Dấu hiệu của bệnh sâu răng? – Bệnh sâu răng là một bệnh lý nguy hiểm, phát triển một cách thầm lặng. Ở những giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng, mọi người vì thế mà khó phát hiện ra mình đang bị sâu răng.
Để phát hiện ra tình trạng sâu răng sớm, hạn chế những tình huống nguy hiểm xảy ra, các bạn hãy cùng tham khảo những dấu hiệu của bệnh sâu răng dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng
Nguyên nhân gây sâu răng được xác định là do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan như:
- Ý thức vệ sinh răng miệng kém, không chú ý chải răng sạch sẽ đúng cách mỗi ngày nhất là sau khi ăn, không đến nha khoa lấy cao răng định kỳ. Đây là cơ hội để mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhiều và gây các vấn đề viêm nhiễm ở răng nướu, hình thành sâu răng.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều đường, dùng nhiều đồ ăn có tính axit cao, uống nhiều rượu bia, nước có ga,… cũng góp phần tăng hàm lượng vi khuẩn trong khoang miệng khiến men răng suy yếu và gây sâu hỏng ở răng.
- Uống ít nước làm cho khoang miệng bị khô, thiếu nước bọt sẽ tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn có hại sản sinh mạnh, tăng nguy cơ sâu răng cùng nhiều vấn đề bệnh lý khác ở răng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng
Thông qua các nghiên cứu còn cho thấy, những đối tượng mắc bệnh về đường tiêu hóa, trào ngược axit dạ dày, bệnh tiểu đường,… thường có tình trạng răng nướu nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị viêm nướu, sâu răng hơn so với người không mắc bệnh.
Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em cũng cao hơn so với người trưởng thành. Bởi răng của trẻ có mức độ canxi hóa chưa hoàn thiện, men răng yếu nên dễ bị axit, vi khuẩn trong khoang miệng tấn công và gây sâu răng.
Trẻ cũng có thể bị lây vi khuẩn sâu răng từ người khác khi được mớm thức ăn, dùng chung các dụng cụ ăn uống, hôn,….
Bên cạnh đó, trong giai đoạn thai kỳ nếu mẹ bầu ăn uống thiếu hụt canxi thì khi trẻ sinh ra có nguy cơ cao gặp tình trạng men răng suy yếu, răng sữa mọc lên rất dễ bị mẻ vỡ, sâu hỏng.
Ngoài ra, sâu răng còn liên quan nhiều đến yếu tố gen di truyền. Nếu tiền sử gia đình có ông bà, cha mẹ bị sâu răng và gặp các khiếm khuyết khác ở răng miệng thì thế hệ con cháu sau này cũng sẽ thừa hưởng các đặc điểm răng miệng tương tự.
Những dấu hiệu của bệnh sâu răng bạn cần biết
1. Độ nhạy cảm của răng tăng cao
Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh sâu răng mới chớm nở. Nhạy cảm với thức ăn lạnh là một dấu hiệu cho thấy răng vẫn chưa bị tấn công hoàn toàn. Một cách để bảo vệ răng khi gặp tình trạng này là trám răng kịp thời.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy răng trở nên nhạy cảm hơn và đau đớn khi ăn đồ nóng, đó là dấu hiệu răng sắp hỏng hoàn toàn.
2. Xuất hiện những đốm trắng đục trên răng
Trên một chiếc răng khỏe mạnh và bình thường, lớp ngoài cùng của men răng màu trong mờ và có thể nhìn thấy màu ngà bên trong.
Những đốm trắng đục là dấu hiệu đầu tiên của sâu răng, nhưng thường bệnh nhân sẽ không chú ý và bỏ qua dấu hiệu này. Họ không biết rằng quá trình sâu răng đang bắt đầu với việc các vi khuẩn làm mất các khoáng chất, đặc biệt là canxi trong men răng dẫn đến xuất hiện các đốm trắng đục.
3. Xuất hiện lỗ sâu trên răng làm thức ăn bị giắt vào răng
Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh sâu răng thường gặp nhưng mọi người khi có dấu hiệu này không hề hay biết mình đã có thể bị mắc bệnh sâu răng.
Kể từ lúc sâu răng, vi khuẩn tạo ra các lỗ trên bề mặt răng hoặc hai bên răng thì khoảng cách giữa hai chiếc răng được nới rộng ra, tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn thừa kẹt lại những kẽ răng này. Một số người cảm thấy rất khó chịu khi thức ăn lọt vào kẽ răng và thường sử dụng tăm để tác động và vô hình chung đã tự làm trong bóc lớp men răng của mình.
4. Răng bị sẫm màu
Đây là biểu hiện cho thấy răng đang gặp vấn đề về dinh dưỡng, do không được nuôi dưỡng bằng các chất cần thiết từ tủy. Sâu răng chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự rối loạn trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, răng có thể rụng vì thiếu dinh dưỡng.
5. Một số răng mất đi khả năng nhai
Khi sâu răng ăn dần đến tủy và mô quanh chóp răng bắt đầu hình thành mủ. Điều này làm cho một số người cảm thấy đau khi nhai ở những vị trí răng gặp tình trạng trên.
6. Chảy máu khi đánh răng
Nếu một lỗ sâu răng nằm ở giữa hai răng làm cho các mô nướu phát triển tràn ra bên ngoài. Khi đánh răng, những mô nướu này bị tổn thương và chảy máu.
7. Tróc hoặc rạn nứt răng
Nếu bạn thấy răng bị sứt mẻ khi cắn hoặc nhai cái gì không quá cứng, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh sâu răng. Do cấu trúc của men và ngà răng (men là lớp ngoài, ngà là lớp trong), nên khi răng bị sâu đến lớp ngà, nó sẽ làm tróc hoặc làm rạn nứt lớp men răng.
8. Hơi thở có mùi
Thức ăn bị mắc kẹt giữa các kẽ răng nếu không được loại bỏ đúng cách có thể tạo nên mùi hôi trong hơi thở.
9. Nướu bị sưng và có mủ
Khi sâu răng ăn đến tủy và sau đó tạo ảnh hưởng đến các mô xung quanh tạo ra mủ. Điều này có thể gây ra sưng ở nướu răng và phải điều trị ngay lập tức nếu không muốn thấy những biến chứng nguy hiểm.
Khi thấy răng miệng xuất hiện những dấu hiệu của bệnh sâu răng bên trên, bạn không nên coi thường mà cần thăm khám nha sỹ để có chỉ định điều trị cụ thể nhất. Việc điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao và có thể bảo tồn tối đa được răng thật.
Trong một số trường hợp do tình trạng sâu răng quá nặng, vết sâu lan xuống tủy dẫn tới viêm tủy, thậm chí viêm xương ổ răng, áp xe cả các răng kế cận, buộc phải nhổ bỏ răng là điều không tránh khỏi.
Các biện pháp điều trị bệnh sâu răng
Ngay từ khi nhận thấy các dấu hiệu ban đầu của sâu răng bệnh nhân cần phải nhanh chóng đến nha khoa uy tín để được khám chữa kịp thời.
Thông qua thăm khám, chụp phim x-quang xác định chính xác mức độ tổn thương của răng như thế nào bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả bằng các phương pháp như:
1. Trám răng thẩm mỹ Composite
Khi sâu răng chỉ mới hình thành ở giai đoạn nhẹ, tổn thương chưa lan rộng làm ảnh hưởng đến vùng tủy thì trám răng Composite sẽ là giải pháp khắc phục tối ưu nhất.
Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần mô răng sâu hỏng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó dùng chất liệu Composite để tái tạo lại phần mô răng đã mất rồi chiếu đèn Halogen để miếng trám đông cứng, bám chắc vào răng.
Sau khi trám răng sẽ giúp đem lại thẩm mỹ, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, cải thiện ăn nhai được tốt hơn.
2. Bọc răng sứ
Trường hợp sâu răng tiến triển nặng, mô răng bị gãy mẻ nhiều, tổn thương lan rộng gây viêm nhiễm tủy răng. Khi đó cần phải tiến hành điều trị tủy răng dứt điểm và phục hình lại bằng bọc sứ để bảo vệ răng thật tối ưu, cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai bền chắc lâu dài nhất có thể.
Bác sĩ có lời khuyên bệnh nhân nên ưu tiên chọn dùng các dòng răng sứ toàn sứ để đạt thẩm mỹ, độ bền chắc cao nhất. Dù sử dụng qua nhiều năm cũng không xảy ra tình trạng đen viền nướu hay đổi màu răng. Chỉ cần chăm sóc răng tốt là có thể sử dụng được hiệu quả hơn hàng chục năm.
3. Nhổ răng và trồng lại răng giả mới
Nếu sâu răng quá nghiêm trọng, mô răng thật còn lại quá ít, tủy răng bị nhiễm trùng, viêm chân răng không thể điều trị bảo tồn được thì bắt buộc phải nhổ răng sớm.
Điều này nhằm tránh viêm nhiễm có thể lây lan gây ảnh hưởng đến những răng xung quanh cũng như các biến chứng khó lường khác cho răng miệng, sức khỏe.
Sau nhổ răng bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên sớm trồng lại răng giả mới bằng cấy ghép Implant để khôi phục thẩm mỹ, ăn nhai hiệu quả.
Đặc biệt, răng Implant có khả năng ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, lão hóa sớm do mất răng lâu ngày gây ra. Nhờ đó hoàn toàn có thể dùng răng bền đẹp được đến trọn đời khi chú ý chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng đúng cách.
Xem thêm sâu răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu?
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Ăn kẹo bị sâu răng
- Những món ăn mềm cho người đau răng
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?