khuyến mãi 30/4 - 1/5

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Cách xử lý nanh sữa như thế nào?

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh được đánh giá lành tính và có thể tự biến mất sau một thời gian. Thế nhưng, tình trạng này nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể dẫn đến nhiễm khuẩn gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy việc nắm rõ các thông tin liên quan đến nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Cách xử lý nanh sữa như thế nào sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc khám chữa cho trẻ, tránh các biến chứng phát sinh.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Cách xử lý nanh sữa như thế nào?
Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Cách xử lý nanh sữa như thế nào?

I. Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh hay còn biết đến với tên gọi khác là nang lợi là một dạng tổn thương lành tính xuất hiện ở niêm mạc miệng trong thời gian khá ngắn.

Nanh sữa dùng để chỉ một hoặc nhiều đốm trắng mọc trên vùng lợi của trẻ. Tình trạng này được đánh giá khá giống mọc mụn trắng ở lợi.

Nhiều phụ huynh thường cho rằng những đốm trắng này là do cặn sữa chưa được làm sạch. Tuy nhiên với nhận định sai lầm này có thể gây các tổn thương không đáng có cho trẻ khi mẹ cố dùng tay hay vật dụng tác động để loại bỏ đốm trắng.

Phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ về nanh sữa trong các nội dung kế tiếp đây để có thể phát hiện chính xác và có giải pháp xử lý tốt nhất cho trẻ.

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh

II. Vì sao trẻ mọc nanh sữa?

Thực chất, nanh sữa là một loại u nang có vỏ mỏng, bên trong có chứa chất sừng màu trắng là keratin, hình thành do quá trình thoái hóa của biểu bì mô sừng.

Màu trắng của nanh sữa là do các mảnh vụn của tế bào còn sót lại ở xương hàm khi răng sữa đang trong giai đoạn hình thành.

Trường hợp xuất hiện ở vòm miệng sẽ có nguyên nhân chủ yếu do tàn tích của các vụn tế bào tuyến nước trong thời kỳ bào thai đã bị vùi lấp dưới niêm mạc.

Thường thì răng sữa sẽ mọc lên lúc trẻ được 6 tháng tuổi. Thế nhưng mầm răng sữa sẽ hình thành ngay từ khi trẻ đang còn trong bụng mẹ. Giai đoạn này nếu các thành phần tế bào như biểu mô lá răng tham gia quá trình hình thành mầm răng còn sót lại cũng có thể tạo thành nang sữa khi trẻ sinh ra.

III. Dấu hiệu nhận biết nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Chỉ cần chăm sóc cẩn thận, chú ý quan sát mọi vấn đề xảy ra trên răng miệng của trẻ sẽ dễ dàng phát hiện được tình trạng nanh sữa.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh sẽ có các dấu hiệu đặc trưng ở niêm mạc lợi hàm trên và hàm dưới. Nhìn bằng mắt thường sẽ thấy sự xuất hiện của các đốm nhỏ chứa dịch màu trắng hoặc vàng nhạt bên trong với kích thước khoảng 2 đến 3mm.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, nanh sữa ở trẻ sơ sinh có thể phát triển nặng hơn với kích thước lớn đến 1cm.

Ban đầu nanh sữa ở trẻ sơ sinh không gây cảm giác khó chịu gì.

Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm có thể gây các cảm giác đau rát rất khó chịu cho trẻ. Lúc này vùng lợi xung quanh nanh sữa có dấu hiệu sưng viêm, tấy đỏ, thậm chí viêm loét, sốt nhẹ làm trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú.

Theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường ở răng miệng của trẻ
Theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường ở răng miệng của trẻ

IV. Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Về bản chất của năng sữa hoàn toàn lành tính. Do đó nếu trẻ sơ sinh mọc nanh sữa sẽ không là vấn đề quá nghiêm trọng để lo ngại nhiều.

Nanh sữa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi hoặc một số trường hợp hiếm gặp nanh sữa có thể mọc khi trẻ đã 8 tháng tuổi.

So với thời điểm mọc răng sữa thì hầu như tình trạng nanh sữa không gây bất cứ triệu chứng nào quá khó chịu.

Chúng chỉ tồn tại khoảng 2 tuần từ lúc xuất hiện rồi rồi sẽ tự biến mất hoàn toàn. Cũng có trường hợp nanh sữa tồn tại đến 5 tháng mới khỏi mà không để lại bất cứ ảnh hưởng nguy hại nào cho trẻ.

Nhưng cũng không vì vậy mà bạn lơ là trong việc chăm sóc cho trẻ. Bởi nếu không chú ý làm sạch răng nướu mỗi ngày rất dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn trong khoang miệng.

Khi đó sẽ dẫn đến các kích ứng tại nanh sữa gây sưng đau, ngứa ngáy, thậm chí làm trẻ có triệu chứng nóng sốt. Điều này làm trẻ vô cùng mệt mỏi, khó chịu, bú kém hơn, chán ăn dặm, ngủ không được ngon giấc.

Nếu cứ để trong thời gian dài rất dễ làm cho sức khỏe của trẻ giảm sút đáng kể, ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.

Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý làm vỡ nanh sữa cho trẻ tại nhà bằng các dụng cụ sắc nhọn không đảm bảo vệ sinh kỹ. Điều này có nguy cơ cao gây nhiễm trùng nặng nề hơn.

Để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ, ngăn ngừa tối đa các tác động xấu có thể xảy ra. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu mọc nanh sữa, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám để có biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả.

Nanh sữa có dấu hiệu bội nhiễm sẽ khiến trẻ khó chịu quấy khóc nhiều
Nanh sữa có dấu hiệu bội nhiễm sẽ khiến trẻ khó chịu quấy khóc nhiều

V. Có nên nhổ nanh sữa ở trẻ sơ sinh không?

Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, nanh sữa ở trẻ tương đối lành tính nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Trước tiên, bố mẹ cần quan sát xem nanh sữa có gây khó chịu cho con hay không, trẻ có quấy khóc, sốt hay bỏ bú không. Nếu trẻ khỏe mạnh sinh hoạt bình thường, không có những dấu hiệu trên thì bố mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho con thật tốt, nanh sữa sẽ biến mất sau 1 – 2 tuần.

Trường hợp nếu nanh sữa nhiễm khuẩn gây đau, quấy khóc ở trẻ,  bố mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ nhổ nanh sữa, tuyệt đối không được tự ý xử lý tại nhà. Điều này có thể gây đau cho con và khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Bố mẹ cần chú ý quan sát và chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt
Bố mẹ cần chú ý quan sát và chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt

VI. Phương pháp xử lý nanh sữa ở trẻ em

Nếu trẻ có các dấu hiệu mọc nanh sữa phụ huynh cần theo dõi sát sao hơn tình trạng răng miệng cũng như sức khỏe của trẻ. Chú ý xem xét xem trẻ có gặp phải bất cứ triệu chứng khó chịu, quấy khóc gì nhiều không để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trường hợp nanh sữa xuất hiện nhưng không gây đau rát, ngứa ngáy gì, trẻ vẫn bú và sinh hoạt thoải mái bình thường thì không đáng lo ngại. Các mẹ chỉ cần dùng gạc lau sạch nướu mỗi ngày cho trẻ 2 – 3 lần nhất là sau khi bú xong để tránh tích tụ các cặn sữa, vi khuẩn dễ gây nhiễm khuẩn.

Đồng thời tiếp tục quan sát liên tục các dấu hiệu xảy ra ở trẻ cho đến khi nanh sữa biến mất là được.

Đối với nanh sữa ở trẻ sơ sinh đã có hiện tượng bị nhiễm khuẩn khiến trẻ đau rát, quấy khóc, bú kém thì cần nhanh chóng đưa trẻ gặp bác sĩ để khắc phục hiệu quả.

Các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và dựa trên từng tình trạng, sức khỏe của trẻ để có biện pháp điều trị tối ưu giúp cải thiện sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể tốt nhất.

Trường hợp cần thiết có thể thực hiện biện pháp chích rạch để loại bỏ nanh sữa. Thủ thuật này cần đảm bảo độ chính xác, tuân thủ các vấn đề vệ sinh vô trùng để tránh gây tổn thương, nhiễm trùng khiến trẻ đau rát nhiều hơn.

Trước khi xử lý bác sĩ có thể gây tê nhẹ để giảm cảm giác khó chịu cho trẻ. Sau đó dùng các dụng cụ nhọn đã được tiệt trùng kỹ lưỡng để làm rách vỏ giúp nang tự vỡ ra hoàn toàn các dịch màu trắng bên trong.

Sau 1 – 2 ngày vị trí nang đã chích rạch sẽ tự lành lại mà không cần phải thực hiện thêm bất cứ biện pháp can thiệp nào.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám chữa nanh sữa hiệu quả
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám chữa nanh sữa hiệu quả

Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Cách xử lý nanh sữa như thế nào? Nếu vẫn còn có thắc mắc gì bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close