Trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ đi chiếc răng số 4. Điều này khiến cho không ít người lo lắng nếu nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không? Bởi chiếc răng này cũng đảm nhận các vai trò nhất định về mặt thẩm mỹ, ăn nhai trên cung hàm. Do đó việc nhổ răng cần phải được hạn chế tối đa nhằm tránh các tác hại có thể xảy ra cho sức khỏe răng miệng.
I. Răng số 4 là răng nào?
Răng số 4 còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: răng tiền hàm thứ nhất, răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ) thứ nhất.
Bạn có thể xác định chiếc răng này khá dễ dàng bằng cách đếm từ răng cửa chính đi ngược vào bên trong, khi đến vị trí thứ 4 thì đó chính là răng số 4. Răng số 4 sẽ nằm ở giữa răng số 3 (răng nanh) và răng số 5 (răng tiền hàm thứ hai).
Chiếc răng này thường có hình dạng tương tự như một ngọn giáo, mũ răng hình lập phương. Các bề mặt xung quanh răng đều có độ sắc, nhọn, mặt nhai có nhiều múi gồ ghề.
Răng số 4 có tổng cộng 4 chiếc được chia đều cho cả 2 hàm trên và dưới với vị trí nằm đối xứng nhau.
Xét về mặt cấu tạo của răng số 4 thì cũng tương tự như những răng khác sẽ bao gồm 3 bộ phận đó là: thân răng, cổ răng và chân răng. Cấu trúc răng vẫn sẽ gồm 3 thành phần chủ yếu: men răng, ngà răng và tủy răng.
Đối với răng số 4 ở hàm trên và hàm dưới sẽ có đôi chút khác biệt về chân răng.
Cụ thể răng số 4 ở hàm trên thường có từ 1 – 2 chân răng, 2 ống tủy. Trong khi răng số 4 ở hàm dưới sẽ có 1 – 2 ống tủy tùy từng trường hợp và chỉ có duy nhất 1 chân răng.
II. Chức năng của răng số 4
Kích thước của răng số 4 sẽ có phần nhỏ hơn so với các răng hàm lớn số 6, số 7. Do đó diện tích tiếp xúc mặt ăn nhai của răng số 4 hàm trên và dưới cũng khá ít.
Chính vì vậy, răng số 4 không phải là răng đảm nhận vai trò ăn nhai chính. Chiếc răng này sẽ có nhiệm vụ phối hợp cùng với răng số 5 để nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày.
Răng số 4 cũng giữ một chức năng thẩm mỹ nhất định trên cung hàm. Bởi khi giao tiếp, cười nói hay ăn uống chiếc răng này vẫn sẽ lộ rõ ra phía ngoài. Do đó, răng số 4 nếu trắng sạch, khỏe mạnh, không bệnh lý cũng giúp duy trì thẩm mỹ cho tổng thể của hàm răng và gương mặt.
Ngoài ra, răng số 4 nằm tại vị trí gần má nên phần xương hàm tại vị trí này cũng rất quan trọng. Sự vững chắc của chiếc răng này sẽ góp phần nâng đỡ cho cơ mặt, tránh tình trạng tiêu xương làm da mặt nhăn nheo, chảy xệ.
III. Trường hợp nào thì nhổ răng số 4?
Điều trị nha khoa luôn hướng đến bảo tồn răng thật hàng đầu, hạn chế tối đa việc phải nhổ răng.
Chỉ trong các trường hợp răng số 4 bị tổn thương quá nghiêm trọng và không thể điều trị hiệu quả bằng các phương pháp thông thường thì mới cần phải nhổ răng.
Trong đó, nhổ răng số 4 thường được chỉ định trong trường hợp răng gặp các tình trạng sau đây:
- Sâu răng nặng, lỗ sâu lớn, mô răng thật còn ít và không thể trám răng hay bọc sứ được.
- Răng bị viêm tủy, hoại tử tủy nghiêm trọng và không còn chắc khỏe để đảm bảo ăn nhai tốt.
- Răng bị tai nạn, chấn thương dẫn đến gãy mẻ lớn chỉ còn lại chân răng, không khắc phục được bằng trám răng hay bọc sứ.
- Răng bị viêm nha chu, áp xe, nhiễm trùng nặng nề khiến bệnh nhân chịu nhiều cơn đau nhức dữ dội, cấu trúc răng hư hỏng nhiều, răng có dấu hiệu lung lay thì cũng nên nhổ bỏ sớm để tránh viêm nhiễm lây lan khắp khoang miệng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp niềng răng chỉnh nha bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển thuận lợi.
Đối với việc nhổ răng số 4 để niềng được đánh giá là cần thiết và không gây ảnh hưởng nào đến thẩm mỹ hay các chức năng ăn nhai của răng sau khi tháo niềng.
Bởi sau niềng răng khoảng trống nhổ răng cũng sẽ được lấp kín, các răng sát khít, cân đối với nhau, khớp cắn được cải thiện chuẩn xác. Nhờ vậy hàm răng sẽ trở nên thẩm mỹ và ăn nhai được tốt hơn rất nhiều.
IV. Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không?
Trừ trường hợp nhổ răng để niềng thì việc mất đi chiếc răng số 4 do các vấn đề bệnh lý, chấn thương, tai nạn đều gây ra các ảnh hưởng khó lường. Cụ thể bệnh nhân có thể đối mặt với các tác hại nguy hiểm sau đây:
- Khả năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn sẽ không diễn ra được hiệu quả như bình thường. Điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, dễ gây tình trạng đau dạ dày, khó tiêu, hấp thụ dinh dưỡng kém,…
- Thẩm mỹ của hàm răng cũng sẽ giảm sút, nụ cười trông kém thẩm mỹ, bệnh nhân sẽ thấy mất đi sự tự tin trong hoạt động giao tiếp hằng ngày.
- Mất răng số 4 lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm khiến cho vùng má hóp vào, da mặt chảy xệ, nhăn nheo trông già nua hơn rất nhiều so với tuổi thật.
- Mất răng số 4 sẽ khiến cho các răng xung quanh có xu hướng mọc xô lệch về khoảng trống răng đã mất, răng đối diện mọc trồi dài làm cho hàm răng trở nên lệch lạc, sai khớp cắn nghiêm trọng.
- Tại vị trí răng mất còn dễ làm nhồi nhét thức ăn thừa khó vệ sinh sạch. Lâu ngày có nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm ở răng miệng, dễ làm hư hỏng thêm nhiều răng khác.
V. Phương pháp phục hình răng số 4 bị mất
Hiện nay để phục hình răng số 4 bị mất sẽ có các giải pháp phổ biến đó là: răng giả tháo lắp, bắc cầu sứ và trồng răng Implant.
Trong đó, các bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân nên ưu tiên hàng đầu lựa chọn trồng răng Implant so với 2 phương pháp còn lại. Bởi vì:
Răng giả tháo lắp và bắc cầu sứ chỉ khôi phục được thân răng phía trên nên chỉ sau một vài năm dùng vẫn xảy ra tình trạng tiêu xương hàm. Bệnh nhân cần phải đến nha khoa để phục hình lại mới có thể sử dụng được hiệu quả.
Hơn nữa, khả năng ăn nhai của 2 phương pháp này cũng chỉ ở mức tương đối, không thể ăn uống thoải mái được nhiều món.
Đối với phương pháp trồng răng Implant có thể khắc phục được toàn bộ mặt hạn chế của kỹ thuật trồng răng giả truyền thống. Khôi phục được hoàn hảo cả phần thân răng và chân răng đã mất. Vậy nên có thể nói đây là cách trồng răng giả duy nhất có thể ngăn chặn được vấn đề tiêu xương hàm do mất răng gây ra.
Chỉ cần trồng răng Implant một lần là có thể dùng được hiệu quả đến trọn đời khi chăm sóc kỹ lưỡng.
Dưới đây là bảng phân tích đặc điểm của các phương pháp trồng răng giả để mọi người có cái nhìn tổng quan và đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất cho mình:
Nếu vẫn còn có thắc mắc gì về vấn đề nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không. Đừng ngần ngại hãy gọi ngay đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp cụ thể, nhanh chóng.
Xem thêm giải phẩu răng:
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Trụ Implant Neodent xuất xứ từ đâu? Có đặc điểm gì nổi bật?
Trụ Implant Tekka – Tìm hiểu xuất xứ và ưu nhược điểm
Trụ Implant Hiossen Mỹ có tốt không? Có đặc điểm gì nổi bật?
Đặc điểm của trụ Implant Osstem Hàn Quốc và giá cả
Trồng răng trụ Implant DiO Hàn Quốc có tốt không?
Top 12 loại kem đánh răng trắng răng tốt nhất hiện nay