cầm máu tốt hơn.

Cắn chặt bông gạc để cầm máu sau nhổ răng
Cắn chặt bông gạc để cầm máu sau nhổ răng
  • Chườm lạnh:

Chườm lạnh là một biện pháp giúp giảm sưng đau đơn giản và hiệu quả mà bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng.

Hơi lạnh từ nước đá không chỉ có tác dụng làm tê vùng tổn thương để xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Mà nó còn ngăn ngừa được tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ bên trong má khá tốt.

Để thực hiện có thể dùng đá lạnh cho vào túi chườm sau đó áp sát bên ngoài má tại vị trí răng mới nhổ trong vòng 15 – 20 phút. Không nên chườm quá lâu vì có thể khiến vùng da bị tổn thương.

Bạn cũng có thể dùng đá viên để lăn nhẹ nhàng bên ngoài má vừa giúp thư giãn vừa giảm cơn đau đáng kể.

  • Chườm ấm:

Phương pháp chườm ấm được áp dụng sau vài ngày nhổ răng khôn giúp giảm tình trạng ê buốt và nhanh tan tụ máu bầm. Cách làm cũng tương tự như chườm lạnh, bạn có thể cho nước ấm vào túi chườm và áp sát lên vùng má có răng vừa nhổ.

Lưu ý điều chỉnh nhiệt độ nóng vừa phải để không làm bỏng rộp vùng da má.

  • Dùng thuốc giảm đau:

Một số bệnh nhân khi có cảm giác nhức buốt thường tự ý mua thuốc giảm đau về để sử dụng.

Tuy nhiên, điều này cực kỳ nguy hại bởi nếu sử dụng thuốc khi chưa qua chỉ định của bác sĩ, dùng sai liều lượng rất dễ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: cơ thể bồn chồn, mệt mỏi, chóng mặt, đau dạ dày, ợ nóng,….

Tốt hơn hết khi sử dụng thuốc bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian để giảm đau tốt hơn, ngăn ngừa các ảnh hưởng nguy hại có thể xảy ra.

Dùng thuốc giảm đau cần thông qua chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc giảm đau cần thông qua chỉ định của bác sĩ

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Cảm giác sưng đau ở nướu sau nhổ răng khôn có thể khiến nhiều người gặp trở ngại trong việc vệ sinh răng miệng.

Tuy nhiên để loại bỏ vi khuẩn, tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra thì việc vệ sinh răng miệng càng phải được chú trọng kỹ lưỡng hơn.

Bác sĩ có lời khuyên bệnh nhân về cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách như sau:

  • Chải răng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn thừa ở kẽ răng sau khi ăn.
  • Chú ý chọn bàn chải có lông mềm mượt, kích cỡ thon gọn vừa phải.
  • Thao tác chải răng cần phải nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc chạm vào vị trí răng vừa nhổ.
  • Không khạc nhổ mạnh, hạn chế hắc hơi vì rất có thể làm tác động lên vết thương gây chảy máu và lâu lành thương hơn.
  • Tuần đầu sau nhổ răng không nên dùng nước muối hay các dung dịch sát khuẩn để súc miệng. Thay vào đó bạn có thể súc miệng bằng nước ấm để xoa dịu cảm giác khó chịu ở khoang miệng.
  • Bạn cũng nên chú ý làm sạch cả vùng lưỡi để loại bỏ vi khuẩn còn bám dính, ngăn ngừa hôi miệng tốt hơn.
Vệ sinh răng đúng cách để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ
Vệ sinh răng đúng cách để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ

3. Chế độ vận động và sinh hoạt

  • Cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để vết thương nhanh hồi phục.
  • Hạn chế tối đa làm các công việc nặng nhọc quá sức, tránh các hoạt động thể thao mạnh.
  • Khi nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi có thể kê gối cao hơn đôi chút để hạn chế chảy máu.
  • Tuyệt đối không dùng tay hay bất cứ vật dụng nào để chạm vào vị trí răng vừa nhổ.
  • Bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân không nên hút thuốc lá sau nhổ răng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho vết thương dễ bị sưng viêm và lâu lành, thậm chí nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để nhanh hồi phục
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để nhanh hồi phục

II. Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn phải mất một vài ngày mới giảm hẳn sưng đau. Để vết thương lành hẳn cũng phải trải qua 2 – 3 tuần. Lúc này, bệnh nhân mới có thể ăn uống một cách thoải mái như bình thường mà không cần kiêng khem nhiều nữa.

Một chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn, tránh các nguy cơ viêm nhiễm.

1. Các thực phẩm nên ăn

Trong những ngày đầu khi vừa nhổ răng bác sĩ có lời khuyên nên chọn dùng các món được chế biến mềm, nấu chín kỹ lưỡng để không dùng nhiều lực nhai.

Ưu tiên các món ăn, thức uống có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đầy đủ dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình tái tạo vào hồi phục ở mô nướu.

Các loại thịt cá, hải sản sẽ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên cũng cần đưa vào trong thực đơn hằng ngày. Chỉ cần chế biến phù hợp, cắt nhỏ, hầm canh, xay nhuyễn để ăn nhai nhẹ nhàng, tránh tác động vết thương là được.

Tăng cường thêm rau củ, trái cây tươi để bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ tốt cho răng lợi, nâng cao đề kháng cơ thể hiệu quả.

Chú ý uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5-2 lít để thúc đẩy quá trình tiết nước bọt tốt hơn, duy trì độ ẩm cho khoang miệng, tránh khô miệng. Từ đó hạn chế nguy cơ vi khuẩn sinh sôi khiến vết thương bị nhiễm trùng.

Các món chế biến mềm rất thích hợp để dùng sau khi nhổ răng khôn
Các món chế biến mềm rất thích hợp để dùng sau khi nhổ răng khôn

Một số gợi ý về món ăn rất tốt cho bệnh nhân sau khi nhổ răng khôn đó là:

  • Cháo: Có thể thay đổi và ăn uống đa dạng nhiều loại cháo như: cháo thịt, cháo cá, cháo tôm, cháo hải sản,…. Khi nấu cháo nên cho thêm rau củ quả cắt nhỏ để bổ sung dinh dưỡng tốt hơn.
  • Soup: Bên cạnh cháo, để thay đổi khẩu vị bạn có thể ăn thêm các món soup như: soup bí đỏ, hải sản, cà rốt,…. Món này không chỉ dễ ăn mà còn giàu dưỡng chất rất thích hợp cho bệnh nhân sau nhổ răng.
  • Trứng: Ăn trứng sẽ giúp cung cấp được các vitamin, protein, khoáng chất cần thiết. Cách chế biến khá đa dạng, có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để ăn ngon miệng hơn.
  • Sinh tố hoặc nước ép: Rau củ, trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn mỗi ngày. Sau nhổ răng khôn mặc dù không thể ăn nhai mạnh nhưng bạn có thể chế biến đa dạng các loại sinh tố, nước ép để dùng cũng sẽ rất tốt cho quá trình hồi phục ở răng nướu.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là thành phần canxi giúp răng và xương luôn chắc khỏe. Bạn có thể dùng sữa tươi, sữa chua, phomai,…

2. Các thực phẩm cần tránh

Khi ăn uống các thực phẩm không phù hợp có thể gây ra các kích thích khiến vết thương bị sưng viêm, lâu hồi phục. Để tránh tình trạng này bệnh nhân sau nhổ răng khôn cần kiêng một số loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm quá cứng hoặc quá dai:

Những đồ ăn có đặc tính dai cứng điển hình như: bánh kẹo, nước đá viên, gân, xương, các loại hạt,… khi sử dụng bạn sẽ phải dùng một lực nhai mạnh. Vết thương lúc này có thể bị tác động lên dẫn đến sưng viêm, thậm chí chảy máu. Thời gian lành thương từ đó cũng kéo dài.

  • Thực phẩm có độ giòn:

Các đồ ăn giòn như bánh quy, đồ chiên, rán,… khi ăn rất dễ bị bám dính mảnh vụn ở kẽ răng, thậm chí rơi vào vị trí răng mới nhổ. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ cẩn thận có thể xảy ra tình trạng viêm nhiễm, đau nhức.

  • Các món cay, nóng hoặc chua:

Đồ ăn cay nóng, nhiều tiêu, ớt, các món dưa chua, nước uống chua có thể gây kích thích đến vết thương khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát, khó chịu, quá trình hồi phục diễn ra chậm hơn.

Các thực phẩm có hại cho quá trình lành thương cần tránh dùng
Các thực phẩm có hại cho quá trình lành thương cần tránh dùng
  • Bánh ngọt, nước uống có ga:

Bánh ngọt, nước có ga có chứa hàm lượng đường và tính axit khá cao. Không chỉ dễ gây ra các vấn đề bệnh lý răng miệng mà việc tiêu thụ các thực phẩm này có thể làm vùng nướu răng mới nhổ bị sưng viêm kéo dài.

  • Chất kích thích:

Cà phê, bia rượu, các chất kích thích đều rất có hại cho quá trình lành thương nên cũng cần phải tránh sử dụng.

Để nhanh chóng hồi phục bạn nên thực hiện tốt theo hướng dẫn về cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn vừa nêu trên.

Bên cạnh đó, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như sưng tấy, đau nhức, viêm nhiễm kéo dài bạn nên sớm đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời.

Mọi thắc mắc về cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn bạn có thể liên hệ đến hotline 19007141 để được giải đáp chi tiết.

Xem thêm nhổ răng:

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *