Trẻ em rất dễ gặp phải những vấn đề về răng miệng, nhất là tình trạng sâu răng, viêm tủy. Trong đó, khi răng bị viêm tủy sẽ gây ra những cơn đau nhức khó chịu ở trẻ, làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Vậy có nên lấy tủy răng ở trẻ không? Trường hợp nào nên lấy?
I. Có nên lấy tủy răng ở trẻ em không?
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm tủy răng ở trẻ là do sâu răng. Bên cạnh đó, các chấn thương như sứt mẻ, gãy ngang thân răng,… cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương đến tủy răng.
Nhiều phụ huynh băn khoăn, không rõ có nên lấy tủy răng cho trẻ hay không và điều này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của con. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, việc lấy tủy răng đúng cách khi phát hiện răng trẻ có dấu hiệu chết tủy sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào.
Hơn hết, điều này còn giúp con thoát khỏi tình trạng đau đớn do viêm tủy gây ra. Nhờ vậy mà con có thể ăn uống, nghỉ ngơi bình thường và phát triển toàn diện hơn.
Ngược lại, nếu răng sữa của con bị chết tủy nhưng không được can thiệp điều trị sớm sẽ lây lan sang răng bên cạnh, phá hủy các tổ chức liên kết quanh răng làm răng lung lay, gãy rụng sớm. Khi răng sữa bị mất sớm mà chưa đến thời điểm thay răng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến ăn nhai và phát âm của trẻ.
Đặc biệt, nó còn khiến hướng mọc của răng vĩnh viễn bị thay đổi. Bởi vì khi một chiếc răng sữa rụng sớm, những chiếc răng kế cận sẽ có xu hướng nghiêng dần về khoảng trống khiến răng vĩnh viễn mọc lên không đủ chỗ, dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc chen chúc.
Như vậy, việc lấy tủy răng sữa ở trẻ hoàn toàn không gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe. Đồng thời còn giúp trẻ có được hàm răng vĩnh viễn đẹp, chắc khỏe trong tương lai.
II. Các trường hợp phải lấy tủy răng sữa
Phương pháp lấy tủy răng sữa cho trẻ thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Sâu răng nghiêm trọng, lan đến tận chân răng gây ra những cơn đau nhức khó chịu.
- Răng bị vỡ mẻ lớn do chấn thương, tủy răng lộ ra ngoài.
- Trẻ thường xuyên bị ê buốt khi ăn thực phẩm, đồ uống nóng lạnh.
- Chân răng bị áp xe, sưng nướu và xuất hiện dịch mủ.
Khi phát hiện con có những dấu hiệu này, bố mẹ nên sắp xếp thời gian, nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
III. Điều trị tủy răng sữa cho trẻ như thế nào?
Quy trình điều trị tủy răng sữa cho trẻ được thực hiện lần lượt theo những bước cơ bản sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ thực hiện thăm khám tổng quát và chỉ định chụp phim để xác định chính xác tình trạng răng miệng, mức độ viêm tủy và chiếc răng cần điều trị tủy.
Sau đó, tư vấn cho phụ huynh về phương pháp cũng như thời gian hoàn tất để chủ động hơn trong việc điều trị.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Hướng dẫn trẻ súc miệng loại bỏ những yếu tố gây viêm nhiễm. Tiếp theo, thực hiện gây tê cục bộ ngay tại vị trí chiếc răng cần điều trị để không cảm thấy đau.
Bước 3: Đặt đế cao su vào chân răng
Đế cao su được bác sĩ đặt vào sát chiếc răng cần lấy tủy nhằm cách ly răng với nướu và khoang miệng. Bên cạnh đó, việc đặt đế cao su còn có tác dụng giữ cho răng được khô sạch, không cản trở đến tầm nhìn, hỗ trợ quá trình lấy tủy răng diễn ra tốt hơn.
Bước 4: Lấy tủy răng
Bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ từ thân răng đi thẳng xuống ống tủy. Sau đó loại bỏ sạch phần tủy bị viêm, rửa và làm sạch ống tủy.
Ở những trường hợp tủy răng phức tạp, bác sĩ sẽ chụp X-quang răng thêm một lần nữa để chắc chắn rằng không còn sót phần tủy viêm bên trong.
Bước 5: Trám ống tủy
Bác sĩ dùng vật liệu Gutta Percha để lấp đầy buồng tủy, thay thế phần tủy răng đã được lấy đi. Cuối cùng tạo hình lại thân răng bằng phương pháp hàn trám composite.
IV. Cách phòng ngừa viêm tủy răng ở trẻ
Để phòng ngừa viêm tủy răng ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng của con:
- Tập cho con thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng và tối bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ tay theo vòng tròn hoặc dọc theo chiều dài thân răng.
- Để khuyến khích việc đánh răng ở trẻ, bố mẹ có thể đồng hành cùng con, lựa chọn loại bàn chải màu sắc có hình dáng nhân vật mà con yêu thích hoặc thưởng cho con sau những lần chải răng,…
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp kẽ răng được làm sạch một cách tốt nhất, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
- Hạn chế trẻ ăn những thực phẩm nhiều đường, tinh bột, nước ngọt có ga, thức ăn nhanh. Thay vào đó, hãy khuyến khích con ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thịt, cá, trứng, sữa,… để răng được chắc khỏe.
- Trường hợp con gặp hiện tượng nghiến răng khi ngủ, hãy cho con đeo máng chống nghiến. Ngoài ra, cũng nên cho trẻ đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi các môn thể thao vận động mạnh như nhảy dây, đá bóng, trượt ván,…
- Thăm khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần, điều này giúp kiểm soát sức khỏe răng miệng được tốt nhất, kịp thời xử lý những vấn đề bất thường có thể xảy ra.
Có nên lấy tủy răng cho trẻ không đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm điều trị tủy răng:
- Điều trị tủy răng bao nhiêu tiền?
- Chữa tủy răng mất bao nhiêu thời gian mới xong?
- Bà bầu bị viêm tủy răng thì phải làm sao?
- Trám răng có cần lấy tủy không?
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?