khuyến mãi 30/4 - 1/5

Bị Gãy Răng Thì Làm Cách Nào Để Sơ Cứu?

Khi bị gãy răng không chỉ ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với nhiều loại bệnh lý răng miệng khác. Vậy khi bị gãy răng thì làm cách nào để sơ cứu?

Bị Gãy Răng Thì Làm Cách Nào Để Sơ Cứu

Việc rơi một chiếc răng bị gãy ra khỏi hàm là chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguy cơ luôn thường trực khi bạn di chuyển, chơi thể thao… Vì thế, khác với các vết thương khác, bạn cần phải xử lý ngay lập tức khi răng rơi khỏi ổ xương.

I. Hậu quả khi bị gãy răng cửa

Do nằm ở vị trí phía trước cung hàm nên khi bị gãy răng cửa sẽ khiến cho thẩm mỹ của hàm răng cũng như toàn bộ gương mặt giảm sút đáng kể. Nụ cười sẽ mất đi sự tự nhiên làm cho bệnh nhân vô cùng tự ti, ngại ngùng trong giao tiếp.

Những bệnh nhân bị mất răng cửa còn có thể gặp phải nhiều trở ngại trong vấn đề phát âm, rất dễ xảy ra tình trạng phát âm không chuẩn xác, âm phát ra không tròn vành, rõ chữ.

Gãy răng cửa khiến cho khả năng cắn, xé thức ăn suy giảm. Không đảm bảo được quá trình nhai nghiền thức ăn hiệu quả sẽ gia tăng áp lực cho hệ tiêu hóa. Lâu ngày dễ gây tình trạng đau dạ dày cũng như các bệnh lý ở đường tiêu hóa.

Trường hợp răng cửa bị gãy mẻ lớn khiến cho vùng tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm còn gây cảm giác đau nhức, ê buốt dai dẳng. Nhất là khi ăn uống các đồ nóng, lạnh cảm giác nhức buốt sẽ càng dữ dội hơn.

Phần cạnh sắc nhọn ở những chiếc răng bị gãy mẻ rất dễ cọ sát gây tổn thương, chảy máu vùng môi, lưỡi và hình thành viêm loét khiến bệnh nhân đau rát rất khó chịu.

Gãy răng rất dễ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công và khiến răng dễ bị viêm tủy, hoại tử tủy, áp xe răng, bệnh nha chu,… Nguy hiểm hơn viêm nhiễm có thể phát triển mạnh khiến cấu trúc răng hư hỏng nặng và gây mất răng vĩnh viễn, thậm chí gây ảnh hưởng đến những răng xung quanh.

Gãy răng cửa tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Gãy răng cửa tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

II. Bị gãy răng thì làm cách nào để sơ cứu?

1. Đối với răng sữa

Tình hình không quá nghiêm trọng vì răng vĩnh viễn sẽ mọc lại sớm. Chỉ cần rửa vết thương sạch (tốt nhất bằng nước muối sinh lý) và chặn 1 miếng gạc để cầm máu giữ trong 10-15 phút, sau đó dùng thuốc giảm đau. Cần dặn dò trẻ không được dùng tay hay vật nhọn chọc vào vùng răng gãy có thể gây ra viêm nhiễm.

Do không thật sự nghiêm trọng, bậc phụ huynh chỉ cần cho trẻ đi khám bác sĩ, nếu chảy máu răng quá nhiều hoặc có những tổn thương phức tạp khác thì bác sĩ sẽ có những biện pháp khắc phục hiệu quả.

bị gãy răng thì làm cách nào để sơ cứu 1
Nên đưa bé đi khám răng tại Nha Khoa

2. Đối với răng vĩnh viễn

Răng bị gãy thân răng, chân răng còn nguyên: thì nên súc miệng lại với nước muối sinh lý và đến nha khoa kiểm tra tình trạng chân răng có bị gãy vỡ bên trong hay không, có phạm vào tủy răng không, bác sĩ sẽ có cách phục hồi thích hợp.

Toàn bộ răng – bao gồm cả chân răng – rơi ra khỏi ổ xương của xương hàm: Lúc này, bạn cần xem xét chỗ gãy răng có chảy máu thì dùng gạc hoặc bông vải sạch để cầm máu; giữ lại phần răng bị gãy và xem chúng có sạch không.

bị gãy răng thì làm cách nào để sơ cứu 2
Cầm máu trong 10-15 phút khi bị gãy răng bằng bông gạc sạch

+ Với trường hợp răng sạch, sau khi cầm máu bạn đặt răng trở lại vào ổ răng càng sớm càng tốt, không nên trì hoãn, không cần phải đợi can thiệp của bác sĩ. Ngay sau đó, bạn cần đến bác sĩ nha khoa sớm nhất.

+ Với trường hợp răng rơi ra bùn hay đất cát bị bẩn, bạn nên rửa nhẹ nhàng răng với nước muối sinh lý hoặc với sữa tiệt trùng không đường. Không cọ rửa, không dùng dung dịch khử trùng vì sẽ làm tổn thương các tế bào ở chân răng có chức năng kết dính răng vào xương ổ.

bị gảy răng thì làm cách nào để sơ cứu 2
Giới hạn thân răng, nơi có thể dùng tay giữ để tiến hành đặt răng trở lại

* Cách đặt răng vào lại ổ răng:

  • Khi giữ răng trong tay phải giữ ở phần thân răng (là phần trắng bóng thường thấy ở trong miệng), tránh giữ ở chân răng – sẽ tổn thương tế bào mảnh có tác dụng gắn lại răng vào trong ổ răng.
  • Đặt răng đúng hướng một cách cẩn thận.
  • Cắn nhẹ trên một chiếc gạc (khăn tay hay vải mềm…) rồi đưa đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
bị gảy răng thì làm cách nào để sơ cứu 3
Cắn nhẹ gạc để giữ răng vừa đặt vào

* Vì sao đặt ngay răng vào xương ổ lại là tốt nhất khi bị gãy răng?

Các tế bào ở chân răng sẽ giúp răng dính chặt lại vào xương ổ răng. Tuy nhiên, những tế bào này sẽ khô và chết đi nếu không được đặt nhanh lại vào trong xương ổ hay bảo quản trong môi trường thuận lợi. Khi những tế bào này không còn hoạt động, răng sẽ không dính lại được nữa. Vì thế răng càng được đặt lại sớm thì cơ hội thành công càng cao.

bị gảy răng thì làm cách nào để sơ cứu 4
Các tế bào kết dính trên răng sẽ chết đi nếu để ở bên ngoài quá lâu

III. Cách phòng ngừa răng bị gãy như thế nào?

Với người lớn việc phòng ngừa răng bị gãy dễ dàng hơn chỉ cần hạn chế sử dụng răng để nhai cắn đồ cứng như đá lạnh, dùng răng mở nút chai, các loại đồ ăn cứng dai. Bên cạnh đó là hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây mài mòn men răng như nước ngọt có gas, rượu vang, các loại chất kích thích như trà, cà phê, bia,…

bị gãy răng thì làm cách nào để sơ cứu 3
Không nên dùng răng mở vỏ nắp chai

Đối với trẻ em, nhất là với những bé hiếu động dễ bị vấp ngã làm gãy răng, các bậc phụ huynh nên chú ý phòng ngừa bằng các cách sau:

  • Trong nhà dùng thảm chống trượt, bao các cạnh bàn cạnh tủ có góc nhọn, ngăn cách cầu thang.
  • Khi bé vui chơi bên ngoài cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây chấn thương làm gãy răng, vì thế nên dạy bé sử dụng những dụng cụ bảo hộ hàm và mặc đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao vận động mạnh.
bị gãy răng thì làm cách nào để sơ cứu 4
Cho trẻ mang dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao

Với những thông tin trên đây, Nha Khoa Đông Nam hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức nha khoa bổ ích để phòng ngừa răng khi bị gãy. Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa chúng tôi để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm gãy răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close