Có nên tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà không? Khi nào thì nên nhổ?

Răng sữa là những chiếc răng mọc trong những năm tháng đầu đời của con và đến thời điểm thay răng, răng sữa lung lay và cần nhổ đi để nhường chỗ trống cho răng vĩnh viễn mọc lên. Vậy có nên tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà không? Và khi nào thì nên nhổ?

Có nên tự nhổ răng sữa tại nhà cho bé? Khi nào thì nên nhổ?
Có nên tự nhổ răng sữa tại nhà cho bé? Khi nào thì nên nhổ?

I. Độ tuổi thay răng sữa

Răng sữa còn gọi là răng tạm thời, vì khi bé được 5 – 6 tuổi những chiếc răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Mặc dù chỉ tồn tại vài năm nhưng răng sữa lại có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa và sự phát triển hàm mặt của trẻ sau này.

Số lượng răng sữa đầy đủ sẽ là 20 cái gồm 10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới. Theo đúng tiến trình thay răng thì những chiếc răng sữa mọc lên trước sẽ rụng trước và ngay tại vị trí đó, chiếc răng vĩnh viễn sẽ trồi lên. Cụ thể, độ tuổi thay răng sữa lần lượt là:

  • 5 – 7 tuổi: 4 răng cửa giữa vĩnh viễn mọc lên thay 4 răng cửa giữa sữa
  • 7 – 8 tuổi: 4 chiếc răng cửa bên vĩnh viễn trồi lên thay 4 răng cửa bên sữa
  • 9 – 11 tuổi: 4 răng tiền hàm (răng cối nhỏ) mọc lên, thay thế các răng hàm sữa thứ nhất
  • 9 – 12 tuổi: 4 răng nanh vĩnh viễn trồi lên bắt đầu thay thế răng nanh sữa
  • 10 – 12 tuổi: 4 răng tiền hàm (răng cối nhỏ) mọc lên thay các răng hàm sữa thứ hai

Và cũng trong thời gian này, 8 răng cối lớn cũng trồi lên. Đây là các răng vĩnh viễn nên sẽ không thay nữa. Như vậy, khi quá trình thay răng kết thúc, thông thường con sẽ có đầy đủ 28 chiếc răng.

Đến tuổi trưởng thành, khoảng từ 17 – 25, răng khôn của con sẽ xuất hiện, nhiều trường hợp sẽ mọc đầy đủ 4 răng khôn nhưng cũng có người chỉ mọc 3, 2 hoặc thậm chí là không có chiếc răng khôn nào.

Độ tuổi thay răng ở trẻ
Độ tuổi thay răng ở trẻ

II. Có nên tự nhổ răng sữa cho bé không?

Như đã đề cập ở phần đầu, răng sữa mặc dù sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng chúng lại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện về mặt thể chất của con.

Trường hợp chưa đến thời điểm thay răng mà bố mẹ tự ý nhổ răng sớm có thể sẽ gây ra đau đớn cho con và hình thành tâm lý sợ hãi ở trẻ cho những lần nhổ răng tiếp theo. Đồng thời còn làm suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát âm của bé.

Ngược lại, trường hợp bố mẹ bỏ qua thời điểm thay răng của con, khiến những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên nhưng răng sữa vẫn còn sẽ gây ra tình trạng mọc lệch, mọc không đúng vị trí, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sai lệch khớp cắn.

Chính vì những lý do trên mà bố mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa của con. Việc nhổ răng chỉ nên thực hiện khi răng sữa bị lung lay nhiều, không mắc bệnh lý, sức khỏe tổng quát bình thường và đặc biệt, trẻ đã đến nha khoa kiểm tra xác định chính xác thời điểm thay răng.

Lời khuyên của các bác sĩ là nên để con nhổ răng tại phòng khám nha khoa chuyên nghiệp. Với tay nghề của bác sĩ cùng trang thiết bị máy móc hiện đại và hệ thống vô trùng đạt chuẩn sẽ đảm bảo việc nhổ răng sữa diễn ra an toàn, nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Đồng thời còn theo dõi được tiến trình thay răng ở trẻ để có những can thiệp phù hợp, hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.

Bác sĩ luôn khuyến cáo nên cho con nhổ răng sữa tại nha khoa
Bác sĩ luôn khuyến cáo nên cho con nhổ răng sữa tại nha khoa

III. Cách phân biệt răng sữa có thể nhổ hay bệnh lý khác

Thông thường, với chiếc răng sữa lung lay sinh lý có thể nhổ sẽ xuất hiện vào giai đoạn thay răng (khoảng 5 – 6 tuổi). Sự lung lay sẽ bắt đầu tăng dần, trẻ có thể cảm nhận từ từ và hiện tượng này không gây ra những cơn đau bất ngờ.

Răng sữa lung lay sinh lý không có những cơn đau bất ngờ
Răng sữa lung lay sinh lý không có những cơn đau bất ngờ

Còn với những trường hợp khác so với chiếc răng sữa lung lay sinh lý thì hầu như bao giờ cũng kèm theo những biểu hiện như có khối sưng nề, dịch mủ, thân răng tổn thương vỡ lớn thậm chí chỉ còn chân răng.

Đặc biệt, răng sữa lung lay do bệnh lý còn xuất hiện những cơn đau buốt đột ngột, kéo dài và trở nên nghiêm trọng vào ban đêm làm con chán ăn, ngủ không ngon giấc, cơ thể mệt mỏi.

Răng sữa lung lay bệnh lý thường xuất hiện tổn thương ở thân răng
Răng sữa lung lay bệnh lý thường xuất hiện tổn thương ở thân răng

IV. Cách nhổ răng sữa đúng cách cho bé tại nhà

Việc nhổ răng sữa tại nhà chỉ nên được thực hiện trong trường hợp sức khỏe của bé hoàn toàn khỏe mạnh, chiếc răng sữa đã đến tuổi thay và bị lung lay nhiều, không mắc các bệnh lý răng miệng khác.

Để đảm bảo việc nhổ răng sữa tại nhà diễn ra an toàn, bố mẹ cần nắm vững những kiến thức sau:

  • Hướng dẫn con chải răng sạch sẽ và súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vụn thức ăn thừa và vi khuẩn trong khoang miệng giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
  • Bố mẹ cần sát khuẩn tay bằng xà bông và lau khô trước khi chạm vào răng sữa của con.
  • Tiếp theo, quấn bông hoặc miếng gạc đã được sát khuẩn vào xung quanh vị trí răng sữa cần nhổ, dùng lực từ ngón tay trỏ và ngón tay cái nhổ răng theo hướng ra phía ngoài khoang miệng. Tránh tình trạng răng rụng bên trong và trẻ vô tình nuốt vào bụng.
  • Khi chiếc răng sữa đã được loại bỏ, cho trẻ cắn bông gạc trong khoảng 10 – 15 phút để thấm hết máu ở vị trí răng vừa rụng. Vì chân răng của răng sữa ngắn và đã tiêu dần trong quá trình răng vĩnh viễn bắt đầu trồi lên nên máu sẽ chảy không nhiều.
Hướng dẫn con chủ động day lỏng răng sữa
Hướng dẫn con chủ động day lỏng răng sữa
  • Một mẹo nhỏ nhằm giúp thao tác nhổ răng của bố mẹ trở nên đơn giản hơn là hãy hướng dẫn con chủ động dùng lưỡi tác động thường xuyên vào chiếc răng sữa đang lung lay để day lỏng răng. Cách này không chỉ hỗ trợ việc nhổ răng dễ dàng hơn mà răng sữa còn có khả năng tự rụng.
  • Hãy trò chuyện cùng con để đánh lạc hướng và giúp trẻ quên đi cảm giác đau. Đồng thời, bố mẹ cần thao tác dứt khoát, gọn gàng, tránh để lại những tổn thương làm bé sợ hãi sau này.

V. Trường hợp nào tuyệt đối không nhổ răng sữa cho bé tại nhà?

Trong một số trường hợp sau, tuyệt đối không tự ý nhổ răng tại nhà cho trẻ:

  • Con mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, việc bố mẹ tự ý nhổ răng tại nhà sẽ không kiểm soát được khả năng cầm máu, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao.
  • Những trẻ mắc bệnh tim mạch, các bệnh về gan, thận, máu, thấp khớp hay truyền nhiễm,… thì việc nhổ răng cần có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa nhi và răng hàm mặt.
  • Trẻ đang bị sốt cao hoặc viêm lợi cấp thì bố mẹ tuyệt đối cũng không tự ý nhổ răng của con. Cần đưa đến bác sĩ để điều trị cho đến khi hết hẳn các triệu chứng toàn thân và tại chỗ.
Không tự ý nhổ răng khi con đang bị sốt
Không tự ý nhổ răng khi con đang bị sốt

Khi thực hiện nhổ răng tại nha khoa, bác sĩ cũng sẽ khai thác kỹ lưỡng tiền sử bệnh lý toàn thân cũng như bệnh lý nha khoa của trẻ để đảm bảo có phương pháp nhổ răng đúng cho từng trường hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

VI. Các nguy cơ có thể gặp phải khi nhổ răng sữa tại nhà

Việc nhổ răng tại nhà cho trẻ đôi khi cũng rất đơn giản nếu chiếc răng đó đã lung lay nhiều. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu thực hiện không đúng cách, sai thời điểm (răng chưa lung lay nhiều) hoặc thao tác không trọn vẹn sẽ vô tình gây ra những tổn thương cho con:

  • Một trong những biến chứng thường gặp nhất khi nhổ răng tại nhà chính là viêm nha chu, nhiễm trùng, áp xe do yếu tố vệ sinh, sát khuẩn không được đảm bảo hoặc chân răng chưa được loại bỏ hoàn toàn.
  • Động tác nhổ răng quá thô bạo khiến vết thương chảy máu nhiều hơn, khó cầm máu, hoặc trẻ quấy khóc vô tình nuốt phải răng nhổ,… Những điều này sẽ sinh ra tâm lý hoảng sợ ở trẻ từ đó khiến các lần nhổ răng tiếp theo gặp nhiều khó khăn.
Động tác nhổ răng thô bạo gây đau đớn cho trẻ
Động tác nhổ răng thô bạo gây đau đớn cho trẻ

Do đó, để đảm bảo an toàn, cách tốt nhất là bố mẹ nên cho con nhổ răng tại phòng khám nha khoa. Bên cạnh việc loại bỏ chiếc răng sữa một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng, bác sĩ còn kiểm tra việc mọc lên của những chiếc răng vĩnh viễn để kịp thời can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa nếu như chúng lệch lạc.

VII. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng sữa cho bé

Sau khi nhổ răng sữa, bố mẹ cần quan tâm, chú ý hơn đến vấn đề vệ sinh răng miệng và ăn uống hằng ngày của con:

  • Hướng dẫn con chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, tránh chải mạnh tay theo chiều ngang làm tụt nướu, mòn cổ chân răng.
  • Chọn loại bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp với độ tuổi.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, hạn chế tình trạng sâu răng.
Dạy con chải răng đúng cách, khoa học
Dạy con chải răng đúng cách, khoa học
  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất xơ và khoáng chất có trong thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh,… giúp nướu và răng được chắc khỏe.
  • Hạn chế cho trẻ dùng thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường, tinh bột, có độ bám dính cao và nước ngọt,… Vì những thực phẩm này rất dễ hình thành vôi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
  • Cho con thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và có những can thiệp điều trị sớm nếu xảy ra vấn đề trong quá trình thay răng.

Có nên tự ý nhổ răng sữa cho bé không đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm nhổ răng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *