Lo lắng về cảm giác đau nhức, ê buốt là tâm lý chung của nhiều người, nhất là những bệnh nhân chưa bao giờ cạo vôi răng. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc lấy cao răng có tiêm thuốc tê không, đồng thời cung cấp thêm thông tin hữu ích để bạn an tâm thực hiện.
I. Lấy cao răng có tiêm thuốc tê không?
Cạo vôi răng là thủ thuật nha khoa đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vượt trội, giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cao răng cứng đầu tích tụ trên bề mặt răng, dưới nướu – nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,… Nhiều bệnh nhân lo lắng cạo vôi răng sẽ gây đau nên thường thắc mắc “lấy cao răng có tiêm thuốc tê không?”
Thông thường, thủ thuật lấy cao răng không cần tiêm thuốc tê, bởi vì:
- Không xâm lấn: Cạo vôi răng là một thủ thuật đơn giản, dụng cụ lấy cao răng chỉ tác động lên bề mặt răng, không gây tổn thương đến mô răng hoặc nướu.
- Công nghệ hiện đại: Hầu hết các thiết bị lấy cao răng ngày nay đều sử dụng sóng siêu âm hiệu đại giúp quá trình cạo vôi diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau.
- Thời gian nhanh chóng: Thủ thuật lấy cao răng chỉ mất khoảng 15- 20 phút, không kéo quá dài nên không gây khó chịu cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân quá nhạy cảm, ngưỡng chịu đau thấp hoặc nướu viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm thuốc tê để bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình lấy cao răng.
II. Lấy cao răng có đau không? Có bị chảy máu không?
Như đã phân tích ở trên, lấy cao răng là thủ thuật đơn giản, chỉ tác động đến mặt ngoài của răng nên bạn sẽ không có cảm giác đau.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân lần đầu lấy cao răng hoặc cơ địa quá nhạy cảm sẽ có cảm giác hơi ê buốt nhẹ. Cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau 1 – 2 ngày.
Ngoài ra, với những bệnh nhân có nhiều mảng bám, cao răng hoặc gặp tình trạng viêm nướu, viêm nha chu thì sẽ có hiện tượng chảy máu nhẹ trong 1 – 2 ngày đầu.
III. Một số câu hỏi thường gặp khác về lấy cao răng
1. Bao lâu nên lấy cao răng một lần?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, định kỳ khoảng 6 tháng bạn nên lấy cao răng 1 lần. Tuy nhiên, tần suất này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân và tình trạng răng miệng mỗi người.
Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt, đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên cũng như chế độ ăn uống ít đường, tinh bột thì có thể kéo dài khoảng thời gian giữa các lần lấy cao răng từ 6 tháng đến 1 năm.
Ngược lại, nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, ăn nhiều đồ ngọt, không chải răng thường xuyên thì mảng bám, cao răng sẽ hình thành nhanh hơn, do đó bạn cần lấy cao răng định kỳ 3 – 4 tháng/lần.
2. Lấy cao răng liệu có lây bệnh truyền nhiễm?
Lấy cao răng không hề lây bệnh truyền nhiễm. Nha khoa uy tín luôn sử dụng các dụng cụ chuyên dụng đã được khử trùng kỹ lưỡng, quy trình vô trùng nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Thêm vào đó, mỗi bệnh nhân là một bộ dụng cụ riêng, tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
3. Lấy cao răng có làm hư tổn men răng không?
Lấy cao răng không làm hư tổn men răng nếu được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề cao và sử dụng dụng cụ chuyên dụng.
Mục đích của việc lấy cao răng là loại bỏ mảng bám, cao răng, giữ cho răng chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng, hoàn toàn không gây tác động tiêu cực đến men răng.
Hiện nay, nha sĩ sử dụng các dụng cụ cạo vôi hiện đại bằng công nghệ siêu âm giúp loại bỏ cao răng một cách nhẹ nhàng, chính xác. Thêm vào đó, nha sĩ có kinh nghiệm sẽ biết cách điều chỉnh lực để không làm tổn thương đến men răng.
Như vậy, lấy cao răng có tiêm thuốc tê không đã được chia sẻ trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?