Răng hàm dưới đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn và giữ cấu trúc khuôn mặt cân đối. Khi mất răng hàm dưới, nhiều người lo lắng không biết nên lựa chọn phương pháp phục hình nào vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả lâu dài. Trong bài viết này, Nha Khoa Đông Nam sẽ giới thiệu 3 cách trồng răng hàm dưới được đánh giá cao nhất hiện nay.
I. Các nguyên nhân gây mất răng hàm dưới
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng hàm dưới có thể kể đến như:
1. Do vệ sinh sai cách
Răng hàm dưới nằm sâu bên trong khoang miệng, ở vị trí khó quan sát và tiếp cận khi vệ sinh. Với đặc điểm bề mặt răng có nhiều rãnh và khe nhỏ, đây chính là nơi dễ tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn. Việc chỉ đánh răng thông thường thường không đủ để làm sạch hoàn toàn các khu vực này.
Theo thời gian, các mảng bám không được loại bỏ sẽ gây sâu răng, viêm tủy và dẫn đến tình trạng răng bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí mất răng nếu không điều trị kịp thời.
2. Do bệnh lý
Trên thực tế, sức khỏe răng miệng không chỉ phụ thuộc vào việc chăm sóc hay chế độ ăn uống hàng ngày, mà còn ảnh hưởng bởi nhiều loại bệnh lý tiềm ẩn. Ví dụ, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến răng miệng.
Nguyên nhân chính là do lượng đường và tinh bột được nạp vào cơ thể quá nhiều, dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao. Khi đó, môi trường trong khoang miệng trở nên thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến men răng bị bào mòn và có nguy cơ rụng răng cao hơn.
Không chỉ tiểu đường, bệnh nha chu cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm mất răng hàm dưới. Căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến nướu và các mô liên kết xung quanh răng, làm giảm khả năng cố định của răng trong hàm. Những dấu hiệu cảnh báo thường gặp gồm nướu sưng tấy, dễ chảy máu khi đánh răng hoặc cảm giác đau nhức khi ăn nhai.
Ngoài ra, các vấn đề khác như sâu răng, mòn cổ chân răng,… cũng có thể làm cho răng hàm dưới trở nên suy yếu và dễ bị rụng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
3. Do chấn thương
Bên cạnh vấn đề về bệnh lý thì chấn thương cũng là nguyên nhân phổ biến gây mất răng hàm dưới. Những chấn thương do tác động mạnh có thể xảy ra bất ngờ trong sinh hoạt hằng ngày, chẳng hạn như tai nạn xe cộ, va chạm với vật cứng hoặc té ngã.
Các chấn động mạnh dễ khiến răng bị tổn thương, nứt, gãy hoặc sứt mẻ. Tùy vào mức độ va đập, răng có thể bị ảnh hưởng nhẹ hoặc nghiêm trọng đến mức không thể giữ lại được, dẫn đến mất răng.
Xem thêm: Bị mất răng nhai: Nguyên nhân, hậu quả và phương pháp phục hình
II. 3 Cách trồng răng hàm dưới an toàn, hiệu quả
Dưới đây là 3 cách trồng răng hàm dưới an toàn, hiệu quả hiện nay mà quý khách hàng có thể tham khảo:
1. Cấy ghép răng Implant
Cấy ghép Implant hiện là kỹ thuật phục hình răng hiện đại được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này sử dụng trụ Implant bằng Titanium đặt trực tiếp vào xương hàm, đóng vai trò như chân răng nhân tạo để nâng đỡ răng sứ bên trên. Sau khi hoàn tất quá trình cấy ghép, khách hàng sẽ sở hữu hàm răng chắc chắn, hài hòa về mặt thẩm mỹ và đáp ứng tốt nhu cầu ăn nhai.
Trồng răng Implant cho hàm dưới sẽ mang lại:
- Khả năng ăn nhai tốt như răng thật, không cần kiêng khem.
- Tính thẩm mỹ tự nhiên với màu sắc, hình dáng và kích thước hài hòa với các răng còn lại trên cung hàm.
- Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm.
- Bảo tồn răng thật tối đa, không cần phải sử dụng các răng kề cận để làm trụ như phương pháp cầu răng sứ
Tuổi thọ răng Implant có thể lên đến 15 – 20 năm, thậm chí là trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách.
2. Cầu răng sứ
Phương pháp trồng răng hàm dưới bằng cầu răng sứ được sử dụng phổ biến trong trường hợp mất từ một đến vài răng liền kề. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách mài nhỏ hai răng thật ở hai bên vị trí mất răng để làm trụ đỡ cho cầu răng nằm giữa, giúp lấp đầy khoảng trống trên cung hàm.
Ưu điểm của phương pháp cầu răng sứ:
- Giúp khôi phục khả năng ăn nhai, mang lại cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.
- Lấp đầy khoảng trống mất răng, cải thiện thẩm mỹ khuôn miệng, mang lại nụ cười tự tin.
- Có thể sử dụng được 5 – 7 năm.
- Chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, cầu răng sứ vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Cần phải mài 2 răng thật bên cạnh vị trí mất răng để làm trụ, không bảo tồn được răng thật một cách tối đa.
- Cầu răng sứ chỉ phục hình thân răng đã mất nên tình trạng tiêu xương hàm vẫn sẽ xảy ra, sau thời gian dài sẽ dẫn đến tụt nướu.
- Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm chuyên sâu để hạn chế tình trạng mài răng nhiều lần hoặc xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng thật.
Tìm hiểu: Trồng răng sứ bắt cầu có đảm bảo chức năng ăn nhai không?
3. Hàm giả tháo lắp
Trồng răng giả tháo lắp thường áp dụng cho những trường hợp mất nhiều răng hoặc toàn bộ răng hàm dưới. Đây là phương pháp phục hình răng có tính linh hoạt và tiện lợi. Bác sĩ sẽ thiết kế một nền hàm bằng nhựa cứng, nhựa mềm, sứ hoặc kim loại, có móc cố định để bám chắc vào hàm.
Phương pháp này được ưa chuộng vì:
- Đảm bảo chức năng ăn nhai.
- Cải thiện tính thẩm mỹ và giúp khách hàng phát âm tốt hơn.
- An toàn cho khoang miệng.
- Dễ tháo lắp khi cần vệ sinh.
- Chi phí phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
- Thời gian thực hiện tương đối nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5 – 7 ngày là có thể phục hình vị trí răng mất.
Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng cũng cần lưu ý một số điểm bất lợi như:
- Hàm giả tháo lắp không cố định như răng Implant, có thể gây khó khăn khi ăn uống và giao tiếp khi không được điều chỉnh phù hợp.
- Việc vệ sinh hàm giả tháo lắp rất quan trọng, nếu không chăm sóc đúng cách, mảng bám và vi khuẩn có thể tích tụ trên bề mặt, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
- Gây ra một số hạn chế về ăn uống vì không thể ăn một số loại thực phẩm giống như khi có răng thật.
- Răng giả tháo lắp không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm, do đó sau một thời gian sử dụng nướu teo lại, hàm giả lỏng lẻo, dễ rơi rớt khi ăn nhai, nói chuyện.
III. Phương pháp trồng răng hàm dưới nào là tốt nhất?
Trong 3 phương pháp trồng răng hàm dưới mà Nha khoa Đông Nam đã giới thiệu thì phương pháp trồng răng Implant được đánh giá là tối ưu nhất hiện nay.
Để hiểu rõ lý do vì sao phương pháp trồng răng hàm dưới bằng Implant là tốt nhất, mời khách hàng xem qua bảng so sánh ngay sau đây:
Tiêu chí | Trồng răng Implant | Cầu răng sứ | Hàm giả tháo lắp |
Độ bền | 15 – 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách | 5 – 7 năm | 3 – 5 năm |
Khả năng ăn nhai | Gần như răng thật | Tốt nhưng kém hơn răng Implant | Thấp, chỉ đảm bảo chức năng ăn nhai cơ bản |
Bảo tồn răng thật | Không cần mài răng bên cạnh | Cần mài 2 răng bên cạnh | Không cần mài răng |
Ngăn ngừa tiêu xương | Có | Không | Không |
Thẩm mỹ | Cao | Cao. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào răng bên cạnh | Trung bình |
Giá thành | Cao nhất | Trung bình | Thấp nhất |
Thời gian thực hiện | 3 – 6 tháng | 3 – 7 ngày | 3 – 5 ngày |
IV. Nha Khoa Đông Nam – Địa chỉ trồng răng hàm dưới uy tín
Nha Khoa Đông Nam là một trong những địa chỉ trồng răng hàm dưới uy tín hàng đầu tại TPHCM, được đông đảo khách hàng tin tưởng nhờ chất lượng dịch vụ vượt trội và hiệu quả điều trị rõ rệt. Dịch vụ trồng răng hàm dưới tại Nha khoa Đông Nam được khách hàng đánh giá cao nhờ vào:
- Quá trình trồng răng hàm dưới được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Implant.
- Sự hỗ trợ từ hệ thống trang thiết bị hiện đại. Dù khách hàng lựa chọn cấy ghép Implant, cầu răng sứ hay hàm tháo lắp thì mỗi phương án đều được cá nhân hóa phù hợp với tình trạng răng miệng và nhu cầu riêng của từng khách hàng.
- Ngoài ra, chi phí điều trị tại Nha Khoa Đông Nam luôn được công khai minh bạch, đi kèm với chính sách bảo hành rõ ràng và tư vấn tận tình trước – trong – sau khi thực hiện. Chính điều này đã giúp Nha Khoa Đông Nam trở thành phòng khám nha khoa đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm giải pháp trồng răng hàm dưới hiệu quả.
Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đông Nam thông qua hotline 1900.7141 khi có nhu cầu trồng răng hàm dưới để được tư vấn chi tiết về dịch vụ.
Xem thêm:
Như vậy, bài viết trên đây của Nha Khoa Đông Nam đã chia sẻ 3 cách trồng răng hàm dưới an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp khách hàng lựa chọn được phương pháp trồng răng hàm dưới phù hợp nhất với bản thân.
Bài viết liên quan:
Ghép xương nâng xoang là gì? Có cần thiết trong cấy ghép Implant?
Trụ Implant Kontact là gì? Cấu tạo, ưu điểm ra sao?
Trụ Implant Dentium Hàn Quốc cấu tạo ra sao? Có ưu điểm gì?
Có nên trồng răng Implant cho người già không? Chi phí bao nhiêu?
Cấy ghép Implant một vài răng giá bao nhiêu?
Cấy ghép răng Implant toàn hàm giá bao nhiêu?