Đang đeo mắc cài có nhổ răng khôn được không?

Theo chuyên gia, bệnh nhân đang đeo mắc cài vẫn có thể nhổ răng khôn, hơn nữa, điều này còn mang lại nhiều lợi tích tích cực trong việc duy trì hiệu quả chỉnh nha, cũng như sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Đang đeo mắc cài có nhổ răng khôn được không?

1. Vì sao nên nhổ răng khôn?

Răng khôn là chiếc răng hàm thứ 3, nằm cạnh răng số 7, sát vách hàm, thường mọc trong độ tuổi trưởng thành (17 – 25 tuổi).

Xương hàm của chúng ta thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng vĩnh viễn. Vì thế, răng khôn thường không có đủ chỗ để mọc lên bình thường, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, lệch lạc, kẹt dưới lợi…

các trường hợp mọc răng khôn
Một số trường hợp mọc răng khôn

Các vấn đề răng miệng thường gặp khi mọc răng khôn bao gồm:

– Sưng đau: Đây gần như là dấu hiệu để nhận biết việc mọc răng khôn. Các cơn đau thường đi kèm với triệu chứng nhức buốt, sưng mô quanh răng, sưng má, sốt, khó cử động hàm…

đau nhức răng
Mọc răng khôn thường gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân

– Viêm lợi trùm: Hiện tượng phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt răng khôn, khiến chúng kẹt lại, không thể tiếp tục trồi lên. Để khắc phục, bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn hoặc cắt lợi trùm, tùy tình trạng mỗi người.

viêm lợi trùm răng khôn
Viêm lợi trùm răng khôn

– Tổn thương răng bên cạnh: Răng khôn mọc ngầm, lệch có thể xâm lấn, xô đẩy, thậm chí là húc vào thân, chân răng bên cạnh. Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn để bảo tồn răng bên cạnh.

răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh

– U nang xương hàm: Răng khôn mọc ngầm có thể gây u nang xương hàm, làm tổn thương răng, xương hàm, thậm chí là dây thần kinh.

u nang răng
Răng khôn gây biến chứng u nang xương hàm

– Sâu răng, viêm tủy: Ngay cả khi mọc thẳng, nguy cơ biến chứng của răng vẫn rất cao. Chúng nằm sâu trong cung hàm nên rất khó vệ sinh. Vi khuẩn, vụn thức ăn rất dễ lắng đọng lại làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm tủy.

răng khôn bị sâu
Sâu răng khôn

Để tránh gặp phải các vấn đề trên, ngay từ khi có dấu hiệu mọc răng khôn (sưng đau ở vị trí cuối cùng của hàm) bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, nhổ răng khôn khi chúng có dấu hiệu mọc ngầm, lệch lạc.

2. Đeo mắc cài có nhổ răng khôn được không?

Niềng răng mắc cài là một trong những giải pháp chỉnh nha mang được ưa chuộng hiện nay. Bác sĩ sử dụng hệ thống dây cung – mắc cài điều chỉnh, sắp xếp lại vị trí của các răng. Điều này mang lại nhiều lợi ích vượt trội như:

Chi phí thấp, phù hợp kinh tế của nhiều người

Hiệu quả chỉnh nha ổn định, lâu dài

Ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật, không cần mài chỉnh răng

Thời gian điều trị ngắn do lực kéo mạnh

niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài

Vị trí và thời điểm mọc răng khôn khá đặc biệt. Chúng nằm sâu trong cung hàm và dễ mọc ngầm, lệch, kẹt lại dưới lợi, xương hàm. Vì thế, loại bỏ chúng thường phức tạp và khó khăn

»»» Theo chuyên gia, bệnh nhân vẫn có thể nhổ răng khôn trong khi đeo niềng răng mắc cài. Điều này không chỉ giúp chấm dứt tình trạng sưng, đau do mọc răng mà còn giúp duy trì kết quả niềng răng.

Khi răng khôn trồi lên, chúng có thể xô đẩy các răng bên cạnh, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Vì thế, trong thời gian đeo mắc cài, nếu phát hiện răng khôn có dấu hiệu mọc ngầm, lệch lạc, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ.

phim x-quang răng khôn
Răng khôn mọc ngầm, lệch lạc

Ngày nay, với sự hỗ trợ của các dụng cụ, thiết bị nha khoa hiện đại, quá trình nhổ răng khôn diễn ra khá nhẹ nhàng, nhanh chóng, ít sang chấn, chảy máu, nguy cơ biến chứng thấp. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể an tâm.

Trên thực tế, không phải tất cả răng khôn đều cần được nhổ đi. Những chiếc mọc thẳng, nguy cơ biến chứng thấp có thể được giữ lại. Để có thông tin chính xác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.


Nhổ răng khôn tại Nha khoa Đông Nam

Liên hệ tư vấn nha khoa đông nam

3. Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ:

– Chảy máu: Hiện tượng vết nhổ rỉ máu, dẫn đến nước bọt có màu hồng là hoàn toàn bình thường sau khi nhổ răng khôn. Cố gắng không khạt nhổ để tránh ảnh hưởng đến cục máu đông. Thay gạc theo hướng dẫn của bác sĩ.

cắn gạt cầm máu
Cắn gạc để cầm máu

– Đau nhức: Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong vòng 24 giờ đầu, bạn có thể chườm đá lên vùng má bên ngoài vết nhổ để giảm đau. Khi thực hiện, bạn nên bọc đá trong khăn hoặc túi vải, không chườm trực tiếp lên da.

chườm đá
Chườm đá giảm đau

– Sưng và bầm tím: Sau 24 – 48 giờ, bạn có thể chườm nóng để giảm sưng. Hiện tượng này thường giảm dần sau 2 – 3 ngày.

– Hoạt động: Sau khi nhổ răng, bạn nên nghỉ ngơi trong phần còn lại của ngày. Tránh hoạt động nặng trong ít nhất 1 tuần sau khi nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến cục máu đông.

nghĩ ngơi sau khi nhổ răng
Nghỉ ngơi đầy đủ

– Chế độ ăn uống: Uống nhiều nước. Hạn chế thực phẩm có cồn, cafein, gas… Không uống bằng ống hút. Ưu tiên các thực phẩm ít sử dụng lực nhai như soup, cháo, sữa… Hạn chế thực phẩm quá nóng, quá lạnh, cay…

ăn gì sau khi nhổ răng
Nên ăn thực phẩm mềm

– Không hút thuốc lá: Các chất có trong thuốc lá có thể làm vết thương lành chậm hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm, biến chứng. Bạn nên ngưng hút thuốc lá tối thiểu 72 giờ, duy trì lâu hơn nếu có thể.

không hút thuốc lá
Không hút thuốc lá

– Tái khám: Khoảng 7 – 10 ngày sau khi nhổ răng, bạn quay lại nha khoa để tái khám nếu có chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm được câu trả lời khách quan cho vấn đề “Đang đeo mắc cài có nhổ răng khôn được không?”. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Xem thêm niềng răng:

Xem thêm nhổ răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *