Khi nào nên nhổ răng khôn? Khi nào thì không nên nhổ?

Mọc răng khôn là tình trạng mà hầu hết ai cũng sẽ trải qua. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người mà răng khôn sẽ được chỉ định nhổ hoặc không. Vậy khi nào nên nhổ răng khôn và khi nào thì không nên nhổ?

Khi nào nên nhổ răng khôn? Khi nào thì không nên nhổ?
Khi nào nên nhổ răng khôn? Khi nào thì không nên nhổ?

I. Răng khôn là gì?

Răng khôn (răng số 8) là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Răng khôn xuất hiện khi chúng ta bước vào độ tuổi trưởng thành, từ 17 – 18 tuổi trở lên.

Thông thường, mỗi người có 4 chiếc răng khôn gồm 2 răng khôn ở hàm trên và 2 răng khôn ở hàm dưới. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 cái, có người chỉ mọc 1 – 3 răng khôn, hoặc thậm chí là không có cái nào.

Răng khôn là chiếc răng xuất hiện cuối cùng trên cung hàm khi bước vào độ tuổi trưởng thành
Răng khôn là chiếc răng xuất hiện cuối cùng trên cung hàm khi bước vào độ tuổi trưởng thành

II. Răng khôn có tác dụng gì?

Răng khôn cần trải qua quá trình mọc chân răng và phát triển đủ lớn thì mới bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Tuy nhiên, do xuất hiện muộn, khi những chiếc răng vĩnh viễn khác và xương hàm đã hoàn thiện, ổn định trên cung hàm nên rất nhiều trường hợp răng khôn mọc lên không thuận lợi, gây đau đớn và vô số những phiền toái.

Mặt khác, do quá trình tiến hóa hàng triệu năm, xương hàm của người hiện đại bé hơn so với thời tiền sử, cùng với đó là chế độ ăn mềm, ăn chín nên răng khôn không có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai.

Răng khôn không có ý nghĩa rõ ràng về mặt ăn nhai
Răng khôn không có ý nghĩa rõ ràng về mặt ăn nhai

Đặc biệt, không những không có ý nghĩa gì đặc biệt, mà khi mọc răng khôn còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước tiên, quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Và suốt thời gian này, nướu luôn trong trạng thái mở, rất dễ dính giắt thức ăn. Nếu việc vệ sinh không đảm bảo sẽ gây viêm nhiễm, hôi miệng.

Những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm còn khiến cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Và trường hợp không can thiệp sớm có thể sẽ làm tiêu xương hàm, tổn thương đến các răng bên cạnh.

Chính vì những lý do này mà hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều sẽ phải nhổ bỏ dù sớm hay muộn. Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 85% trường hợp răng khôn bị nhổ bỏ thay vì tồn tại đến hết quãng đời.

III. Khi nào nên nhổ răng khôn?

Răng khôn bị nhổ bỏ thường là do vị trí mọc không thuận lợi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng và nhiều biến chứng khác. Cụ thể, những trường hợp mọc răng khôn dưới đây được bác sĩ khuyến cáo nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt:

  • Răng khôn mọc gây ra những biến chứng đau nhức, u nang, viêm lợi trùm, nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
  • Răng khôn đã bị sâu, cần nhổ bỏ để tránh lây lan sang răng bên cạnh.
  • Giữa răng khôn và răng bên cạnh hình thành khe giắt thức ăn, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
  • Răng khôn mọc kẹt, mọc ngầm trong xương hàm hoặc mọc đâm vào răng số 7.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ nhưng lại không có răng đối diện ăn khớp, hình thành bậc thang với răng bên cạnh gây hiện tượng nhồi nhét thức ăn.
  • Răng khôn mọc lên đủ chỗ nhưng có hình dạng bất thường, dị dạng, kích thước nhỏ hơn nhiều so với răng bên cạnh.
Vị trí mọc răng khôn không thuận tiện cần được nhổ bỏ sớm
Vị trí mọc răng khôn không thuận tiện cần được nhổ bỏ sớm

IV. Những trường hợp nào không cần nhổ răng khôn?

Mặc dù trong hầu hết các trường hợp mọc răng khôn, bác sĩ luôn khuyến khích nhổ bỏ để ngăn ngừa những biến chứng về sau có thể xảy ra. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt chiếc răng khôn có thể bảo tồn:

  • Răng khôn mọc thẳng, không bị kẹt với mô xương, hình dáng bình thường và có răng đối diện ăn khớp. Trường hợp bệnh nhân không muốn nhổ bỏ có thể bảo tồn, nhưng cần dùng chỉ nha khoa, chải răng sạch sẽ hằng ngày. Và không quên thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm tra tình trạng của chiếc răng.
  • Trường hợp bệnh nhân thực hiện chỉnh nha – niềng răng, đã bị mất răng số 6 hoặc số 7 sớm, trong khi đó chiếc răng khôn lại mọc thẳng. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định kéo răng khôn vào thay thế.
  • Ngoài ra, với những bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn đông máu, hoặc răng khôn liên quan trực tiếp đến những cấu trúc quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm,… sẽ được bác sĩ cân nhắc thật cẩn thận giữa việc bảo tồn và nhổ bỏ.
Bệnh nhân bị tiểu đường cần được cân nhắc thật kỹ giữa việc bảo tồn và nhổ răng khôn
Bệnh nhân bị tiểu đường cần được cân nhắc thật kỹ giữa việc bảo tồn và nhổ răng khôn

V. Các biến chứng có thể gặp phải khi nhổ răng khôn?

Khi quy trình nhổ răng khôn thiếu chính xác, yếu tố vô trùng không đảm bảo hoặc bệnh nhân chăm sóc, vệ sinh răng miệng sai cách rất dễ gây ra những biến chứng sau:

Nhiễm trùng huyệt ổ răng: Biểu hiện cụ thể là sưng đau, khó nuốt, hạn chế há miệng. Nghiêm trọng hơn còn gây nhiễm khuẩn huyết, tử vong. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do nhổ răng khôn trong điều kiện vô trùng không đảm bảo hoặc người bệnh vệ sinh răng miệng không tốt.

Tổn thương dây thần kinh răng dưới: Thao tác nhổ răng quá thô bạo hoặc trường hợp dây thần kinh nằm ngay sát chân răng khôn nhưng bác sĩ không phát hiện sẽ dễ gây tổn thương, lúc này bệnh nhân có cảm giác tê hoặc loạn cảm giác ở môi.

Cảm giác tê và loạn cảm giác ở môi do dây thần kinh răng dưới bị tổn thương
Cảm giác tê và loạn cảm giác ở môi do dây thần kinh răng dưới bị tổn thương

Tổn thương răng số 7: Thường xảy ra trong trường hợp nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc kẹt, đâm ngang vào răng số 7. Khi bác sĩ thao tác sai cách hoặc dùng lực quá mạnh có thể khiến răng số 7 đau nhức, sứt mẻ, thậm chí là lung lay.

Thủng xoang hàm: Xảy ra khi bệnh nhân nhổ răng khôn hàm trên. Vì xoang hàm nằm sát chân răng số 8, chỉ cách một bản xương mỏng và có cấu trúc rỗng nên chỉ cần kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ không đảm bảo sẽ dễ gây thủng xoang hàm.

Đây là biến chứng khá nguy hiểm nên với những trường hợp răng khôn phức tạp, chụp X-quang toàn hàm là điều cần thiết.

Nhổ sót chân răng: Tình trạng này được phát hiện khi bệnh nhân gặp phải các biến chứng viêm nhiễm hoặc thông qua kết quả chụp X-quang.

Song trong một số trường hợp, bác sĩ nhận thấy việc loại bỏ hoàn toàn chân răng có thể gây ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh nên sẽ cân nhắc để lại chóp răng và tiến hành thăm khám định kỳ. Dựa vào tình huống cụ thể mà có những chỉ định tiếp theo.

Nhổ sót chân răng là một trong những biến chứng khi nhổ răng khôn
Nhổ sót chân răng là một trong những biến chứng khi nhổ răng khôn

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn, người bệnh nên lựa chọn thực hiện tại nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, máy móc hiện đại và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng sau khi vừa nhổ răng khôn cũng cần được chú trọng, tránh tình trạng chủ quan làm ảnh hưởng đến thời gian lành thương.

Như vậy, để biết chính xác trường hợp của mình khi nào nên nhổ răng khôn và khi nào không, hãy đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hoặc liên hệ ngay vào số hotline 0972 411 411 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm nhổ răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *