Viêm tủy răng gây đau nhức dữ dội và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Khi đến nha khoa, bạn thường được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị tủy, trong đó có đặt thuốc diệt tủy răng. Điều này khiến nhiều người lo lắng về tác dụng phụ và sự cần thiết của thuốc diệt tủy. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

Mục Lục
I. Tổng quan về thuốc diệt tủy răng
Thuốc diệt tủy răng thường sử dụng hợp chất arsenic (thạch tín) với hàm lượng nhỏ để diệt tủy một cách kiểm soát, tạo điều kiện cho các bước điều trị tiếp theo.
Loại thuốc này có khả năng làm chết tủy răng hoàn toàn trong khoảng 24 – 48 giờ. Hiện nay có 2 loại thuốc diệt tủy răng phổ biến trên thị trường là: thuốc diệt tủy răng chứa Arsenic (thành phần chính Anhydrit arsenic, Cocaine hydrochloride và Phenol) và thuốc diệt tủy răng không chứa Arsenic (thành phần chính là Dicain, Paraformaldehyde, Dinatri etylen diamin tetraacetate và Phenol).
II. Khi nào cần điều trị tủy răng
Bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị tủy răng nếu gặp phải một trong các trường hợp sau:
- Đau nhức răng thường xuyên, đặc biệt là khi ăn uống đồ nóng, lạnh hoặc đồ ngọt.
- Cơn đau kéo dài dai dẳng, không thuyên giảm kể cả khi dùng thuốc giảm đau thông thường.
- Lỗ sâu răng quá lớn, vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây đau nhức dữ dội.
- Răng bị va đập mạnh gây nứt hoặc vỡ lớn.
- Viêm nha chu ở giai đoạn nặng có thể ảnh hưởng đến tủy răng.
- Răng đổi sang màu đen hoặc xám.
III. Chữa tủy răng có cần đặt thuốc diệt tủy không?
Không phải tất cả các trường hợp chữa tủy đều dùng thuốc diệt tủy răng. Việc dùng thuốc diệt tủy còn phụ thuộc vào mức độ và tình hình bệnh lý:
Trong trường hợp răng đã chết tủy hoàn toàn, bác sĩ sẽ không chỉ định đặt thuốc diệt tủy mà tiến hành lấy tủy trực tiếp.
Nếu răng chưa chết tủy hoặc chết tủy một phần thì đặt thuốc diệt tủy là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy tủy sau đó, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
Hoặc trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc gây tê, mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc diệt tủy thay thế thuốc gây tê.
IV. Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không?
Việc đặt thuốc diệt tủy răng thường không gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân vì trước khi đặt thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng răng cần điều trị. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi ê nhức hoặc khó chịu nhẹ trong khoảng 1 – 3 ngày.
Để giảm bớt cảm giác khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng khoa học.
Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì như sốt, sưng đau không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.
V. Quy trình chữa tủy răng
Quy trình chữa tủy răng an toàn trải qua tuần tự các bước sau:
1. Khám và chụp X-quang
Bác sĩ tiến hành khám răng kỹ lưỡng và chụp X-quang để xác định chính xác tình trạng viêm nhiễm của tủy răng và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
2. Gây tê
Để quá trình điều trị diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng răng cần điều trị.
3. Đặt đế cao su
Nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, bác sĩ đặt đế cao su cách ly răng. Phương pháp này giúp tạo ra một môi trường làm việc khô ráo, vô trùng, ngăn ngừa hóa chất xâm nhập vào cơ thể và đảm bảo chất lượng điều trị.
3. Tiến hành chữa tủy
Bác sĩ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng tạo một lỗ nhỏ trên bề mặt răng, thông xuống ống tủy.
Phần tủy viêm nhiễm sẽ được loại bỏ sạch sẽ. Sau đó, bác sĩ trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trở lại.
4. Phục hình răng
Khi hoàn tất quá trình làm sạch và trám bít ống tủy, răng của bạn sẽ được phục hình bằng phương pháp trám composite hoặc bọc răng sứ.
Tuy nhiên, do đặc tính giòn và dễ vỡ sau khi điều trị tủy, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên lựa chọn bọc răng sứ để tăng cường độ bền chắc, cải thiện tính thẩm mỹ và phục hồi chức năng nhai một cách tối ưu.
IV. Một số điều lưu ý sau khi đặt thuốc diệt tủy răng
Sau khi đặt thuốc diệt tủy, răng bạn cần thời gian để tủy chết đi và chuẩn bị cho các bước điều trị tiếp theo. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và hiệu quả:
- Đánh răng nhẹ nhàng xung quanh vùng răng điều trị, tránh tác động trực tiếp lên vị trí đặt thuốc.
- Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, tránh các thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh để bảo vệ răng.
- Hạn chế nhai ở trị trí chiếc răng đã đặt thuốc để tránh làm tổn thương thêm cho răng.
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Đến nha khoa tái khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng và tiến hành các bước điều trị tiếp theo.
Tóm lại, việc có cần đặt thuốc diệt tủy răng hay không phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Điều quan trọng nhất là bạn cần đến nha khoa để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm điều trị tủy răng:
Bài viết liên quan:
Vì sao răng sứ Cercon HT được ưa chuộng? Giá bao nhiêu?
Răng sứ Lava: Xuất xứ, ưu nhược điểm và giá thành
Cấy ghép Implant một vài răng giá bao nhiêu?
Cấy ghép răng Implant toàn hàm giá bao nhiêu?
Cấy ghép 1 răng Implant giá bao nhiêu tiền?
Trụ Implant Neodent xuất xứ từ đâu? Có đặc điểm gì nổi bật?