Thường chân răng có mủ sẽ đi kèm với hiện tượng chảy máu nướu. Nếu bạn bị viêm cấp thì sẽ có cảm giác đau nhức, không điều trị kịp thời dần dần sẽ bị tiêu xương ổ răng dẫn đến mất răng.
Khi phát hiện chân răng có mủ bạn không nên xem thường vì nó được xem là một yếu tố nguy cơ đe dọa đến sức khỏe cơ thể con người, nguy hiểm hơn là tính mạng của người bệnh. Điều trị phòng ngừa ngay từ ban đầu bằng cách chăm sóc răng miệng khoa học, điều trị bệnh lý tại nha khoa là tối ưu nhất hiện nay.
I. Chân răng có mủ là bệnh gì?
Chân răng có mủ là một loại triệu chứng thường gặp khi bạn mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Cụ thế xuất phát từ 2 loại bệnh như sau:
1. Bệnh nha chu
Vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt, không thường xuyên đi lấy vôi răng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm nướu, viêm nha chu, tạo mủ ở nướu và chân răng. Ngoài ra, tình trạng này còn do thức ăn còn dính ở kẽ răng lên men và tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng phát triển.
Thông thường khi bị bệnh này, ngoài việc chân răng có mủ sẽ kèm theo hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời dễ dẫn đến mất răng hàng loạt.
2. Bệnh viêm tủy răng
Răng bạn có thể bị sâu hay do chấn thương làm phần tủy bên trong bị ảnh hưởng. Lâu dần dẫn đến tủy bị hoại tử bán phần hay toàn phần, sau đó sẽ tạo mủ. Đây là giai đoạn bệnh đã khá nặng.
Nếu tình trạng viêm tủy diễn ra lâu ngày thì nó sẽ dẫn đến áp xe chân răng, đây có thể coi là tình trạng nguy hiểm nhất, nếu không kịp thời điều trị thì nguy cơ phải nhổ bỏ răng là rất cao.
Hơn thế nữa, áp xe răng còn có thể lây lan sang phần nướu xung quanh, các răng bên cạnh và xương hàm. Nguy hiểm nhất là vi khuẩn tại túi mủ này sẽ di chuyển vào máu, gây nhiễm trùng huyết dẫn đến hậu quả chết người.
II. Cách điều trị bệnh chân răng có mủ
Cách tốt nhất để điều trị triệt để chân răng có mủ là đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng đưa ra những chẩn đoán chính xác và có cách điều trị cụ thể đối với từng loại bệnh khác nhau.
1. Điều trị nha chu
Việc điều trị tùy theo mức độ của bệnh, biện pháp được áp dụng đầu tiên là vệ sinh, cạo vôi nha chu loại bỏ hết các loại vi khuẩn mảng bám giúp ngăn chặn và chữa tận gốc viêm nướu răng có mủ. Nếu tình huống bệnh nặng không giữ lại được răng có khả năng nhổ bỏ răng rồi sau đó phải làm sạch viêm nhiễm.
Tuyệt đối không nặn mủ chân răng tại nhà, các trường hợp nặn ra mủ thường sẽ đi kèm máu khiến vi khuẩn vùng mủ chân răng lây lan xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết và hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Điều trị viêm tủy răng
Số lần thực hiện chữa tủy phụ thuộc mức độ viêm nhiễm. Nếu viêm tủy răng đã hình thành áp xe thì việc điều trị áp xe chân răng là cần thiết tránh lây lan sang các răng khác.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng là điều cần thiết giúp bệnh nhanh khỏi hơn:
➣ Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên để có thể loại bỏ mủ chân răng một cách nhanh nhất. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng để lấy sạch mảng bám. Dùng nước súc miệng chứa Flour giúp răng được khỏe mạnh và hơi thở thơm tho hơn.
➣ Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho răng, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tính axit cao. Nên bổ sung thêm tinh chất canxi, vitamin… cho răng từ các loại thực phẩm thiên nhiên như trứng, đậu, sữa, nấm,… Tránh xa các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay vì nó rất dễ làm tổn thương răng.
➣ Nên thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ có thể lấy vôi răng, kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời nếu phát hiện có bệnh lý tại răng.
Khi nhận thấy chân răng có mủ, các bạn nên kịp thời đến nha khoa để được bác sĩ xử lý một cách triệt để nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý răng miệng, các bạn đừng ngần ngại đến với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với Nha Khoa Đông Nam theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất.
»»» Tìm hiểu thêm: Những thói quen khiến chân răng bị ăn mòn mà bạn không hề hay biết
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?