Hỏi: “ Chào bác sĩ! Thời gian gần đây em phát hiện mình có một cục thịt thừa ở răng hàm, màu đỏ, dùng lưỡi chạm vào thì hơi đau. Giờ em phải làm sao thưa bác sĩ? ” – Trúc Hương, 17 tuổi, Tp.HCM
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào Trúc Hương!
Theo những thông tin mà bạn cung cấp, răng hàm của bạn xuất hiện thịt thừa, sưng đỏ và đau. Vì không nói rõ vị trí của chiếc răng hàm “có thịt thừa”, cũng không cung cấp hình ảnh thực tế, nên chúng tôi chưa thể đưa ra hướng xử lý cụ thể cho bạn. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin có một vài thông tin chia sẻ như sau:
Thịt thừa ở răng là gì?
Tình trạng mọc thịt thừa ở răng hàm có thể là lỗ dò của áp xe răng, viêm lợi trùm răng khôn và nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác. Trong đó, phổ biến nhất là áp xe răng.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà thịt thừa ở răng còn gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân. Những cơn đau nhức do tình trạng răng lồi thịt khiến việc ăn nhai giảm sút, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Nguyên nhân gây lợi thừa ở răng hàm
Một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng mô nướu xuất hiện một phần lợi thừa bất thường bao gồm:
1. Biến chứng do sâu răng
Sâu răng là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở hầu hết mọi độ tuổi, xảy ra do quá trình hủy khoáng làm mất mô cứng của răng. Ở giai đoạn sâu lớp men răng, bệnh nhân thường sẽ không cảm nhận được cảm giác đau nhức.
Tuy nhiên khi sâu răng tiến triển đến tủy răng sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội và có thể xuất hiện 1 phần thịt lồi lên trong răng do tủy răng viêm nhiễm, hoại tử.
2. Áp xe răng
Khi cấu trúc bảo vệ của răng bị phá hủy do chấn thương nghiêm trọng (mẻ, gãy, vỡ…), bệnh lý hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác, vi khuẩn và các tác nhân gây hại sẽ dễ dàng tấn công sâu vào răng, gây viêm tủy, thậm chí là hoại tử tủy.
Phần mủ trong ổ viêm gây nên nguy cơ nhiễm trùng chóp răng và các cấu trúc xung quanh, hình thành lỗ dò bên dưới chân răng. Lúc này, vùng niêm mạc của răng bị rò rỉ mủ ra bên ngoài nên sưng to phình lên nhìn như một phần thịt thừa.
Nếu vẫn không được điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng lây lan sang các cấu trúc lân cận, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng xương hàm, viêm nội tâm mạc, hoại tử sàn miệng, thậm chí tắc nghẽn hô hấp, nhiễm trùng máu.
3. Viêm nướu triển dưỡng
Đây là một dạng bệnh viêm nướu răng tiến triển. Nói một cách dễ hiểu, bệnh nướu triển dưỡng là tình trạng nướu răng bị sưng phồng và hình thành các túi nướu giả, dày khoảng 3 – 4 mm. Nhiều trường hợp vùng nướu viêm lan rộng ra giữa răng, tạo cảm giác có một cục thịt thừa ở giữa răng.
4. Viêm lợi trùm do răng khôn
Là phần lợi bao trùm lên bề mặt răng khôn làm cho răng khôn mắc kẹt, không thể tiếp tục mọc lên. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này là nướu sưng to, nổi cục thụt, thậm chí là chảy dịch mủ, chảy máu chân răng.
Biến chứng có thể xảy ra khi có thịt thừa ở nướu răng
Như đã đề cập ở phần đầu, thịt thừa ở nướu răng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau. Việc chậm trễ điều trị có thể khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nặng nề như:
Mất răng: Răng tổn thương tiến triển đến mức độ nghiêm trọng làm hoại tử tủy, nhiễm trùng, bắt buộc phải nhổ răng để ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan sang các răng khỏe mạnh bên cạnh.
Viêm tấy sàn miệng: Khi vi khuẩn tích tụ số lượng cực lớn sẽ lan ra các khu vực khác trong miệng như sàn miệng, dưới lưỡi, dưới hàm,… có khả năng làm tắc nghẽn hô hấp, nguy cơ tử vong là rất cao.
Nhiễm trùng huyết: Ổ áp xe phát triển lớn không kịp ngăn chặn, vi khuẩn sẽ tấn công vào hệ thống tuần hoàn máu gây nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất khi mọc thịt thừa ở nướu răng.
Phương pháp điều trị thịt thừa mọc ở răng
Tại Nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định nguyên nhân khiến cho răng hàm của cháu xuất hiện thịt dư. Từ đó, đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu là biến chứng của áp xe răng, bác sĩ sẽ chích rạch áp xe. Tùy vào từng tình huống răng miệng cụ thể, bác sĩ có thể phải thực hiện thêm một số kỹ thuật nha khoa khác như điều trị tủy, cạo vôi răng, xử lý mặt gốc răng. Trường hợp chiếc răng bị tổn thương quá nặng có thể phải nhổ bỏ răng.
Nếu phần thịt thừa ở răng hàm là do bệnh nướu triển dưỡng, bác sĩ sẽ cạo vôi răng, cắt bỏ phần nướu thừa và tái tạo lại viền nướu.
Bên cạnh đó, hiện tại bạn đã 17 tuổi, rất có thể đang mọc răng khôn. Phần thịt thừa trên chính là phần nướu trùm răng khôn. Lúc này, tùy vào hướng mọc của chiếc răng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để phòng ngừa biến chứng về sau.
Trên đây là một số thông tin gửi đến Trúc Hương. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và các biến chứng không mong muốn, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở Nha khoa uy tín gần nhất hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp cháu nhé!
Xem thêm vấn đề răng miệng thường gặp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?