Theo quan niệm phương Đông, răng khểnh là chiếc răng duyên dáng, giúp nụ cười trở nên thu hút hơn. Thế nhưng dưới góc nhìn nha khoa thì răng khểnh là chiếc răng nanh mọc lệch gây ảnh hưởng đến khớp cắn. Vậy dấu hiệu mọc răng khểnh như thế nào? Có nên nhổ răng khểnh không?
I. Nguyên nhân bé mọc răng khểnh
Răng khểnh thực chất là chiếc răng nanh mọc lệch ở hàm trên. Chiếc răng này nằm ở vị trí thứ 3, giữa nhóm răng cửa và răng hàm, được thay ở độ tuổi từ 10 – 12 tuổi. Cùng với những chiếc răng khác, răng nanh giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và giữ cho xương hàm phát triển ổn định.
Một chiếc răng nanh phát triển bình thường và khỏe mạnh sẽ mọc thẳng hàng, đều đặn với các răng khác. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp chiếc răng này mọc lệch ra ngoài so với quỹ đạo của cả hàm.
Răng khểnh hay răng nanh mọc lệch có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến những lý do sau:
1. Do di truyền
Những yếu tố trên gương mặt, kể cả răng miệng đều mang tính di truyền. Điều này có nghĩa là nếu các thế hệ trước của gia đình như ông bà, cha mẹ đã xuất hiện răng khểnh thì con cháu sinh ra cũng có khả năng cao mang đặc điểm này.
2. Do sự chen lấn khi mọc răng
Vào thời điểm con thay răng nhưng răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc lên sẽ gây ra tình trạng chen chúc. Răng nanh vì không còn đủ chỗ trống để mọc thẳng nên phải mọc chếch ra ngoài. Hoặc trường hợp trẻ mất răng sữa quá sớm, trước thời điểm thay răng cũng là nguyên nhân hình thành răng khểnh.
Ngoài ra, nếu kích thước của các răng vĩnh viễn lớn nhưng cung hàm lại nhỏ sẽ khiến răng nanh không đủ chỗ mọc thẳng, chúng mọc chếch ra ngoài và hình thành răng khểnh.
3. Do thói quen xấu
Tật đẩy lưỡi, thói quen bú bình, ngậm ti giả, nghiến răng vào ban đêm hay thường xuyên lấy tay đè lên vị trí chiếc răng nanh đang mọc,… Những hành động này nếu diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của răng, khiến chúng mọc không đúng hướng, vị trí.
II. Dấu hiệu mọc răng khểnh ở trẻ
Nếu trẻ có những biểu hiện sau đây thì khả năng mọc răng khểnh là rất cao:
- Răng sữa rụng trước thời điểm thay răng quá sớm. Hoặc răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa lại chưa rụng đi gây tình trạng chen chúc, xô đẩy.
- Cung hàm của trẻ hẹp hơn so với bình thường, không đủ chỗ cho các răng mọc thẳng. Thêm vào đó, răng nanh là nhóm răng thay gần cuối, lúc này không còn đủ không gian nên mọc trồi ra ngoài.
- Kích thước răng quá lớn, nhất là những chiếc răng cửa mọc chiếm hết chỗ của răng nanh.
III. Có nên xử lý răng khểnh cho bé hay không?
Như đã đề cập ngay từ đầu, răng khểnh chính là chiếc răng nanh mọc lệch. Tình trạng này có thể gây ra những bất tiện như:
- Thức ăn dính giắt vào kẽ răng rất khó có thể làm sạch.
- Vệ sinh răng miệng gặp cản trở, tăng nguy cơ hình thành mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Nhiều chiếc răng nanh mọc lệch nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Vì vậy, ngay khi phát hiện con có những dấu hiệu mọc răng khểnh, bố mẹ cần đưa con đến nha khoa để bác sĩ thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.
- Nếu trường hợp trẻ rụng răng sữa quá sớm, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ đeo hàm giữ khoảng nhằm định hướng răng mọc lên đúng vị trí.
- Trường hợp vòm hàm hẹp, trẻ sẽ được chỉ định đeo khí cụ nong hàm giúp tăng diện tích vòm miệng, tạo khoảng trống để răng mọc lên và giúp cấu trúc xương khuôn mặt cân đối.
- Với những chiếc răng sữa đã đến tuổi thay răng nhưng chưa có dấu hiệu rụng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ.
IV. Có nên nhổ răng khểnh không?
Theo quan niệm phương Đông, đặc biệt là Việt Nam, người sở hữu răng khểnh là người duyên dáng, thân thiện và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Trong khi đó, ở góc nhìn của các chuyên gia nha khoa thì răng khểnh thực tế là chiếc răng nanh mọc lệch, là một dạng sai lệch về răng và khớp cắn.
Răng khểnh là chiếc răng vĩnh viễn, nếu nhổ bỏ sẽ không còn chiếc răng nào khác mọc lên thay thế. Thêm vào đó, chiếc răng này còn giữ vai trò ăn nhai, là chiếc răng nền tảng của cung răng, giúp nâng đỡ cơ mặt và là “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn.
Vì vậy, trong trường hợp răng khểnh mọc nhưng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến khả năng ăn uống hoặc thẩm mỹ thì không cần nhổ bỏ. Thay vào đó, cần có những biện pháp vệ sinh răng miệng khoa học, hợp lý, cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ.
Ngược lại, với những trường hợp răng khểnh mọc cách xa cung hàm, răng khểnh không thẩm mỹ hoặc không thể tham gia vào quá trình ăn nhai thì giải pháp hiệu quả nhất là niềng răng. Bằng khí cụ chỉnh nha (mắc cài, dây cung hoặc khay niềng) bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo phù hợp nhằm nắn chỉnh, dịch chuyển răng khểnh về đúng vị trí trên cung hàm.
Việc nhổ bỏ răng khểnh chỉ nên thực hiện khi chiếc răng này mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, sứt mẻ lớn không thể điều trị phục hồi và có nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh.
V. Nhổ răng khểnh có nguy hiểm không?
Nhổ răng khểnh chỉ là một ca tiểu phẫu đơn giản, không phức tạp cũng không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và lành thương nhanh, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, đáng tin cậy, nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn cao cùng trang thiết bị máy móc hiện đại và hệ thống vô trùng đạt chuẩn.
Trong điều trị nha khoa, việc bảo tồn tối đa răng thật luôn được đặt lên hàng đầu. Thông qua quá trình thăm khám cẩn thận, nếu thấy chiếc răng khểnh mắc bệnh lý nghiêm trọng không thể phục hồi, bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ. Nhổ bỏ chiếc răng khểnh trong thời điểm này có ý nghĩa lớn, giúp loại bỏ cơn đau nhức và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các răng bên cạnh.
Như vậy, việc sớm nhận biết các dấu hiệu mọc răng khểnh sẽ có phương pháp xử lý phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm mọc răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?